Skip to main content

Thẻ: chuyển việc

Mọi người không rời bỏ công việc của họ – Họ chỉ đang định nghĩa lại thành công

Tại sao mọi người từ bỏ công việc của họ? Sự rời bỏ này không chỉ đến từ sự kiệt sức hay chán nản trong công việc, nó còn liên quan đến một thứ ‘vĩ đại’ hơn nhiều.

Getty Images

Nó được gọi là “Sự từ bỏ vĩ đại” và “Sự thức tỉnh vĩ đại.” Các thuật ngữ đang được sử dụng để mô tả một hiện tượng mang tính toàn cầu, trong đó, một số lượng kỷ lục mọi người đang từ bỏ công việc của họ.

Chỉ riêng trong tháng 4, con số này đã lên tới 4 triệu người ở Mỹ, tương đương 2,7% lực lượng lao động, tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2000.

Như tờ Wall Street Journal đưa ra tiêu đề, “Hãy quên đi việc quay trở lại văn phòng – Thay vào đó, mọi người đang muốn từ bỏ công việc.”

Các chuyên gia cũng đang dự đoán một “làn sóng từ bỏ công việc” khác: một cuộc khảo sát của Microsoft cho thấy 40% lực lượng lao động toàn cầu đang cân nhắc rời bỏ công việc trong năm nay.

Và, theo một cuộc khảo sát khác của Prudential, nếu có cơ hội được đào tạo lại, 53% lực lượng lao động sẽ hoàn toàn nhận được một công việc trong một ngành mới.

Sự phát triển của “Nền kinh tế YOLO”.

Như Kevin Roose, một nhà biên tập về công nghệ của tờ New York Times đã viết trong một bài báo cũng được đăng trên New York Times với tiêu đề: “Chào mừng đến với nền kinh tế YOLO” (You-Only-Live-Once).

Một sự gia tăng đáng kể của những người có khả tài chính và kỹ năng cần thiết, nỗi sợ hãi và lo lắng trong năm qua đang nhường chỗ cho một kiểu mới của sự không sợ hãi.”

Rõ ràng là mọi người đang đánh giá lại các lựa chọn của họ, và hầu hết các sự tranh luận đều cho rằng ‘kiệt sức’ là một trong những lý do lớn nhất dẫn đến điều này. Và điều đó không có gì quá ngạc nhiên.

Theo nghiên cứu của Asana (một nền tảng quản lý công việc) trên 13.000 nhân viên vốn có các nền tảng kiến thức bài bản trên tám quốc gia cho thấy 71% người lao động đã trải qua tình trạng kiệt sức trong năm qua.

Như Melissa Swift, nhà lãnh đạo toàn cầu phụ trách về chuyển đổi lực lượng lao động tại Korn Ferry cho biết:

“Về cơ bản, chúng ta đã làm kiệt sức lực lượng lao động toàn cầu trong năm qua. Và một trong những cách để mọi người đối phó với tình trạng kiệt sức đó là chuyển đổi người sử dụng lao động.”

Định nghĩa mới về sự thành công.

Những gì đại dịch đã làm đang cho chúng ta thời gian – rất nhiều thời gian – để suy nghĩ về những gì chúng ta thực sự coi trọng và vai trò của công việc trong cuộc sống của chúng ta.

Chúng ta đã có thời gian để suy nghĩ về điều gì thực sự khiến chúng ta phát triển mạnh mẽ, những phần nào trong ‘cuộc sống đại dịch’ mà chúng ta muốn mang theo trong tương lai sau đại dịch và những phần nào chúng ta muốn bỏ chúng lại phía sau.

Có nghĩa là, có một điều gì đó sâu xa hơn rất nhiều đằng sau của ‘sự thức tỉnh vĩ đại’ này:

một định nghĩa mới về sự thành công.

Khi rất nhiều phần trong cuộc sống của chúng ta bị tách rời khỏi thế giới bên ngoài, chúng ta có đủ may mắn để có thể làm việc tại nhà hay không hay chúng ta cũng đang trở nên ít kết nối hơn với những định nghĩa của thành công trên thế giới.

Ngày càng có nhiều người hơn nhận thấy rằng việc xác định bản thân thông qua lý lịch (CV) của chúng ta và theo đuổi ý tưởng thành công là chỉ dựa trên các thước đo về tiền bạc và địa vị xã hội là không bền vững.

Nó giống như việc chúng ta đang ngồi trên một chiếc ghế đẩu chỉ với hai chân – tức sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ té ngã.

Những gì chúng ta đang thấy là sự thay đổi sang một cuộc sống mới, sống dựa trên một định nghĩa thành công trọn vẹn hơn, nhiều ý nghĩa nội tại và bền vững hơn, bổ sung vào hai chỉ số truyền thống vốn có đầu tiên là tiền bạc và địa vị.

Thước đo mới về sự thành công.

Một thước đo mới nữa về thành công đó là hạnh phúc – bao gồm khả năng phục hồi và tiếp cận sự bình yên, niềm vui và sự mới mẽ bên trong con người của chính chúng ta.

Nếu mọi người đã kết nối với các thước đo mới này trong năm qua và họ cũng đã có được những cảm hứng nhất định từ nó, họ sẽ không từ bỏ nó và nếu công việc hiện tại của họ không cho phép, họ sẵn sàng tìm kiếm một cái gì đó mới.

Có hàng triệu người đang tìm cách để thoát khỏi đại dịch, như một nghiên cứu toàn cầu trên tạp chí Frontiers in Medicine cho thấy: “có nhiều sự lo lắng và trầm cảm hơn trước”.

Bà Karen Lynch, Giám đốc điều hành của CVS Health cũng đã cảnh báo về tình trạng “rối loạn chấn thương hậu Covid” vẫn đang tiếp diễn.

Nếu bạn đang cảm thấy chán nản và tuyệt vọng về một sự thay đổi trong cuộc sống của mình, có lẽ điều khó thay đổi nhất chính là công việc của bạn.

Càng căng thẳng, chúng ta càng cảm thấy kiệt sức bởi những gì chúng ta không thể kiểm soát, và kết quả là chùng ta chọn cách tập trung vào bất cứ điều gì nằm trong khả năng kiểm soát của chúng ta.

Với con số kỷ lục 9,3 triệu việc làm đang thiếu nhân sự lúc bấy giờ, các doanh nghiệp hay nhà tuyển dụng không có lựa chọn nào khác ngoài việc ngồi nhìn những “Sự từ bỏ vĩ đại” và “Sự thức tỉnh vĩ đại”.

Chúng ta đang ở trong một thế giới “bằng cách nào” (How). Và rõ ràng là “bằng cách nào” sẽ không phải chỉ là về các đặc quyền, tiền thưởng hay các bữa tiệc xa hoa tại văn phòng, mà là về việc giới thiệu các chính sách mới về yếu tố tinh thần, tình cảm và cả thể chất.

Như khoa học đã làm rõ, được nạp hay sạc lại năng lượng, thực sự cho phép chúng ta thể hiện bản thân một cách tốt nhất, năng suất nhất và sáng tạo nhất.

Đó là nền tảng của bất kỳ chiến lược nào cho cả định nghĩa rộng lớn về thành công ở cấp độ cá nhân lẫn định nghĩa bền vững về thành công trong kinh doanh.

Đưa yếu tố hạnh phúc vào công việc.

Bước tiếp theo là chúng ta cần đưa yếu tố hạnh phúc vào các trải nghiệm làm việc hàng ngày, với các cơ hội được sửa lỗi trong những thời gian căng thẳng và tích hợp các cơ hội mới trong quy trình làm việc của chúng ta.

Bằng cách đưa nó vào quy trình làm việc hàng ngày, chúng ta cung cấp cho mọi người những công cụ phù hợp ngay khi họ cần.

Điều này cho phép nhân viên có thể tăng cường sức khỏe hàng ngày của họ và trở thành một nhân lực có năng suất cao nhất và hiệu quả nhất.

Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Salesforce, Marc Benioff đã nói về lý do tại sao sự thay đổi này lại quan trọng như vậy, đặc biệt là khi chúng ta đang thoát khỏi đại dịch và quay trở lại với cách làm việc hoàn toàn khác với những gì trước đại dịch.

“Tôi đã phải tạo ra một cách hoàn toàn mới để điều hành công ty của mình. Chúng tôi phải kích hoạt các kỹ năng mới cho nhân viên của mình như kỹ năng chăm sóc sức khỏe tinh thần … điều sẽ mở khóa để giúp họ có thể thực sự làm việc hiệu quả và thành công.”

Các doanh nghiệp khác trên toàn cầu cũng ngày càng thừa nhận tầm quan trọng của việc tái tạo năng lược đối với lực lượng lao động.

Trong một bức thư tay của mình vào tháng trước, Sundar Pichai, CEO Google, cũng đã thông báo rằng công ty này sẽ tiếp tục cung cấp thêm những “ngày nghỉ phép để tái tạo năng lượng” để giúp nhân của mình có thể nạp năng lượng được nhiều hơn.

Trong khi đó, Hootsuite cũng đã công bố “Tuần lễ sức khỏe” cho nhân viên vào tháng 7 cho phép nhân viên nghỉ một tuần có lương để giúp họ phục hồi sau tình trạng kiệt sức.

Mọi người đang thức tỉnh về giá trị của cuộc sống để cho phép họ kết nối với chính mình nhiều hơn, khả năng nuôi dưỡng hạnh phúc và khả năng phục hồi nhiều hơn.

Các doanh nghiệp sớm nhận ra được điều này sẽ ít có khả năng bị đảo lộn hơn trong ‘làn sóng từ bỏ công việc vĩ đại’.

Và tất nhiên, điều ngược lại sẽ đến với những doanh nghiệp còn lại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips