Skip to main content

Thẻ: Công việc

Top 5 câu hỏi bạn nên tự hỏi trước khi bắt đầu một công việc mới

Những hành động bạn thực hiện trong vài tháng đầu tiên khi làm một công việc mới có ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của bạn.

Hãy xây dựng những động lực tích cực ngay từ sớm và nó sẽ thúc đẩy bạn vượt qua mọi khó khăn của mình. Gặp phải một số sai lầm ngay từ đầu và bạn có thể phải đối mặt với một trận chiến khó khăn trong suốt thời gian còn lại.

Thách thức lớn nhất mà các nhà lãnh đạo phải đối mặt trong giai đoạn này là tập trung vào những điều đúng đắn. Trong khi bạn thì đang cố gắng để có được những sự ổn định và tìm ra cách gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Bạn có thể dễ dàng ôm đồm quá nhiều thứ hoặc lãng phí thời gian quý báu của mình. Vì vậy, bạn sẽ cần những hướng dẫn cơ bản. Dưới đây là 05 điều quan trọng nhất để bạn có thể tự hỏi chính mình.

Bằng cách nào tôi có thể xây dựng giá trị?

Đây là câu hỏi quan trọng nhất. Tại sao bạn được đưa vào vai trò này? Các bên liên quan chính đang mong muốn bạn đạt được điều gì? Trong khoảng thời gian nào? Sự tiến bộ của bạn sẽ được đánh giá như thế nào?

Khi bạn tìm cách trả lời câu hỏi này, hãy nhớ rằng câu trả lời thực sự có thể không phải là những gì bạn đã được trao đổi khi tiếp nhận công việc hoặc; bởi vì nó cũng có thể phát triển khi mọi thứ tiến triển và bạn sẽ có những thách thức mới hơn.

Bạn cũng nên nhớ rằng bạn có thể sẽ sẽ phải phục vụ cho nhiều bên hay phòng ban khác nhau chứ không chỉ từ sếp của bạn và họ có thể có các quan điểm khác nhau về những gì được xem là “thành công”.

Điều cần thiết là bạn phải hiểu toàn bộ các kỳ vọng để từ đó bạn có thể dung hòa và đáp ứng chúng ở mức độ cao nhất có thể.

Tôi được kỳ vọng để phải ứng xử như thế nào?

Trừ khi bạn được tuyển vào để thay đổi văn hóa của tổ chức mới của mình, bạn nên cố gắng hiểu và tuân thủ các chuẩn mực hành vi quan trọng nhất của tổ chức đó.

Hãy coi văn hóa là hệ thống miễn dịch của tổ chức. Nói chung, nó tồn tại để ngăn chặn những “suy nghĩ sai lầm” và “hành vi sai trái” có thể đi ngược lại với tổ chức.

Do đó khi bạn phạm phải những văn hoá này, bạn sẽ trở nên bị coi là “nơi không thuộc về”, điều cuối cùng có thể dẫn đến sự cô lập và từ bỏ. Khi bạn tìm cách để hiểu các tiêu chuẩn chính, hãy nhớ rằng chúng có thể khác nhau trong các tổ chức.

Hỗ trợ từ ai là quan trọng nhất? 

Thành công của bạn có thể phụ thuộc vào những người mà bạn không làm việc trực tiếp; vì vậy, bạn cần phải xây dựng các mối liên kết cần thiết. Điểm bắt đầu để làm điều này là hiểu được bối cảnh của tổ chức mới của bạn và học cách điều hướng nó.

Ai có quyền lực và ảnh hưởng? Sự hỗ trợ của ai là quan trọng và tại sao? Khi hiểu được ai đó, bạn có thể tập trung vào cách bạn sẽ nhận được sự ủng hộ từ họ.

Thông thường, điều này liên quan đến nhiều thứ hơn là chỉ xây dựng các mối quan hệ. Bạn cần hiểu những gì người khác đang cố gắng hoàn thành và cách bạn có thể giúp họ.

Có đi có lại là nền tảng vững chắc nhất để xây dựng các mối liên hệ hợp tác.

Bằng cách nào tôi có thể có được những thành công (dù là nhỏ) đầu tiên?

Các nhà lãnh đạo thường mong đợi những sự thay đổi tích cực từ những người mới, dù đó chỉ là những thành công nhỏ – những cải tiến nhanh chóng hay hữu hình trong tổ chức.

Về phần bạn, hãy thúc đẩy nhanh quá trình học tập của bạn và giành cho bạn quyền được thực hiện những thay đổi sâu hơn trong tổ chức.

Để làm được điều này, bạn cần xác định những cách phù hợp và hứa hẹn nhất để tạo ra tác động tích cực một cách nhanh chóng và sau đó thực hiện nó hiệu quả nhất có thể.

Tôi cần phát triển những kỹ năng nào để trở nên xuất sắc hơn trong vai trò này?

Như Marshall Goldsmith, một nhà huấn luyện nổi tiếng đã nói: “Điều gì đưa bạn đến đây, sẽ không đưa bạn đến đó”.

Những kỹ năng và năng lực giúp bạn đạt được đến thời điểm này trong sự nghiệp của mình có thể không phải là (hoặc tất cả những thứ) bạn cần để thành công trong công việc mới hay trở nên thành công hơn trong tương lai.

Nói cách khác, để trở nên xuất sắc hơn trong vai trò mới, bạn có thể sẽ phải thực hiện một số hoạt động phát triển bản thân.

Điều này không có nghĩa là bạn không thể có một khởi đầu tốt ngay lập tức, nhưng nếu bạn sớm hiểu được những năng lực hay kỹ năng mới nào bạn cần để hoàn thành tốt vai trò này thì bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để đạt được chúng.

Bạn không chỉ nên tự hỏi bản thân 05 câu hỏi này khi bạn bắt đầu một vai trò mới mà còn phải hỏi chúng thường xuyên hơn, ngay cả những khi bạn đang hoàn thành tốt công việc.

Dành ra 30 phút vào cuối mỗi tuần để suy nghĩ xem câu trả lời có làm bạn hài lòng chưa.

Làm như vậy sẽ giúp bạn đi đúng hướng và hơn thế nữa trong sự nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Nhiều người làm marketing đang từ bỏ công việc của họ?

Trong một cuộc khảo sát gần đây, 78% marketers nói rằng marketing sắp chứng kiến một đợt từ bỏ lớn, và 48% nói rằng cá nhân họ đang có kế hoạch nghỉ việc.

“Sự từ bỏ vĩ đại” đã được đưa tin từ hầu hết các ấn phẩm truyền thông lớn. Mọi người đang nghỉ việc sau Covid, mong muốn được trả lương cao hơn, lợi ích tốt hơn và hơn thế nữa.

Nhóm nghiên cứu của MarketerHire đã tiến hành một cuộc khảo sát tới hơn 20.000 độc giả của nhằm mục tiêu tìm hiểu liệu những người làm marketing có đang có kế hoạch nghỉ việc hay không, hai câu hỏi đã được hỏi:

  • Sẽ có một làn sóng từ bỏ công việc từ những người làm marketing không?
  • Cá nhân bạn (marketer) có định nghỉ việc không?

Và kết quả đã cho thấy: 78% người được hỏi nói rằng marketing sắp chứng kiến một sự từ bỏ lớn, và 48% nói rằng cá nhân họ cũng đang có kế hoạch nghỉ việc.

Sự thật coi như đã rõ, nhưng vấn đề là tại sao? Để hiểu được điều đó, chúng ta cần xem xét một số xu hướng lớn hơn sau đây trong ngành Marketing.

Nền kinh tế nhà sáng tạo – The creator economy.

Nền kinh tế nhà sáng tạo đang bùng nổ và rất nhiều nhà marketers nhiều kinh nghiệm có thể kiếm nhiều tiền hơn khi dạy những người khác cách để làm marketing tốt hơn.

Họ làm điều này bằng cách kết hợp các khóa học trực tuyến và sách điện tử, sản xuất podcast và sau đó làm những gì họ vốn đã làm tốt nhất : marketing cho chúng.

Vì những lý do tương tự mà các nhà báo đang chuyển từ các phương tiện truyền thông sang Substack (một nền tảng hỗ trợ các nhà biên tập), các nhà marketers nhận thấy nền kinh tế sáng tạo và các công cụ dễ sử dụng đi kèm của nó rất hấp dẫn.

Làm việc theo giờ giấc của riêng họ, xây dựng khán giả của riêng họ, và bán những sản phẩm của riêng họ.

Tuy nhiên, để trở thành một nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) thực sự thành công, là điều không hề dễ dàng.

Theo The Harvard Business Review, chỉ 1% nhà sáng tạo hàng đầu kiếm được 80% thu nhập của tổng các nhà sáng tạo. Trên Patreon, chỉ 2% nhà sáng tạo trên nền tảng này kiếm được mức lương tối thiểu tương đối.

Để làm cho nền kinh tế sáng tạo hoạt động (tức là nhận được thu nhập tốt), một người làm marketing cần phải xây dựng được một lượng khán giả đủ lớn.

Tuy nhiên, với những người không có khả năng đó, họ cũng có một số lựa chọn khác.

Nền kinh tế tự do – The freelance economy.

Nền kinh tế làm việc tự do cũng đang bùng nổ và ở đó, những người làm marketing không cần lượng khán giả lớn để có thể kiếm gấp hai đến ba lần mức lương hiện có của họ.

Họ chỉ cần có chuyên môn sâu về một khía cạnh nào đó của marketing chằng hạn như content marketing, SEO, Digital Marketing…. Từ đó, họ có thể tham gia các nền tảng làm việc tự do như Fiverr để tìm kiếm các dự án phù hợp.

Nền kinh tế làm việc từ xa – The remote work economy.

Khi các doanh nghiệp đưa ra quyết định về việc họ sẽ cho phép nhân viên làm việc từ xa vô thời hạn, chuyển sang mô hình kết hợp hoặc buộc nhân viên quay lại văn phòng, rất nhiều nhà marketers đang lựa chọn gắn bó với lịch trình và thói quen mà họ đã quen.

Nhiều người trong số họ đang chọn những công việc tự do và linh hoạt thay vì công việc toàn thời gian tại văn phòng.

Theo khảo sát của MarketerHire, một số người hiện xem công việc tự do là lựa chọn ổn định hơn.

“Đại dịch đã khiến tôi nhận ra rằng tôi sẽ có được sự an toàn hơn nữa bằng cách làm việc tự do toàn thời gian.

Nếu người sử dụng lao động quyết định sa thải tôi ở một công việc toàn thời gian, toàn bộ sinh kế của tôi sẽ bị tước bỏ.”

Sự thay đổi này đã khiến cung và cầu của ngành marketing hiện mất cân bằng rõ rệt. Các nhà marketers có thiện chí làm việc toàn thời gian đang tìm kiếm nhiều lợi ích hơn từ các doanh nghiệp cần đến họ.

Công việc linh hoạt không phải là tương lai. Đó là hiện tại.

Các doanh nghiệp giờ đây có thể tuyển những người làm nghề tự do chuyên nghiệp thay cho một nhân viên tại văn phòng nào đó. Nhưng hầu hết các tổ chức sẽ cần ít nhất một người làm marketing nội bộ để giúp họ quản lý dự án, báo cáo về các chỉ số và nhiều hoạt động liên quan đến kinh doanh khác.

Điều quan trọng là cần cung cấp một môi trường làm việc linh hoạt đặt ưu tiên của nhân viên làm trung tâm.

CEO Satya Nadella của Microsoft cho biết:

“Trong năm qua, không có lĩnh vực nào trải qua sự thay đổi nhanh chóng hơn cách chúng ta làm việc. Kỳ vọng của nhân viên đang thay đổi và chúng ta sẽ cần phải xác định lại một số thứ – bao gồm sự hợp tác, học hỏi và phúc lợi để thúc đẩy sự thăng tiến trong sự nghiệp cho mọi nhân viên … Tất cả những điều này cần được thực hiện một cách linh hoạt về thời gian, địa điểm và cách mọi người làm việc.”

Tính linh hoạt vốn không phải là điều mới mẻ đối với các doanh nhân, nhưng có thể áp dụng nó vào thực tiễn tuyển dụng cho các tổ chức marketing.

Tập trung vào những gì bạn có thể làm để xây dựng một đội nhóm đa chức năng, chỉ với một số ít người làm marketing nội bộ và một nhóm người nhiều hơn làm việc tự do.

Xét cho cùng, sự thay đổi việc làm marketing này có nghĩa là một số nhà marketers giỏi nhất sẽ có mặt hàng giờ trong nền kinh tế tự do và bạn có thể hợp tác với họ để xây dựng và phát triển thương hiệu nhiều hơn nữa.

Mỗi sự thay đổi mới đều có thể là một lợi thế và các doanh nghiệp cần thích nghi một cách nhanh chóng và phù hợp nhất để gặt hái nhiều thành quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Mọi người không rời bỏ công việc của họ – Họ chỉ đang định nghĩa lại thành công

Tại sao mọi người từ bỏ công việc của họ? Sự rời bỏ này không chỉ đến từ sự kiệt sức hay chán nản trong công việc, nó còn liên quan đến một thứ ‘vĩ đại’ hơn nhiều.

Getty Images

Nó được gọi là “Sự từ bỏ vĩ đại” và “Sự thức tỉnh vĩ đại.” Các thuật ngữ đang được sử dụng để mô tả một hiện tượng mang tính toàn cầu, trong đó, một số lượng kỷ lục mọi người đang từ bỏ công việc của họ.

Chỉ riêng trong tháng 4, con số này đã lên tới 4 triệu người ở Mỹ, tương đương 2,7% lực lượng lao động, tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2000.

Như tờ Wall Street Journal đưa ra tiêu đề, “Hãy quên đi việc quay trở lại văn phòng – Thay vào đó, mọi người đang muốn từ bỏ công việc.”

Các chuyên gia cũng đang dự đoán một “làn sóng từ bỏ công việc” khác: một cuộc khảo sát của Microsoft cho thấy 40% lực lượng lao động toàn cầu đang cân nhắc rời bỏ công việc trong năm nay.

Và, theo một cuộc khảo sát khác của Prudential, nếu có cơ hội được đào tạo lại, 53% lực lượng lao động sẽ hoàn toàn nhận được một công việc trong một ngành mới.

Sự phát triển của “Nền kinh tế YOLO”.

Như Kevin Roose, một nhà biên tập về công nghệ của tờ New York Times đã viết trong một bài báo cũng được đăng trên New York Times với tiêu đề: “Chào mừng đến với nền kinh tế YOLO” (You-Only-Live-Once).

Một sự gia tăng đáng kể của những người có khả tài chính và kỹ năng cần thiết, nỗi sợ hãi và lo lắng trong năm qua đang nhường chỗ cho một kiểu mới của sự không sợ hãi.”

Rõ ràng là mọi người đang đánh giá lại các lựa chọn của họ, và hầu hết các sự tranh luận đều cho rằng ‘kiệt sức’ là một trong những lý do lớn nhất dẫn đến điều này. Và điều đó không có gì quá ngạc nhiên.

Theo nghiên cứu của Asana (một nền tảng quản lý công việc) trên 13.000 nhân viên vốn có các nền tảng kiến thức bài bản trên tám quốc gia cho thấy 71% người lao động đã trải qua tình trạng kiệt sức trong năm qua.

Như Melissa Swift, nhà lãnh đạo toàn cầu phụ trách về chuyển đổi lực lượng lao động tại Korn Ferry cho biết:

“Về cơ bản, chúng ta đã làm kiệt sức lực lượng lao động toàn cầu trong năm qua. Và một trong những cách để mọi người đối phó với tình trạng kiệt sức đó là chuyển đổi người sử dụng lao động.”

Định nghĩa mới về sự thành công.

Những gì đại dịch đã làm đang cho chúng ta thời gian – rất nhiều thời gian – để suy nghĩ về những gì chúng ta thực sự coi trọng và vai trò của công việc trong cuộc sống của chúng ta.

Chúng ta đã có thời gian để suy nghĩ về điều gì thực sự khiến chúng ta phát triển mạnh mẽ, những phần nào trong ‘cuộc sống đại dịch’ mà chúng ta muốn mang theo trong tương lai sau đại dịch và những phần nào chúng ta muốn bỏ chúng lại phía sau.

Có nghĩa là, có một điều gì đó sâu xa hơn rất nhiều đằng sau của ‘sự thức tỉnh vĩ đại’ này:

một định nghĩa mới về sự thành công.

Khi rất nhiều phần trong cuộc sống của chúng ta bị tách rời khỏi thế giới bên ngoài, chúng ta có đủ may mắn để có thể làm việc tại nhà hay không hay chúng ta cũng đang trở nên ít kết nối hơn với những định nghĩa của thành công trên thế giới.

Ngày càng có nhiều người hơn nhận thấy rằng việc xác định bản thân thông qua lý lịch (CV) của chúng ta và theo đuổi ý tưởng thành công là chỉ dựa trên các thước đo về tiền bạc và địa vị xã hội là không bền vững.

Nó giống như việc chúng ta đang ngồi trên một chiếc ghế đẩu chỉ với hai chân – tức sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ té ngã.

Những gì chúng ta đang thấy là sự thay đổi sang một cuộc sống mới, sống dựa trên một định nghĩa thành công trọn vẹn hơn, nhiều ý nghĩa nội tại và bền vững hơn, bổ sung vào hai chỉ số truyền thống vốn có đầu tiên là tiền bạc và địa vị.

Thước đo mới về sự thành công.

Một thước đo mới nữa về thành công đó là hạnh phúc – bao gồm khả năng phục hồi và tiếp cận sự bình yên, niềm vui và sự mới mẽ bên trong con người của chính chúng ta.

Nếu mọi người đã kết nối với các thước đo mới này trong năm qua và họ cũng đã có được những cảm hứng nhất định từ nó, họ sẽ không từ bỏ nó và nếu công việc hiện tại của họ không cho phép, họ sẵn sàng tìm kiếm một cái gì đó mới.

Có hàng triệu người đang tìm cách để thoát khỏi đại dịch, như một nghiên cứu toàn cầu trên tạp chí Frontiers in Medicine cho thấy: “có nhiều sự lo lắng và trầm cảm hơn trước”.

Bà Karen Lynch, Giám đốc điều hành của CVS Health cũng đã cảnh báo về tình trạng “rối loạn chấn thương hậu Covid” vẫn đang tiếp diễn.

Nếu bạn đang cảm thấy chán nản và tuyệt vọng về một sự thay đổi trong cuộc sống của mình, có lẽ điều khó thay đổi nhất chính là công việc của bạn.

Càng căng thẳng, chúng ta càng cảm thấy kiệt sức bởi những gì chúng ta không thể kiểm soát, và kết quả là chùng ta chọn cách tập trung vào bất cứ điều gì nằm trong khả năng kiểm soát của chúng ta.

Với con số kỷ lục 9,3 triệu việc làm đang thiếu nhân sự lúc bấy giờ, các doanh nghiệp hay nhà tuyển dụng không có lựa chọn nào khác ngoài việc ngồi nhìn những “Sự từ bỏ vĩ đại” và “Sự thức tỉnh vĩ đại”.

Chúng ta đang ở trong một thế giới “bằng cách nào” (How). Và rõ ràng là “bằng cách nào” sẽ không phải chỉ là về các đặc quyền, tiền thưởng hay các bữa tiệc xa hoa tại văn phòng, mà là về việc giới thiệu các chính sách mới về yếu tố tinh thần, tình cảm và cả thể chất.

Như khoa học đã làm rõ, được nạp hay sạc lại năng lượng, thực sự cho phép chúng ta thể hiện bản thân một cách tốt nhất, năng suất nhất và sáng tạo nhất.

Đó là nền tảng của bất kỳ chiến lược nào cho cả định nghĩa rộng lớn về thành công ở cấp độ cá nhân lẫn định nghĩa bền vững về thành công trong kinh doanh.

Đưa yếu tố hạnh phúc vào công việc.

Bước tiếp theo là chúng ta cần đưa yếu tố hạnh phúc vào các trải nghiệm làm việc hàng ngày, với các cơ hội được sửa lỗi trong những thời gian căng thẳng và tích hợp các cơ hội mới trong quy trình làm việc của chúng ta.

Bằng cách đưa nó vào quy trình làm việc hàng ngày, chúng ta cung cấp cho mọi người những công cụ phù hợp ngay khi họ cần.

Điều này cho phép nhân viên có thể tăng cường sức khỏe hàng ngày của họ và trở thành một nhân lực có năng suất cao nhất và hiệu quả nhất.

Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Salesforce, Marc Benioff đã nói về lý do tại sao sự thay đổi này lại quan trọng như vậy, đặc biệt là khi chúng ta đang thoát khỏi đại dịch và quay trở lại với cách làm việc hoàn toàn khác với những gì trước đại dịch.

“Tôi đã phải tạo ra một cách hoàn toàn mới để điều hành công ty của mình. Chúng tôi phải kích hoạt các kỹ năng mới cho nhân viên của mình như kỹ năng chăm sóc sức khỏe tinh thần … điều sẽ mở khóa để giúp họ có thể thực sự làm việc hiệu quả và thành công.”

Các doanh nghiệp khác trên toàn cầu cũng ngày càng thừa nhận tầm quan trọng của việc tái tạo năng lược đối với lực lượng lao động.

Trong một bức thư tay của mình vào tháng trước, Sundar Pichai, CEO Google, cũng đã thông báo rằng công ty này sẽ tiếp tục cung cấp thêm những “ngày nghỉ phép để tái tạo năng lượng” để giúp nhân của mình có thể nạp năng lượng được nhiều hơn.

Trong khi đó, Hootsuite cũng đã công bố “Tuần lễ sức khỏe” cho nhân viên vào tháng 7 cho phép nhân viên nghỉ một tuần có lương để giúp họ phục hồi sau tình trạng kiệt sức.

Mọi người đang thức tỉnh về giá trị của cuộc sống để cho phép họ kết nối với chính mình nhiều hơn, khả năng nuôi dưỡng hạnh phúc và khả năng phục hồi nhiều hơn.

Các doanh nghiệp sớm nhận ra được điều này sẽ ít có khả năng bị đảo lộn hơn trong ‘làn sóng từ bỏ công việc vĩ đại’.

Và tất nhiên, điều ngược lại sẽ đến với những doanh nghiệp còn lại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Career Plan: 5 dấu hiệu cho thấy bạn nên thay đổi kế hoạch nghề nghiệp của mình

Đôi khi những kế hoạch thay đổi lại không mang lại thành công như bạn nghĩ. Dưới đây là cách để biết khi nào bạn cần một thứ gì đó mới.

Career Plan: 5 dấu hiệu cho thấy bạn nên thay đổi kế hoạch nghề nghiệp của mình

Khi nói đến sự nghiệp của mình, một số người chọn nắm ngay lấy cơ hội khi chúng xuất hiện. Một số khác có kế hoạch từ 5 đến 10 năm và cố gắng thực hiện từng bước một.

Tất nhiên, có rất nhiều lợi ích khi bạn có một mục tiêu dài hạn. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng đi theo một con đường thẳng và quá rõ ràng, con đường mà bạn nghĩ sẽ dẫn bạn đến đích có thể không phải là con đường tốt nhất để đến đó.

Dưới đây là 05 dấu hiệu mà bạn có thể cần phải rời khỏi bản kế hoạch cứng nhắc mà bạn đã đặt ra cho mình và cần một kế hoạch mới.

1. Khi công việc của bạn ảnh hưởng một cách tiêu cực đến các khía cạnh khác của cuộc sống của bạn.

Khi những căng thẳng (stress) trong công việc trở nên nghiêm trọng hơn, nó có thể bắt đầu ảnh hưởng đến các khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn – đó có thể là về sức khỏe, các mối quan hệ hay cảm xúc của bạn.

Chuyên gia về lãnh đạo, Ông Jill Morgenthaler đã từng chia sẻ với Fast Company rằng:

“Tôi khuyên mọi người đừng nên mang những vấn đề (khủng hoảng) trong công việc về nhà vì những người ở nhà không thể giải quyết chúng”.

Nhưng đôi khi, khi tình huống trở nên nghiêm trọng, bạn không thể không để những vấn đề đó ảnh hưởng đến mình, đặc biệt là khi bạn không còn sự lựa chọn nào khác để giải quyết chúng với chủ doanh nghiệp hay cấp trên của mình.

Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn nên rời đi và tìm kiếm một công việc mới hoặc một nghề nghiệp mới cho riêng bạn.

2. Khi công việc hoặc doanh nghiệp bạn đang làm việc không còn phù hợp với giá trị của bạn.

Mặc dù đôi khi đó là suy nghĩ xa vời khi bạn mong muốn luôn say mê với công việc của mình, nhưng ít nhất, nó cũng phải mang lại cho bạn một cảm giác tự hào và ý nghĩa.

Như tác giả và chuyên gia về trí tuệ cảm xúc (EQ) Harvey Deutschendorf đã từng nói:

“Nếu việc nói với mọi người khác về nơi bạn làm việc khiến bạn phải thu mình lại, thì đó là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn không có nhiều sự tôn trọng đối với công ty tuyển dụng bạn.

Có thể công ty đó thậm chí đang làm điều gì đó đi ngược lại với đạo đức cá nhân của bạn và khiến bạn cảm thấy không thoải mái.”

3. Khi bạn không thể xây dựng danh tiếng hay uy tín mà bạn muốn tại công ty mà bạn đang làm.

Đối với hầu hết mọi thứ, hành động của bạn sẽ thể hiện và xây dựng danh tiếng của bạn.

Chiến lược gia về nghề nghiệp, cũng là một nhân sự cấp cao về marketing cho một thương hiệu toàn cầu, Ông Joseph Liu từng viết:

“Đôi khi, tập trung vào các kế hoạch dài hạn cũng có thể đồng nghĩa với việc bạn phải chuyển đổi công ty để xây dựng danh tiếng của riêng bạn.”

4. Ngành nghề của bạn đang thay đổi và công việc hiện tại của bạn sẽ sớm ‘biến mất’.

Lực lượng lao động đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết. Nhiều việc làm cũng đang biến mất dần, bạn cũng phải là ngoại lệ.

Nếu bạn quá cứng nhắc trong tham vọng nghề nghiệp của mình, bạn chỉ đang tự làm hại mình bằng cách không mở ra cho mình những cơ hội mới mà nó có thể phù hợp hơn với sở thích, năng lực và kỹ năng của bạn.

Bằng cách cởi mở để thay đổi mọi thứ, bạn có thể tạo ra cơ hội cho riêng mình. Khi Kyle Walker phỏng vấn xin việc tại Amazon, ông đã trình bày một ý tưởng cho một sản phẩm mới, Amazon Exclusives, điều mà cuối cùng, ông đã được tuyển vào Amazon với vai trò lãnh đạo để điều hành công việc đó..

5. Những kỳ vọng của bạn đã không thể trở thành hiện thực.

Công việc hoặc sự nghiệp lý tưởng của bạn không phải lúc nào cũng diễn ra theo cách bạn mong đợi.

Theo tác giả Suzan Bond đã chỉ ra trước đây trong một bài báo:

“Đôi khi bạn phải trải qua một vài công việc không-quá-xuất-sắc để nhận ra rằng sự nghiệp hiện có của bạn không phải là thứ bạn muốn và điều đó không sao cả.

Với những lần khác, ở một công việc hay doanh nghiệp khác, bạn có thể ưu tiên cho những thứ hay ngành mà bạn muốn.”

Sẽ rất hữu ích nếu bạn có một chiến lược rõ ràng để tìm ra hành trình nghề nghiệp thực sự của mình. Đôi khi chúng là những trở ngại cần phải vượt qua, và những lần khác, chúng là những cơ hội dẫn bạn đến một con đường chuyên nghiệp hoàn thiện hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Chuyện nghỉ việc: Cái giá của nghỉ việc không tử tế

Thôi việc không chỉ đơn thuần là chấm dứt quan hệ lao động với công ty mà còn thể hiện hành vi ứng xử, dù ra đi vì bất cứ lý do gì, bạn cũng nên để lại ấn tượng tốt với công ty cũ. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn ứng xử tốt khi thôi việc.

Chuyện nghỉ việc: Cái giá của nghỉ việc không tử tế

Hầu hết, nhân viên sau khi nộp đơn nghỉ việc cũng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng làm việc. Một số nhân viên cố gắng chuyên nghiệp đến cuối cùng, hoàn thành và bàn giao công việc tốt đẹp.

Ngược lại, một số nhân viên làm việc chểnh mảng và có thái độ không tốt với đồng nghiệp. Thái độ luôn được đánh giá cao dù bạn làm công việc gì hay làm ở đâu.

Cùng đọc qua mẫu chuyện dưới đây để xem những “rắc rối” mà bạn có thể gặp phải nếu thái độ không tốt nhé!

“Trời ơi, không hiểu sao con bé mắt cận, mặt mày u ám ấy lại pass phỏng vấn còn tao thì không? Chắc chắn có nhầm lẫn gì rồi, tao phải gọi ngay cho bên nhân sự mới được.”

Buổi tối cuối tuần yên bình của cả phòng nhanh chóng rơi vào xôn xao, ồn ào bởi sự “trượt” phỏng vấn công việc trong mơ đầy bất ngờ của H – sinh viên tốt nghiệp thủ khoa ngành tôi.

H – bạn đại học kiêm bạn chung phòng của tôi từ khi còn là sinh viên đã nổi bật lên như một viên ngọc trai giữa đám sỏi đá bởi sự tài giỏi và vẻ ngoài xinh như hoa hậu.

Cô nàng liên tiếp “hốt trọn” mọi học bổng của khoa, của trường và như chưa đủ cô còn qua tận các trường khác để hốt luôn giải thưởng cuộc thi này, thi kia.

Thế nên, trong suy nghĩ của tụi tôi, chắc chắn kết quả phỏng vấn có vấn đề.

Nếu không nhầm lẫn ở điểm số thì cô bạn “mặt mày u ám” như miêu tả của H cũng phải thuộc dạng “hậu duệ” nhà ai to lắm mới có thể vượt mặt niềm tự nào của cả khóa tôi mà ngồi êm xuống cái ghế vốn ấn định sẽ thuộc về đương kim thủ khoa đầu ra của cả một ngành.

Ấy thế mà sau 7749 bước liên hệ hỗ trợ, khiếu nại và thậm chí là kiện cáo vì muốn kiểm tra lại kết quả cuộc phỏng vấn, H bỗng dưng im bặt.

Cô bạn không còn bức xúc kể tội nhà tuyển dụng mỗi ngày cả trên mạng xã hội lẫn với hội chị em cây khế như bọn tôi nữa. Mọi thứ có lẽ chỉ nằm yên trong im lặng đợi chờ rơi vào quên lãng, cho đến một ngày….

Thưa thì thưa không thưa cũng phải thưa.

Một ngày như mọi ngày, sau buổi tụ họp với bạn bè và trở về phòng trong trạng thái “chân nọ đá chân kia”, H quyết định vén màn bí mật pha “trượt” phỏng vấn đắng chát của mình cho tụi tôi.

Chuyện là trong khoảng thời gian đợi bằng tốt nghiệp, H có nhận thực tập ở một công ty không lớn lắm.

Với khả năng của mình và yêu cầu khá nhẹ nhàng trong công việc, cô nhanh chóng nhận được thư bổ nhiệm lên làm nhân viên chính thức.

Vậy mà, chỉ ít ngày sau khi H nhận lời tiến bước xa hơn với công ty, một tập đoàn A lại mở tuyển dụng ở Việt Nam.

Tự mãn về màn thể hiện xuất sắc cùng những phản hồi “chưa chính thức” về khả năng cao pass qua các round sau khi dự tuyển ở A, cô bạn vội vàng “đáp ứng trước thời gian làm việc” của họ bằng cách đột ngột biến mất khỏi vị trí ở công ty cũ.

H ra đi, để lại ngổn ngang công việc chưa được giải quyết xong mà không cho bất kỳ ai một lời tạm biệt hay một lý do chính đáng.

Bức thư phản hồi cuối cùng của A về vấn đề của H đến từ chính trưởng bộ phận cô apply chỉ vỏn vẹn vài dòng: “Em rất có tài nhưng người trẻ đi làm cần nhất là thái độ, em không cho tụi anh thấy điều ấy.

Việc nghỉ việc không thưa gửi và vô trách nhiệm của em chính là nguyên nhân duy nhất khiến tụi anh có cơ sở đánh trượt em.”

Hoá ra công ty cũ của H bao năm qua vẫn là ‘sân sau” cho tập đoàn A kia, chỉ là H làm việc ở đây chưa đủ lâu và chưa đủ sâu để hiểu rõ về mối quan hệ ấy mà thôi.

Sự vội vàng rời đi khi chưa kịp xin nghỉ việc đúng thủ tục của H cuối cùng không đưa cô đến với ước mơ đời mình, ngược lại còn khiến cô mang theo một “vết nhơ” khó lòng xóa sạch trong khoảng thời gian gần.

Đấy cũng là một bài học cho bất cứ ai có ý định rời đi khi chưa xin phép. Xin việc văn minh thì rời đi cũng phải văn minh.

Nghỉ việc cần nhất là thưa gửi đàng hoàng, rõ ràng lý do và thời gian. Nếu không, không ai biết trước hành động bộc phát của bạn lúc nghỉ, có thể dẫn sự nghiệp của bạn tới đâu cả.

“Sắp nghỉ rồi, chăm chỉ chi vậy?”

Không rơi khỏi giấc mộng êm như H, D lại là một trường hợp “30 không phải là Tết” đúng nghĩa.

Vốn là nhân viên gương mẫu và luôn hết lòng cống hiến như một chú “ong thợ” chăm chỉ, D thường xuyên nhận được sự khích lệ của cấp trên bởi hiệu suất công việc đứng top đầu bộ phận.

Siêu năng lực của cậu trai là khả năng không ăn không ngủ liên tục cả tuần trời theo cho kịp tiến độ dự án.

Sau nhiều năm cần mẫn, D nhận được lời mời từ một công ty khác với những phúc lợi cao hơn hẳn so với nơi chốn hiện tại. Tất nhiên là D đồng ý nhảy việc và chỉ còn đợi đến ngày đến tháng đúng hợp đồng sau khi xin nghỉ ở công ty cũ để đến với “miền đất hứa”.

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đợi chờ chuyển giao, D bắt đầu có suy nghĩ “Ôi dào, đằng nào cũng sắp đi, xõa thôi” và làm việc với thái độ chểnh mảng, qua loa khiến hiệu suất công việc giảm sút.

Cấp trên lẫn đồng nghiệp đều tặc lưỡi cho qua bởi cậu ở đây cũng chẳng mấy ngày nữa. Thế nhưng người tính không bằng trời tính, sự bất cẩn của D khi chuyển giao công việc đã gây ra rắc rối, thiệt hại cho công ty.

May mắn nhờ cấp trên xử lý khéo léo, D không phải hầu tòa mà chỉ phải bồi thường một số tiền cho công ty cũ.

Chẳng còn tấm “thảm đỏ” nào trải ra đợi chờ D bước đến nữa, công ty “hứa hẹn” kia sau sự cố ấy cũng đã lặn mất tăm, đồng thời các công ty cùng lĩnh vực cũng đã nhanh chóng thêm tên D vào blacklist bởi sự cố sai lầm ngay nghiệp vụ cơ bản nhất của cậu.

Thế nên, để tránh trường hợp như D, hãy chăm chỉ và giữ thái độ chuyên nghiệp đến tận ngày cuối cùng.

Cả đời làm “ong thợ” chưa chắc sẽ đem lại “mật ngọt” nhưng chỉ cần một lần chểnh mảng, rất có thể sẽ chẳng còn sót lại dù chỉ chút ít phấn hoa nào cho lần sau nữa.

“Đại hội kể xấu công ty cũ” và cái kết đắng chát.

Thực tế cuộc sống là có những người bạn thích và những người bạn không ưa nổi, nhưng dù sao bạn vẫn phải duy trì công việc của mình.

Thế nên nghỉ việc được nhiều người xem như cơ hội “một lần nói hết” ra những bức xúc về những người đồng hành đã cũ hay công ty cũ đã giữ kín trong lòng từ lâu.

Một phần lý do rời xa khỏi công việc mình đã gắn bó từ lâu của V là do những mâu thuẫn của cô nàng với đồng nghiệp trong cạnh tranh công việc.

Thế nên sau khi nghỉ việc, V như cá gặp nước, mở ngay “đại hội nói xấu” để rêu rao về đồng nghiệp và mâu thuẫn của mình khắp nơi.

Thậm chí để câu chuyện thêm sinh động, cô còn lôi cả cấp trên của mình vào vai trò “do có cảm tình với đồng nghiệp” nên đã xử ép cô trong các dự án như thế nào.

“Bệnh tật đến từ miệng, họa cũng từ miệng mà ra”, không biết những lời nói của V đã truyền đi tới đâu, chỉ biết trong một buổi ăn cưới người chị em thân thiết ở công ty cũ, V đã phải nhận hậu quả từ những phút giây “nói cho sướng miệng” của mình.

Không tới nỗi mất cả cơ hội việc làm hay khó khăn trong sự nghiệp về sau như H và D, bài học V nhận được có phần nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Số là khi gặp lại cấp trên cũ, mặc cho V thân thiệt chào hỏi, cấp trên chỉ nhỏ nhẹ nhắc lại những tiếng xấu mà cô gán cho sau khi rời khỏi công ty.

Giây phút đó, dưới rất nhiều con mắt chứng kiến, “mồm năm miệng mười” của V biến đâu mất, chỉ để lại bẽ bàng và xấu hổ trước tất cả mọi người.

Sau ngày hôm đó, rất nhiều những người thân quen dần tảng lờ V. Bởi, chẳng ai dám tin tưởng qua lại với một người có tài năng “thêm mắm dặm muối” hình tượng của người khác như V nữa rồi.

Nghỉ việc không phải là cơ hội để nói xấu về công ty hãy đồng nghiệp cũ. Những câu chuyện phần nào giải quyết bức xúc hiện tại của bạn một ngày nào đó có thể quay ngược lại, đem theo cho bạn muôn ngàn rắc rối đè nặng gấp ngàn lần.

Và chắc rằng, chẳng ai muốn làm việc với một người đã có danh tiếng thích “bóc phốt” những điều xưa cũ đâu.

Không ai ép bạn phải trở thành con người hoàn hảo không chút lầm lỗi nhưng cũng không ai muốn trao cơ hội cho những người đã có “dư âm” xấu khi nghỉ việc.

Đột ngột rời đi, chểnh mảng công việc vào những ngày cuối cùng hay tích cực nói xấu công ty cũ và những thành viên trong đó có thể khiến hình tượng của bạn sụp đổ rất nhanh.

Thái độ và cách hành xử kém thông minh khi nghỉ việc có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của chính bạn những ngày sau này.

Tuổi trẻ đương nhiên cần nhiều cơ hội để thử sức và khám phá năng lực của bản thân. Việc nhảy việc để tiếp cận những cơ hội mới chưa bao giờ là xấu.

Nhưng lúc đến bạn được mời chào tử tế, thì khi ra đi cũng hãy làm điều tương tự. Vì chẳng có gì thiệt thòi ở đây khi nghỉ việc trong văn minh đâu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Nhảy việc: Tôi thấy mình bản lĩnh và dày dặn kinh nghệm hơn

Không phải là biện hộ cho thói quen nhảy việc của bản thân nhưng đứng trước các bạn chỉ ở yên một công ty từ khi mới ra trường, tôi dám chắc rằng mình bản lĩnh và dày dặn kinh nghiệm hơn.

Ai cũng nói người thường xuyên nhảy việc không đáng tin cậy và thiếu năng lực, kiến thức chuyên môn.

Nhưng tôi dám chắc rằng, những người trung thành với một công ty trong suốt thời gian dài cũng không có nhiều kinh nghiệm!

Bạn có thể nói tôi phiến diện khi đưa ra nhận định này nhưng thực chất, tôi đã thấy rất nhiều bạn bị huyễn hoặc về kinh nghiệm, kiến thức của bản thân và khi ra ngoài thực tế lại hoàn toàn bị bỡ ngỡ.

Tự định hướng sự nghiệp, không bị lệ thuộc vào bất kì ai!

Việc học hành ở trường đại học thực chất chỉ là một phần nhỏ của bước chân đầu tiên của sự nghiệp.

Một người sếp cũ của tôi đã từng nói: “Anh chọn em không phải vì em có bằng cấp cao nhất hay kinh nghiệm nhiều nhất trong số các bạn anh phỏng vấn, anh chọn em vì em mau mắn nhất và đó là yếu tố anh cần!”

Tôi vẫn nhớ ngày đó đi phỏng vấn, tôi vừa mới nghỉ việc ở công ty đầu tiên, nơi tôi chỉ làm việc được vỏn vẹn có một năm.

Nhưng trước khi đến buổi phỏng vấn và gặp anh sếp ấy, tôi đã trải qua ít nhất 5 cuộc phỏng vấn khác nhau.

Ở mỗi cuộc phỏng vấn, tôi đều có cơ hội được trò chuyện, trao đổi cùng các anh/ chị tuyển dụng và cả cấp trên trực tiếp, thông qua mỗi lần đó tôi hiểu rõ hơn ở một vị trí cấp cao hơn, tôi cần có kiến thức gì, cần phải làm gì?

Nên khi về nhà, tôi lên mạng, đọc kiến thức về vấn đề đó để tạo cho mình một vỏ bọc nền tảng cho lần phỏng vấn tiếp theo.

Các bạn có thể thấy việc này hơi “lươn lẹo, giả trân” nhưng thực ra nó giúp tôi rất nhiều trên con đường sự nghiệp sau này.

Nhờ có những lần tự tìm kiếm và mở ra kiến thức bằng thông tin mạng xã hội, khả năng chắt lọc thông tin của tôi tốt hơn và dần dần, tôi định hình được đâu là công việc tôi muốn làm tiếp theo.

Nhờ vậy mà tôi tự tin hơn trước mỗi quyết định, lựa chọn của mình. Và tin tôi đi, thất nghiệp độ 2 – 3 tháng là bạn sẽ hiểu rõ hơn “tại sao phải nỗ lực học hỏi”.

Kinh nghiệm chuyên môn từ đâu mà ra?

Trong 4 năm đầu tiên đi làm, tôi nhảy 3 công ty và mỗi công ty là một lĩnh vực khác nhau. Nên câu hỏi phỏng vấn mà tôi thường gặp nhất là: “Mỗi năm làm một công ty, liệu em có đủ kinh nghiệm chuyên môn không, hay chỉ là mức chung chung?”  

Đối với quan điểm này, tôi hoàn toàn không đồng ý! Bởi với tôi, chuyện đi làm nhiều chỗ đâu có liên quan gì đến không được làm chuyên môn đâu.

Câu chuyện của tôi là một ví dụ điển hình, nhờ sự thay đổi thường xuyên, dưới cương vị là nhân viên tôi đã được trải nghiệm và thực làm rất nhiều, hiểu thêm về thị trường và có cái nhìn bao quát về lĩnh vực, nghành nghề, mô hình khách hàng khác nhau.

Bên cạnh đó, việc phải thường xuyên thay đổi khiến tôi rèn luyện được cho mình khả năng học hỏi nhanh, thích ứng nhanh với môi trường mới, quy trình làm việc mới. Và đừng ai nói với tôi là tôi không được làm sâu một vấn đề.

Thực chất làm sâu hay không là do lúc đó, bạn có dám lăn xả hay không? Tại khi nhảy việc và tìm kiếm công việc mới, chẳng phải là bạn đang tìm kiếm nơi để mở rộng trải nghiệm, kiến thức chứ đâu có tìm một nơi chỉ làm những công việc đã làm để “quen lại thêm quen”.

Lòng trung thành của bạn quá ngắn hạn?

Lại một ý kiến nữa mà tôi hoàn toàn phản bác, chuyện làm ngắn hay làm dài ở một công ty chẳng thể nào là một thước đo cho lòng trung thành được.

Tôi có thể chỉ làm một công ty trong chưa tới 1 năm nhưng đâu có nghĩa tôi làm việc hời hợt, thiếu nhiệt huyết? Càng không có chuyện tôi làm ở công ty này nhưng đi báo cáo lại cho công ty đối thủ?

Còn nếu luận về lòng trung thành thì lúc đi làm tôi sẽ trung thành với ai, trung thành với điều gì? Cốt lõi cơ bản của mỗi người khi đi làm, tôi nghĩ vẫn là hướng đến bản thân, trung thành với ý định của bản thân.

Có thể là ích kỷ nhưng tôi nghĩ chúng ta thật lòng nhất vẫn nên trung thành với bản thân và hướng đến những gì tốt đẹp nhất cho mình. Và tôi sẽ nhảy việc nếu cảm thấy công ty không đáp ứng được nguyện vọng về phúc lợi, lương thưởng và cả cơ hội học hỏi, thăng tiến.

Lời cảnh tỉnh cho những người ở lại quá lâu!

Tôi không dám so sánh hay lên tiếng chê bai các bạn đi làm lâu năm tại một công ty nhưng thực sự tôi vẫn muốn khuyên các bạn hãy thử một lần giương buồm ra khơi. Đặc biệt là các bạn trẻ, đang muốn trải nghiệm nhiều hơn.

Việc làm lâu ở một công ty sẽ khiến bạn bị gò bó, giới hạn về các kỹ năng chuyên môn, không được va chạm nhiều do công việc có xu hướng cố định hoặc hạn chế do ngành nghề.

Bên cạnh đó, nếu bạn không được cấp trên mở đường thăng tiến, học hỏi các kỹ năng quản lý cũng như phân tích thị trường mà chỉ vòng quanh các công việc như triển khai, thực hiện kế hoạch theo chỉ thị của cấp trên, về lâu dài, chính bạn sẽ hạn chế cơ hội và kiến thức của mình.

Như câu chuyện của M.K – người bạn đồng môn của tôi là một ví dụ điển hình. Bạn ấy ngay từ lúc ra trường đến nay chỉ làm một công ty duy nhất về lĩnh vực may mặc.

Đây là một may mắn nhưng cũng là một rào cản của cô ấy. Công ty chế độ, đồng nghiệp và cả cấp trên đều rất tốt.

Trong suốt 6 năm làm việc, cô ấy vẫn được thăng chức, tăng lương nhưng công việc chỉ quanh đi quẩn lại với những hạng mục cố định, lập đi lập lại.

Có thể, cô ấy sẽ rất giỏi trong việc triển khai các công việc này do đã quá quen thuộc nhưng vô hình chung, cô ấy cũng mất đi khả năng phân tích và so sánh công việc của chính mình.

Cách đây ít hôm, cô ấy đã tâm sự với tôi rằng: “Tao muốn nhảy việc và làm bên lĩnh vực khác, nhưng kinh nghiệm tao không đủ nhưng để bắt đầu từ con số 0 hay chấp nhận một mức lương thấp hơn, tao lại không dám!”

Thật tình mà nói, tôi không thể đưa ra một lời khuyên hay an ủi nào cho cô ấy. Bởi chức vụ tôi hiện tại thấp hơn, mức lương có lẽ cũng thấp hơn nhưng rõ ràng là tôi rất tự tin, hiểu rõ điều mình có, thứ mình muốn và cách để đạt được trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Theo HR Insider

Nhảy việc thường xuyên không gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp như bạn tưởng

Khi nhắc đến nhảy việc, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đây là việc tiêu cực, sẽ chẳng đem lại lợi ích gì hoặc ảnh hưởng xấu cho sự nghiệp thế nhưng bên cạnh đó nó vẫn có những ưu điểm nhất định nếu ai biết tận dụng thì chắc chắn sẽ có lợi cho bản thân.

