Skip to main content

Marketing 2023: Một số chiến lược Marketer cần lưu ý

14 Tháng Mười Hai, 2022

Trong khi 2022 đang dần đi đến những ngày cuối cùng, các nhà marketer lại bắt đầu chuẩn bị cho chiến lược marketing của mình trong năm mới 2023.

Marketing 2023: Một số chiến lược Marketer cần lưu ý
Marketing 2023: Một số chiến lược Marketer cần lưu ý

Cũng có phần tương tự như năm 2021, 2022 lại là một năm đầy thách thức với các doanh nghiệp nói chung và người làm marketing nói riêng khi Covid-19 và suy thoái kinh tế tiếp tục diễn ra tại nhiều nơi trên toàn cầu.

Với những gì đã và đang chứng kiến, từ sự thay đổi trong hành vi mua hàng, cách người tiêu dùng lựa chọn và đánh giá thương hiệu, sự phát triển bùng nổ về chức năng của các nền tảng mạng xã hội, với tư cách là một marketer, bạn cần phải nhanh nhẹn hơn nữa, không chỉ trong việc tiếp cận với những gì đang diễn ra mà còn phải đón đầu những xu hướng mới có lợi cho doanh nghiệp.

Dưới đây là một số cân nhắc chiến lược mà bạn có thể tham khảo từ MarketingTrips.

Advertisement

Phân khúc lại thị trường là chiến lược Marketing đầu tiên mà mọi Marketer đều phải cân nhắc trong 2023.

Trong 2022, đến 2023 và xa hơn nữa, dưới những áp lực từ nền kinh tế, người tiêu dùng sẽ bắt đầu thắt chặt các chi tiêu của mình nhiều hơn.

Với các sản phẩm thiết yếu (bắt buộc phải dùng), người tiêu dùng sẽ tìm cách lựa chọn các sản phẩm có mức giá tốt hơn, với các sản phẩm không thiết yếu, người tiêu dùng có thể sẽ cắt bỏ khỏi các ưu tiên mua sắm của mình.

Để đáp ứng lại nhu cầu mới của khách hàng, nhiều thương hiệu đã bắt đầu ra mắt các chiến dịch khuyến mãi với nhiều ưu đãi hấp dẫn, xu hướng này được dự báo là sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2023.

Tuy nhiên, trong bối cảnh này, khi người tiêu dùng bắt đầu phân mãnh thành các phân khúc (nhỏ) khác nhau, thay vì chạy cùng một chương trình cho nhiều phân khúc (segment) khác nhau, những người làm marketing nên đánh giá lại các phân khúc thị trường của mình để từ đó có thể chọn lọc hay thậm chí là loại bỏ các phân khúc ít tiềm năng.

Advertisement

Nói đến khái niệm hay quá trình phân khúc (segmentation), mỗi phân khúc đại diện cho một thị trường nhỏ, nơi doanh nghiệp có thể làm thoả mãn các kỳ vọng của khách hàng, và trong trường này, doanh nghiệp có thể lựa chọn các phân khúc mà mình có nhiều lợi thế nhất so với các đối thủ hiện có trên thị trường.

Thông qua các dữ liệu có được từ các nền tảng và công cụ phân tích (chẳng hạn như từ CRM hay CDP), các marketer cần phải xác định rõ những gì đang mang lại hiệu quả (với cả doanh nghiệp và khách hàng) và những gì không.

Trong khi người tiêu dùng sẽ ngày càng cân nhắc kỹ hơn trong cách họ chi tiêu và ra quyết định mua hàng, các doanh nghiệp cần phải chủ động và linh hoạt hơn.

Các nền tảng dữ liệu sẽ trở nên quan trọng hơn và cần thể hiện giá trị nhiều hơn.

Dù là CRM hay CDP (Customer Data Platforms), các nền tảng quản trị dữ liệu khách hàng từ lâu đã không còn xa lạ với các nhà Marketer nói chung và Digital Marketer nói riêng, tuy nhiên, vai trò và giá trị của nó thì cần phải xem xét lại.

Advertisement

Trong khi dữ liệu và cách làm marketing được định hướng bởi dữ liệu (Data Driven Marketing) vẫn là “tương lai” của các phương thức marketing hiệu quả, không phải nền tảng nào cũng thể hiện được vai trò của nó trong việc thu thập và phân tích dữ liệu của khách hàng, thậm chí CDP đôi khi chỉ là các CRM không hơn không kém.

Vào năm 2023, một CDP có giá trị phải là nền tảng có khả năng thu thập và phân tích dữ liệu đa kênh, nó sẽ phải khác với những gì mà các kho dữ liệu (Data Lakes) hay CRM có thể làm, CDP phải giúp người làm marketing tiếp cận khách hàng một cách thông minh hơn, tự động hoá và mức độ cá nhân hoá cao hơn.

Nhìn nhận lại về khái niệm Martech.

Trong thế giới marketing hiện tại, thuật ngữ Martech hay Marketing Technology (công nghệ marketing), khái niệm đề cập đến cách Marketing có thể thúc đẩy tăng trưởng bằng việc tận dụng sức mạnh của các yếu tố công nghệ (Technology) vốn đã không còn mới.

Tuy nhiên, khi đại dịch đã khiến các doanh nghiệp phải thay đổi cách thức kinh doanh của họ, bao gồm cả những doanh nghiệp đã tích cực với các hoạt động chuyển đổi số, các chức năng hay nhiệm vụ hiện có của Martech cũng cần phải được cập nhật hoặc thay đổi.

Advertisement

Đại dịch đã buộc thương hiệu phải phản ứng nhanh hơn và giao tiếp tốt hơn với khách hàng, nhân viên và nhiều bên liên quan khác.

Trong khi doanh nghiệp đã đầu tư không ít nguồn lực vào các hoạt động liên quan đến Martech, chỉ một số ít trong số đó thực sự phù hợp.

Theo nghiên cứu của Gartner, các doanh nghiệp chỉ sử dụng trung bình khoảng 42% chức năng của các nền tảng Martech, một số báo cáo khác thì cho thấy con số này chỉ rơi vào khoảng 10%.

Dù cho là vì năng lực ứng dụng của các marketer còn hạn chế do đó chưa tận dụng được hết những giá trị vốn có hay là do các công nghệ marketing hiện không còn đáp ứng được các yêu cầu đề ra trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp cần phải xem xét và đánh giá lại các yếu tố công nghệ hỗ trợ hiện có (hoặc có thể tìm kiếm các nhà cung cấp mới).

Advertisement

Nhìn về tương lai của Marketing.

Tương lai thì vẫn còn nằm ở phía trước, và nó cũng có thể không diễn ra theo cách bạn nghĩ, bằng cách liên tục nỗ lực và tập trung vào khách hàng (Customer Centric), không ngừng ăn mừng từng chiến thắng dù là nhỏ, bạn và đội nhóm của mình có thể gặt hái được nhiều thành quả hơn trong năm tới và xa hơn nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement