Skip to main content

Thẻ: Cố vấn

Tại sao mọi doanh nhân đều nên cần một ban cố vấn

Một doanh nghiệp chỉ cải thiện khi các nhà lãnh đạo cũng liên tục thay đổi !

Tại sao mọi doanh nhân đều nên cần một ban cố vấn

Khi bạn nghĩ về hội đồng quản trị, cho dù đó là hội đồng cố vấn (BOA) hay hội đồng quản trị (BOD), bạn sẽ nghĩ đến các công ty lớn.

Hội đồng quản trị thường là khái niệm dành cho các công ty lớn, đã ổn định. Nhưng làm thế nào để họ trở nên lớn mạnh và ổn định?

Hầu hết các doanh nhân đều có khát vọng lớn cho doanh nghiệp của họ, nhưng mỗi doanh nhân cũng sẽ có không ít những trở ngại trong suốt chặng đường.

Số liệu thống kê cho thấy nhiều doanh nghiệp không thể tồn tại quá 5 năm và một trong những lý do khiến họ phải từ bỏ cuộc chơi đó là họ không nhận đủ những lời khuyên tốt.

Với những doanh nhân may mắn nhận được lời khuyên, thì đối với hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, lời khuyên đó là xấu và không được mong muốn. Điều này dẫn đến sự cô lập, ra quyết định kém và thất bại trong kinh doanh.

Nếu bạn là doanh nhân hay người làm kinh doanh nhưng bạn không thường xuyên tìm kiếm những lời khuyên về cách phát triển doanh nghiệp, bạn có thể sớm gặp nhiều trở ngại hơn. Giải pháp cho bạn là hãy hoạt động như một công ty lớn và có được các thành viên cố vấn mà bạn tin tưởng.

Ban cố vấn nên là một nhóm bao gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể, họ đưa ra lời khuyên về cách chủ doanh nghiệp có thể quản lý doanh nghiệp của họ tốt hơn.

Do tính chất không chính thức của ban cố vấn, chúng có thể được cấu trúc theo ý thích của doanh nhân hay tuỳ vào quy mô và cách vận hành của doanh nghiệp.

Khi nói đến quy mô của ban cố vấn, có một điểm tuyệt vời mà bạn nên biết. Quá ít thành viên sẽ làm bạn giảm hoặc thiếu đi góc nhìn, nhưng quá nhiều thành viên sẽ làm giảm giá trị đóng góp của các chuyên gia. 4-6 người là con số bạn nên cân nhắc.

Bạn cần tìm kiếm điều gì từ các thành viên trong ban cố vấn.

Khi bạn thiết lập ban của mình, điều quan trọng là bạn phải tìm kiếm các chuyên gia:

  • Biết rõ về bạn, doanh nghiệp hoặc ngành nghề kinh doanh của bạn.
  • Đã thành công khi phát triển một doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp hoặc dưới vai trò đó).
  • Có một quan điểm có giá trị đối với bạn.
  • Sẵn sàng dành thời gian và năng lượng cho bạn.

Bạn hãy nghĩ về những doanh nhân đã thành công với những đề xuất hay giải pháp tương tự cho khách hàng lý tưởng của bạn, những người đã mở rộng quy mô và kinh doanh một doanh nghiệp tương tự như doanh nghiệp của bạn hoặc những người có thành tích cao trong việc làm cho các doanh nghiệp trở nên tốt hơn.

Cách xây dựng cấu trúc của các thoả thuận.

Hãy nhớ rằng sự sắp xếp cho một ban cố vấn có thể chính thức hoặc không chính thức tùy vào mục tiêu của bạn. Hầu hết các cố vấn không mong đợi và yêu cầu quá nhiều về yếu tố tiền bạc ngay từ đầu.

Tuy nhiên, nếu các cố vấn là một chuyên gia có kiến thức sâu trong lĩnh vực, thì việc trả cho họ một số hình thức “bồi dưỡng” bằng tiền cũng có thể là hợp lý.

Ưu đãi mà bạn dành cho họ thường dựa trên cổ phiếu hoặc các quyền chọn. Khoản “bồi dưỡng” của các cố vấn trở nên có giá trị hơn khi doanh nghiệp của bạn có giá trị hơn. Cơ cấu khuyến khích này nên phù hợp với mục tiêu của bạn: Trả phí cho họ để họ làm cho bạn và doanh nghiệp của bạn tốt hơn (về mặt con số).

Cách xây dựng cấu trúc của sự cam kết.

Để mọi thứ trở nên hiệu quả, cả hai bên nên thực hiện cam kết một cách nghiêm túc. Bạn cần cam kết tham gia các cuộc họp được lên lịch thường xuyên với từng người trong số họ và với toàn thể ban cố vấn.

Bạn nên cam kết chuẩn bị tốt cho họ cho các cuộc họp với những thông tin thích hợp được chuẩn bị trước. Giá trị của một cố vấn không nằm ở việc xem xét doanh nghiệp của bạn – giá trị nằm ở việc lắng nghe những lời khuyên từ họ.

Thực hiện các cuộc họp để lấy quan điểm của họ. Cách duy nhất để đạt được điều này là chuẩn bị tốt cho ban cố vấn của bạn. Mỗi thành viên trong ban nên cam kết thực hiện mỗi cuộc họp thường kỳ. Nếu họ không thể cam kết thời gian, thì hãy tìm người khác.

Thông thường, bạn nên có các cuộc họp hàng quý hoặc nửa năm với toàn bộ ban cố vấn để tìm hiểu sâu hơn về một loạt các cơ hội hoặc vấn đề (SWOT) của doanh nghiệp.

Bạn nên kỳ vọng điều gì.

Bạn càng có thể xác định rõ ràng các thỏa thuận và mục tiêu, cùng với việc cung cấp thông tin tốt cho ban cố vấn, thì kết quả kinh doanh của bạn càng tốt hơn.

Ban đầu, bạn có thể cảm thấy không thoải mái, bởi vì bạn có thể “bị tổn thương” và thừa nhận rằng bạn không biết tất cả các câu trả lời.

Tuy nhiên, bạn sẽ sớm nhận ra rằng bạn có một phần thưởng lớn hơn nhiều.

Phần thưởng ở đây là một tương lai tốt đẹp hơn cho bạn và doanh nghiệp của mình. Một doanh nghiệp chỉ trở nên tốt hơn khi nhà lãnh đạo của nó trở nên tốt hơn. Và…những ai đang làm cho bạn tốt hơn?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Startup Việt Nam đang thiếu những Mentor thực thụ

Mentor được hiểu đơn giản là những người đưa ra định hướng, lời khuyến nghị cho startup sau khi lắng nghe những vướng mắc, khó khăn khi khởi nghiệp. Mentor thường được gắn mác “cố vấn”, nhưng trên thực tế, mentor có vai trò lớn hơn thế.

Mentor giữ vai trò quan trọng trong hành trình của một startup. Một dự án khởi nghiệp có thể có hoặc không có Mentor.

Tuy nhiên, theo số liệu nghiên cứu, các startup có mentor tỷ lệ thành công là 33%, các startup không có mentor tỷ lệ này chỉ là 10%. Các doanh nghiệp nhỏ có mentor thì có tỷ lệ sống sót hơn 5 năm.

Mentor được hiểu đơn giản là những người đưa ra định hướng, lời khuyến nghị cho startup sau khi lắng nghe những vướng mắc, khó khăn khi khởi nghiệp. Mentor thường được gắn mác “cố vấn”, nhưng trên thực tế, mentor có vai trò lớn hơn thế.

Đó vừa là một người đi song song với starup, không can thiệp quá sâu vào hoạt động khởi nghiệp của dự án, nhưng luôn theo dõi để dự án khởi nghiệp có hướng đi đúng và cơ hội thành công cao nhất.

Một mentor của một dự án bất kỳ thường sẽ có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực liên quan đến dự án đó.

Theo các chuyên gia, một trong nhhững nguyên nhân khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại là không biết tìm cho mình một cố vấn khởi nghiệp, một người khổng lồ, một đại bàng để học cách cất cánh, đó chính là các mentor.

Đặc biệt, ở giai đoạn đầu của khởi nghiệp, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra.

“Câu hỏi startup thường tự đặt ra là có nên bỏ công việc hiện tại để khởi nghiệp hay không? Làm thế nào để chắc chắn rằng con đường mình đang đi là đúng? Cần một ai đó chia sẻ những suy nghĩ đang rối lên trong đầu.

Startup không cần người tư vấn nên đi hướng nào mà cần ai đó đặt những câu hỏi giúp tự nhận ra hướng đi nào là tốt, đó là khi startupn cần một mentor”, ông Nguyễn Hữu Đoan, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hải Dương chia sẻ.

Cũng theo ông Đoan, ở những bước đường khởi nghiệp tiếp theo những vấn đề khó khăn của kinh doanh bắt đầu nảy sinh từ khả năng bán hàng, giải quyết khiếu nại khi bán hàng, vốn, rồi xung đột nhóm… cản trở sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn. Đây cũng là lúc startup cần một mentor.

“Ngay cả khi doanh nghiệp đã phát triển mạnh, câu hỏi thường trực sẽ là đi tiếp như thế nào để phát triển mạnh hơn, bền vững hơn hoặc có ích hơn với cuộc sống, những lúc mất phương hướng như vậy cũng là khi startup cần một mentor”, ông Đoan nói.

Vậy, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp khởi nghiệp và những người mới khởi nghiệp tìm mentor ở đâu ra? Trả lời câu hỏi này, ông Đoan cho rằng có thể tìm trong cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân.

Còn theo ông Phạm Duy Hiếu – CEO của Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam (SVF), ở giai đoạn đầu của khởi nghiệp, một startup dù còn đam mê nhưng vẫn sẽ xuất hiện khoảng chênh về niềm tin thành công của dự án.

Hoặc khi đứng giữa nhiều hướng rẽ khác nhau, startup không có kinh nghiệm sẽ dễ mất phương hướng và gặp khó trong việc lựa chọn hướng đi nào sẽ phù hợp nhất, tốt nhất. Đó là lúc cần sự hỗ trợ của một mentor.

Ông hiếu cho rằng, mentor không phải là người hỗ trợ kỹ thuật cho startup, mà là người truyền cảm hứng, tạo động lực và khơi dậy niềm tin cho startup, kích thích cho startup sáng tạo. Mối quan hệ giữa Mentor và startup là mối quan hệ tương hỗ, xây dựng trên niềm tin và kéo dài.

Mentor giúp startup phát triển bản thân và công việc trong kinh doanh. Ngược lại, startup cũng đem lại rất nhiều giá trị tích cực cho mentor của mình.

Một Mentor phải hội đủ một số tiêu chí cơ bản, có thể ví dụ như sự cam kết của mentor sẽ dành thời gian nhất định tối thiểu cho startup, kỹ năng (Mentoring Skill)….

Thực tế, tại Việt Nam, số lượng mentor là những doanh nhân thành công, những nhân vật có tầm ảnh hưởng chưa nhiều. Mạng lưới các nhà cố vấn mentor cũng còn khá rời rạc. Đây cũng là một điểm yếu và thiếu trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo The Leader