Tôi đã nghe hầu hết những ý kiến khuyên bảo những người trẻ về chuyện đổi việc trong những năm đầu sự nghiệp, trong đó có kiểu như: “Nếu bạn làm một công việc nào đó dưới một năm, đừng dại mà viết vào hồ sơ xin việc. Hãy trụ lại ở một công ty ít nhất 02 năm. Đừng thay đổi nếu không bạn sẽ không bao giờ có thể thăng tiến được đâu”.

Tôi ở đây để nói cho các bạn biết một điều là chẳng có lời tuyên bố nào là sự thật cả.

Tôi đã thay đổi vai trò công việc của mình 4 lần trong 05 năm vừa qua và biết chắc rằng những lời khuyên hoa mỹ xung quanh chuyện nhảy việc đều sai – đặc biệt là ý kiến cho rằng những người lao động trẻ trong khoảng 25 – 34 tuổi nên tập trung trung bình khoảng 2,8 năm cho một công việc.

Và 55% số nhà tuyển dụng nói họ không có vấn đề gì với việc tuyển những ứng viên thường xuyên nhảy việc cả.

Vấn đề nằm ở chỗ nhảy việc mới sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm, hiểu thêm về năng lực bản thân, tự tin hơn và sẽ nâng cao vị thế của chính bạn trong sự nghiệp. Nên thay vì lo sợ hồ sơ xin việc của bạn bị ảnh hưởng xấu thì tôi khuyên bạn nên mở lòng đón lấy những cơ hội mới.

Dưới đây là những lý do tại sao nhảy việc lại tốt cho sự nghiệp của bạn, thay vì ảnh hưởng xấu khiến bạn chết chìm giữa biển người.

Đổi công việc giúp bạn thoát ra khỏi vùng an toàn

Khi bạn quá thoải mái ở một vị trí nhất định, lẽ dĩ nhiên, bạn sẽ quên đi việc phải học tập, trau dồi.

Điều này có nghĩa là, một khi bạn đã tìm hiểu rõ tính chất công việc, trải qua muôn vàn khó khăn và dành được những kết quả khả quan sau một thời gian thì đến lúc này, bạn sẽ đi vào trạng thái thoải mái, mọi sự sáng tạo trong người bỗng bốc hơi đi đâu mất.

Đây chính là thời điểm cần phải thay đổi, dù cho chỉ đơn giản là đảm nhiệm một vị trí mới trong công việc hiện tại, nhất định bạn phải nhận lấy thử thách mới. Đừng sợ, hãy bắt đầu học thêm bất cứ điều gì để trau dồi bản thân.

Với tôi, chuyển đổi công việc không những gây ảnh hưởng xấu mà đã kéo tôi ra khỏi vùng an toàn, điều này đã dạy tôi thành công trong một số vài trò và ngành nghề khác nhau.

Càng linh động, tôi lại càng trở nên tự tin và có kỹ năng hơn để hiểu được khách hàng muốn gì, nghĩ ra các chiến lược mới, chủ động lên tiếng và thay đổi.

Trải nghiệm môi trường làm việc khác nhau giúp bạn học được những thứ cần thiết để phát triển mạnh

Tôi học được điều này khi làm việc cho một công ty không mấy cởi mở trong chuyện trải nghiệm những thứ mới lạ. Lúc đó, tôi hồn nhiên nghĩ rằng: “Chỉ cần mình tiếp tục đưa ra ý tưởng mới, đến thời điểm nào đó, họ sẽ nhìn nhận và sẵn sàng thử một cái gì khác biệt hơn”. 

Nhưng rồi tôi cũng nhanh chóng nhận ra thay đổi không phải là một phần của văn hóa công ty này, song, tôi thậm chí còn nhận về một điều giá trị hơn: tôi hiểu được đâu mới là môi trường làm việc phù hợp mà tôi cần để phát triển bản thân.

Trải nghiệm ở nhiều môi trường làm việc khác nhau, bạn sẽ biết cách đánh giá các nhà tuyển dụng như cách họ từng đánh giá bạn

Sau mỗi lần thay đổi công việc, bạn sẽ nhìn ra công ty nào không hỗ trợ bạn trên con đường đạt được mục tiêu cá nhân và thay vì tốn thời gian 8 tiếng một ngày cho một công ty như thế, bạn sẽ lựa chọn được bến đỗ có thể giúp bạn vươn lên dẫn đầu trong nghề nghiệp.

Trung thực sẽ giúp sự nghiệp thuận lợi

– Đừng giả vờ chỉ để có được một công việc tạm bợ: Bạn phải là chính bạn, điều đó rất quan trọng. Hãy tự đặt ra thật nhiều câu hỏi để biết chắc là công việc bạn đang hướng tới sẽ phù hợp.

Và nếu công ty không muốn tuyển dụng vì bạn là chính mình thì chắc chắn đó không phải là nơi bạn muốn cống hiến đâu. Bạn càng thành thật với bản thân bao nhiêu thì sẽ càng có nhiều cơ hội để được hạnh phúc trong công việc.

– Hiểu mình muốn gì từ công việc sẽ khiến bạn trung thực với bản thân và nhà tuyển dụng: Càng biết rõ yếu tố giúp bạn tiến nhanh trong công việc bao nhiêu, bạn sẽ càng thoải mái hơn khi đề cập nhu cầu của mình với nhà tuyển dụng hiện tại và trong tương lai.

– Sống đúng với bản thân sẽ khiến bạn tự tin hơn, đây là điều rất tốt cho sự phát triển chuyên nghiệp: Khi những nhà quản lý tuyển dụng nhận thấy tôi từng nhảy việc nhiều, tôi đã chuẩn bị tất cả để giải thích cho họ hiểu từng bước đi, từng thay đổi của mình.

Kết quả là không có ai phản đối niềm tin cốt lõi của tôi rằng nếu không học tập được gì từ một công việc thì đó là lúc cần ra đi.

Tự tin là chìa khóa mở rộng cánh cửa sự nghiệp

Khi tự tin với con đường chuyên nghiệp mình đã chọn, bạn sẽ tìm được lối đi. Bạn sẽ biết cách trả lời bất cứ câu hỏi hay lời bình luận nào liên quan đến kinh nghiệm nghề nghiệp mà nhà tuyển dụng đề cập. Điều tương tự cũng đúng với công việc hiện tại của bạn.

Không có gì sai khi nói với sếp rằng bạn đã chán và muốn có điều gì đó mới lạ, muốn được thử thách ở dự án mới, chắc chắn một người sếp tốt khi nghe thấy bạn đề cập như thế, sẽ không bao giờ tỏ thái độ tiêu cực hoặc gây ảnh hưởng xấu đến bạn cả.

Nhưng nếu ai đó sẵn sàng từ chối bạn chỉ vì lịch sử nhảy việc thì có lẽ họ đã giúp bạn rất nhiều. Bởi đây không phải là mẫu quản lý quan tâm đến người thích tìm kiếm những thứ khác nằm ngoài khuôn khổ sự nghiệp.

Và nếu giống tôi, bạn hãy cứ tiếp tục chăm chỉ làm việc đi, quý nhân sẽ đến giúp bạn phát huy hết khả năng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo HR Insider

Chán việc – Biểu hiện dễ gây “ngộ nhận” nhất

Có những lúc, chỉ cần nhầm lẫn một chút cũng khiến bạn phải trả giá đắt!

Không cần phải là những nhân viên “lão làng” với thâm niên hàng chục năm trời, ngay cả các bạn trẻ chỉ vừa đi làm vài năm cũng thường có biểu hiện than vãn, chán nản.

Nhưng chán việc và muốn nghỉ việc lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Đừng nhầm lẫn dẫn đến quyết định sai lầm và kết cục là sự nghiệp lao dốc không phanh.

Chán việc – Biểu hiện dễ gây “ngộ nhận” nhất

Nói như thế là bởi có không ít nhân viên cảm thấy chán nản, không còn hứng thú trong công việc nữa và thế là nộp đơn xin nghỉ.

Không phải là người trong cuộc thì không thể phán xét đúng – sai. Thế nhưng nếu đến một ngày nào đó, bạn cũng cảm thấy chán ngán nơi mình ngồi, việc mình làm và cả những người bạn gặp nơi công sở… thì khoan hãy nghĩ đến việc nộp đơn xin nghỉ.

Vì biết đâu đấy chỉ là cảm xúc nhất thời mà thôi.

Khi mỗi ngày đều phải đối diện với những công việc lặp đi lặp lại, tất nhiên nhàm chán là cảm giác khó tránh khỏi.

Ngay cả những công việc phải sáng tạo cái mới liên tục, tiếp xúc với điều mới mẻ mỗi ngày cũng có khi gây ra sự chán và nản vì áp lực, vì cạn kiệt khả năng tạo ra cái mới ở một lĩnh vực đã rất quen thuộc.

Bạn ơi, bạn không phải là người duy nhất như thế. Chán ở công ty này, sang công ty khác một thời gian bạn cũng sẽ lặp lại cảm xúc như thế.

Vậy thì vấn đề ở đây là làm sao để vượt qua điều đó, lấy lại hứng khởi làm việc chứ không phải là dễ dàng xin nghỉ để rồi phải làm quen lại ở môi trường mới, bắt đầu lại thâm niên ở một công ty mới.

Giải pháp trước mắt là hãy xin phép nghỉ một vài ngày để du lịch. Học những khóa học theo sở thích như nấu ăn, âm nhạc, cắm hoa, học nhảy… cũng là một gợi ý hay. Để khắc phục bệnh “chán” lâu dài hơn, hãy lấy độc trị độc bằng cách tìm niềm vui trong chính công việc của mình.

Sắp xếp lại chỗ ngồi và trang trí theo cách mới. Đề xuất với sếp cho bạn được học thêm kỹ năng và chuyên môn ở một mảng nào đó có liên quan để cảm thấy mới mẻ hơn.

Ngồi lại để nghĩ về những ngày tháng vui vẻ mà bạn đã có cùng cái nghề mà mình đã chọn, đặt ra những mục tiêu thậm chí hơi quá sức một chút để làm động lực.

Hoặc tự treo thưởng cho bản thân như cuối năm sẽ đi du lịch ở đâu, 1 vài năm nữa sẽ mua sắm thứ gì giá trị lớn… Nỗ lực tìm lại niềm vui và động lực trong công việc, cố gắng kìm nén cảm xúc tiêu cực và bạn sẽ lại tiếp tục được với công việc của mình.

Nhưng nếu đã làm mọi cách mà bạn vẫn cảm thấy quá chán ngán, thậm chí bức xúc, ngộp thở, không muốn phấn đấu thêm gì nữa, không còn thấy tương lai nào với vị trí và môi trường đó nữa. Vậy thì có lẽ đã đến lúc bạn nên nghiêm túc với đơn xin nghỉ việc.

Nghỉ việc – Quyết định cần “cái đầu lạnh” hơn là “trái tim nóng”

Nghỉ việc là một việc quan trọng bởi không thể biết trước được môi trường sau có tốt hơn môi trường trước hay không. Do đó, bạn cần tỉnh táo và lý trí để kìm nén những quyết định nóng vội.

Chán việc là nguy cơ cao nhất dẫn đến nghỉ việc. Nhưng môi trường nào và công việc nào cũng sẽ có thời điểm khiến bạn mất đi niềm đam mê, yêu thích theo thời gian.

Điều đó hoàn toàn có thể khắc phục được. Do đó, ngoài cảm xúc chán nản, bạn chỉ nên thực sự nghiêm túc với vấn đề xin nghỉ nếu cảm thấy các biểu hiện như: bị đối xử bất công, lương bổng và phúc lợi không tương xứng như thỏa thuận hoặc không rõ ràng, quá nhiều văn hóa đồng nghiệp và văn hóa công ty mà dù có cố gắng thế nào bạn cũng không thể hòa nhập được.

Tất cả những yếu tố trên cộng lại, thêm vào đó là yếu tố bản thân bạn cũng không cảm nhận mình tiến bộ nhiều ở môi trường ấy. Vậy thì nghỉ việc rõ ràng là quyết định rất đáng xem xét.

Tuy nhiên trước khi quyết định nghỉ việc, bạn cũng cần có một buổi trò chuyện thẳng thắn cùng cấp trên của mình.

Những trao đổi có thể sẽ giúp giải quyết được vấn đề của bạn thay vì lẳng lặng xin nghỉ mà trong lòng vẫn còn nhiều nỗi bực tức và bức xúc.

Dù là chán việc hay nghỉ việc cũng đừng để cảm xúc lấn át lý trí, ảnh hưởng sự nghiệp

Mỗi lần stress hoặc chán việc, bạn lại mất thời gian để phục hồi lại. Mỗi lần nghỉ việc, lại lại mất thời gian để làm quen với nếp làm việc, đồng nghiệp, cường độ công việc ở môi trường mới.

Nếu tần suất của cả chán việc và nghỉ việc diễn ra quá nhiều, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất làm việc.

Bên cạnh đó, những quyết định nghỉ việc vội vàng đôi khi còn dẫn đến sai lầm khi tìm việc sau không phù hợp bằng công việc trước, môi trường làm việc cũng xảy ra nhiều điểm bất cập.

Công việc và môi trường là những yếu tố cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp, vì thế đừng để những cảm xúc tiêu cực nhất thời dẫn lối hành động để rồi sự nghiệp có phần đình trệ, không như mong muốn.

Có câu nói vốn đã rất quen nhưng rất phù hợp trong hoàn cảnh này, đại ý: Mỗi khi muốn từ bỏ, hãy nhớ lại lý do bắt đầu. Công việc chắc chắn không tránh khỏi những ngày mỏi mệt. Nhưng hãy cố gắng tạo niềm vui, động lực để sự nghiệp phát triển hơn mỗi ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo HR Insider

Bạn nên làm gì khi cảm thấy không hạnh phúc trong công việc

Tất cả chúng ta đều có thể gặp phải những điều không vui hay chán nản với công việc. Thông thường, chúng ta ‘chấp nhận’ nó và hy vọng rằng ngày mai sẽ tốt hơn.

Ảnh: Forbes

Tuy nhiên, khi những chuỗi ngày đó ngày càng kéo dài, và bạn nhận thấy năng lượng của mình dành cho công việc đó giảm dần theo thời gian, bạn có thể bắt đầu nhận ra rằng đó không chỉ là lúc bạn cần ‘off’ một thời gian – mà đó còn là việc bạn đang không hạnh phúc trong công việc.

Điều này không phải là hiếm. Trên thực tế, theo khảo sát về mức độ tương tác gần đây nhất của Gallup, chỉ có 34% người Mỹ thoải mái với công việc của họ – có nghĩa là 66% thì không.

Hơn nữa, trong số 66% đó, có 13% rất không hài lòng với công việc, có nghĩa là họ công khai thể hiện và bày tỏ sự không hài lòng trong công việc.

Câu hỏi được đặt ra là, chúng ta nên làm gì khi cảm thấy không hạnh phúc hay hài lòng với công việc của mình?

Với những người thành công, họ luôn yêu thích công việc của mình và do đó, sự nghiệp của họ liên tục đi theo hướng tích cực.

Và bạn cũng có thể làm như thế. Dưới đây là 04 bước bạn có thể thực hiện khi bắt đầu cảm thấy những cảm xúc tương tự.

Step 1: Bắt đầu theo dõi.

Khi bạn cảm thấy không hài lòng, bạn có thể muốn phớt lờ chúng, bạn tin rằng chúng không phải là vấn đề lớn và có thể sẽ tự ‘tan biến’.

Nhưng sự thật là, chúng ta thường không nhận ra những tình huống khó khăn trong công việc thực sự có thể ảnh hưởng và lan toả đến như thế nào. Đó là lý do tại sao chúng ta cần dữ liệu.

Bạn có thể sử dụng những công cụ theo dõi hiệu suất công việc chẳng hạn như Trello cho hiệu suất công việc của bạn.

Trong vòng vài tuần sau khi sử dụng và theo dõi, bạn sẽ có dữ liệu cần thiết để hiểu cảm xúc của mình ảnh hưởng đến công việc như thế nào từ đó có phương án phù hợp.

Step 2: Phân tích dữ liệu.

Có lẽ cảm xúc của bạn thường gắn liền với người quản lý, đồng nghiệp của bạn hoặc chính tổ chức của bạn.

Bạn cũng nên đảm bảo rằng bạn đã loại trừ các vấn đề về sự tự tin hoặc hành vi cảm xúc bên trong cần được giải quyết trước khi bạn bắt đầu thay đổi môi trường sống hoặc những người xung quanh bạn.

Bạn nên tìm hiểu và phân tích thật kỹ các nguyên nhân gốc rễ trước khi hành động.

Step 3: Tự tin và không sợ hãi.

Nếu sau khi phân tích dữ liệu và bạn kết luận rằng công việc, đồng nghiệp hoặc tổ chức của bạn không phù hợp với con người của bạn, hãy tự tin về nhận thức đó.

Nếu bạn nhận ra rằng bạn cần phải ‘bước tiếp’, hãy vui mừng, không sợ hãi và rõ ràng rằng điều này không liên quan gì đến giá trị của bạn. Đã đến lúc bạn nên chuyển sang một cơ hội mới phù hợp hơn với con người của bạn.

Hoặc, cũng có thể bạn nhận ra rằng bạn thực sự đang ở đúng nơi và đơn giản là bạn cần chủ động hơn trong việc tạo ra những cơ hội phù hợp với tính cách và thế mạnh của mình.

Dù bằng cách nào, hãy hành động càng sớm càng tốt.

Step 4: Xây dựng một kế hoạch.

Cho dù đó là để tìm kiếm cơ hội mới hay suy nghĩ lại cách tiếp cận công việc hiện tại của bạn, thì điều quan trọng là bạn phải hành động. Khi bạn phát triển và thực hiện kế hoạch đã đề ra, hãy tiếp tục theo dõi hiệu suất công việc của mình.

Trên thực tế, bạn có nhiều quyền lực hơn những gì bạn biết. Thế giới kinh doanh cũng đang dần đón nhận việc nhảy việc, và các công ty lớn cũng muốn nhân viên của họ chủ động hơn với sự nghiệp và hiệu suất của họ.

Thành công không phải là chờ đợi một điều gì đó xảy ra – mà là thực hiện các bước bạn cần để tiến về phía trước.

Bạn phải là người ủng hộ bản thân mình và liên tục tìm kiếm các dự án, cơ hội và công việc phù hợp nhất với con người của chính bạn.

Một khi bạn cảm thấy thoải mái với các bước trên, bạn sẽ thấy rằng hạnh phúc trong công việc không phải là điều nên phó mặc cho sự may mắn.

Bạn cần phải có chiến lược hành động cụ thể.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Harvard Business Review: Bạn cần nhảy việc nếu có đủ 5 dấu hiệu này

Theo Harvard Business Review , không phải lương thưởng, 5 dấu hiệu sau đây mới chính là nguyên nhân để bạn biết đã đến lúc phải nhảy việc.

Cho dù năm nay bạn bao nhiêu tuổi, xuất thân từ hoàn cảnh nào và có những thành tựu gì, trên hành trình sự nghiệp, sẽ luôn có những thời điểm mà bạn cảm thấy mình cần một sự thay đổi cũng như có những cơ hội mới xuất hiện và hấp dẫn bạn.

Một báo cáo của LinkedIn cho thấy chỉ 25% trong số 313 triệu người dùng của họ thuộc trường phái tích cực chủ động tìm việc.

Còn 60% người dùng đều có xu hướng thụ động hơn. Họ sẽ không chủ động nhảy việc, nhưng họ cũng sẽ nghiêm túc xem xét các cơ hội mới.

Truy ngược về cội nguồn, bản chất con người thiên về sợ hãi và trốn tránh sự thay đổi. Giống như triết học Đan Mạch Soren Kierkegaard đã phát hiện ra: “Lo âu là căn bệnh gắn liền với sự tự do”.

Ngay cả khi hoàn cảnh hiện tại khiến chúng ta không hài lòng, chúng ta vẫn sẽ cố gắng thích nghi với điều đó trước khi chủ động thay đổi.

Thật vậy, phân tích tổng hợp cũng cho thấy rằng mặc dù môi trường làm việc có tình trạng thái độ tiêu cực, khó gắn kết với công việc, văn hóa doanh nghiệp cũng khó hòa nhập, nhìn chung mọi người vẫn tiếp tục giữ vị trí hiện có thêm một thời gian dài.

Hơn nữa, bởi vì không ít người nhảy việc chủ yếu là do yếu tố cảm tính chứ không phải lý trí, nên mọi người càng dễ thất vọng về kết quả. Sau đó, họ lại càng rơi vào suy nghĩ rằng, một môi trường quen thuộc vẫn thoải mái và đảm bảo hơn.

Nghiên cứu học thuật chỉ ra rằng, sự không ổn định trong công việc và sự bất an trong nghề nghiệp là những nguyên nhân chính dẫn đến áp lực tâm lý của con người hiện đại.

Do đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới cũng không ngạc nhiên khi coi an ninh nghề nghiệp là một phần quan trọng của chất lượng cuộc sống.

Tất cả những điều trên giải thích rằng, cho dù một công việc nhàm chán đến đâu, chúng ta cũng khó có thể hạ quyết tâm để lập tức buông bỏ nó.

Để giúp bạn quyết định xem mình có thể thay đổi công việc vào thời điểm thích hợp nhất hay không, nghiên cứu tâm lý cung cấp cho bạn 5 dấu hiệu sau để phân biệt.

5 dấu hiệu cho thấy bạn cần nhảy việc thật sớm

1. Bạn đã không còn học hỏi được gì từ công việc hiện tại

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trong khoảnh khắc hạnh phúc nhất đối với người lớn trưởng thành là khi họ có thể liên tục học hỏi những điều mới mẻ trong công việc và cảm thấy rằng mình đang tiến bộ hơn mỗi ngày.

Điều này đặc biệt đúng đối với những người vốn có tính tò mò, sáng tạo và luôn khao khát kiến ​​thức về những điều mới mẻ.

2. Bạn thể hiện hiệu suất kém trong công việc

Nếu bạn đang cảm nhận rõ sự trì trệ của mình, làm việc mà giống như một chiếc xe không người lái, thì mãi mãi sẽ chẳng thể đi được đến đâu.

Không sớm thì muộn, trạng thái này sẽ làm thui chột khả năng, hạ thấp giá trị con người trên thị trường tuyển dụng và hồ sơ xin việc của bạn có thể sẽ trở nên xấu hổ.

Nếu bạn muốn làm việc tràn đầy năng lượng và vui vẻ hơn, tốt hơn hết, bạn nên thử thay đổi môi trường và tính chất công việc để tìm ra một khía cạnh có thể kích thích sự nhiệt tình của bạn. Bằng cách này, khả năng làm việc của bạn mới có thể được phát huy tối đa.

3. Giá trị của bạn bị đánh giá thấp

Ngay cả khi nhân viên hài lòng với mức lương và cơ hội thăng tiến, họ vẫn không thể tận hưởng tốt công việc của mình, trừ khi họ nhận được sự công nhận, đặc biệt là công nhận đến từ cấp trên trực tiếp của mình.

Ngược lại, những người thường xuyên bị đánh giá thấp trong công việc dễ cạn kiệt nhiệt huyết và có thể sinh ra những hành vi gây tác động tiêu cực, chẳng hạn như bỏ việc không làm, làm lấy lệ cho có, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Và trong trường hợp một lãnh đạo bị đánh giá thấp, rủi ro sẽ cao hơn nhiều so với những nhân viên bình thường. Nếu họ sinh lòng ức chế, thực hiện một số hành vi xấu, hậu quả để lại có khả năng ảnh hưởng tới toàn bộ công ty.

4. Bạn làm việc chỉ để kiếm tiền

Mặc dù hầu hết thời gian, quyết định của mọi người về công việc được đánh giá dựa trên lý do tài chính. Nhưng một công việc chỉ nhằm duy nhất một mục đích kiếm tiền là công việc không đáng làm nhất.

Theo “Đánh giá nghiên cứu: Tiền có ảnh hưởng đến động lực” từng được đăng trên Harvard Business Review trước đây, khen thưởng có tác động tới tinh thần bao giờ cũng đem tới tác dụng khích lệ cao gấp 3 lần so với khen thưởng chỉ có tác động về vật chất đối với công nhân viên.

Trong một số trường hợp, giá trị vật chất không như ý cũng có thể phản tác dụng, khiến mọi người mất động lực, giảm ham muốn học tập hoặc thử thách cá nhân, dập tắt nhiệt tình với công việc và trở nên tiêu cực.

5. Bạn không thích sếp của mình

Có câu nói rằng: Chúng ta gia nhập vì công ty và rời đi vì ông chủ.

Trong một khảo sát về khả năng lãnh đạo, người ta phát hiện ra rằng 75% nhân viên cho thấy phần căng thẳng nhất trong công việc của họ đến từ người lãnh đạo trực tiếp hoặc gián tiếp. Đại đa số nguyên do của những người lựa chọn nhảy việc cũng xuất phát từ sếp của họ.

Do đó, việc xây dựng phong thái lãnh đạo vừa có tâm, vừa có tầm cần phải đặt lên hàng đầu.

Tất nhiên, 5 dấu hiệu này không phải là tất cả những gì bạn cần chú ý.

Có nhiều yếu tố khác cũng đem tới tác động rất lớn khiến bạn buộc phải đưa ra quyết định nhảy việc, chẳng hạn như: sự mất cân bằng và xung đột giữa công việc với cuộc sống, áp lực kinh tế, áp lực cắt giảm nhân sự và các yếu tố địa lý.

Nhưng hầu hết các yếu tố này là do môi trường xung quanh gây ra chứ không phải do yếu tố tâm lý, và rất ít có sự thay đổi chủ quan.

Dù vậy, vẫn phải khẳng định rằng, quyết định “đi hay ở” của bạn có chính xác hay không phải dựa vào kết quả sau cùng và mức độ hài lòng của chúng ta với kết quả đó.

Cả hai điều này chỉ có thể xác định sau khi quyết định đã thực sự đưa ra chứ không thể dự đoán trước.

Đó là lý do mà Lincoln đã nói: “Cách tốt nhất để dự đoán tương lai là tạo ra nó”. Do đó, cách duy nhất để biết sự thay đổi của bạn có chính xác hay không là bạn phải tự quyết định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo HR Insider

Chán việc VS Muốn nghỉ việc: Đừng nhầm lẫn hai khái niệm

Có những lúc, chỉ cần nhầm lẫn một chút cũng khiến bạn phải trả giá đắt!

Không cần phải là những nhân viên “lão làng” với thâm niên hàng chục năm trời, ngay cả các bạn trẻ chỉ vừa đi làm vài năm cũng thường có biểu hiện than vãn, chán nản.

Nhưng chán việc và muốn nghỉ việc lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Đừng nhầm lẫn dẫn đến quyết định sai lầm và kết cục là sự nghiệp lao dốc không phanh.

Chán việc – Biểu hiện dễ gây “ngộ nhận” nhất

Nói như thế là bởi có không ít nhân viên cảm thấy chán nản, không còn hứng thú trong công việc nữa và thế là nộp đơn xin nghỉ. Không phải là người trong cuộc thì không thể phán xét đúng – sai.

Thế nhưng nếu đến một ngày nào đó, bạn cũng cảm thấy chán ngán nơi mình ngồi, việc mình làm và cả những người bạn gặp nơi công sở… thì khoan hãy nghĩ đến việc nộp đơn xin nghỉ.

Khi mỗi ngày đều phải đối diện với những công việc lặp đi lặp lại, tất nhiên nhàm chán là cảm giác khó tránh khỏi. Ngay cả những công việc phải sáng tạo cái mới liên tục, tiếp xúc với điều mới mẻ mỗi ngày cũng có khi gây ra sự chán và nản vì áp lực, vì cạn kiệt khả năng tạo ra cái mới ở một lĩnh vực đã rất quen thuộc.

Bạn ơi, bạn không phải là người duy nhất như thế. Chán ở công ty này, sang công ty khác một thời gian bạn cũng sẽ lặp lại cảm xúc như thế.

Vậy thì vấn đề ở đây là làm sao để vượt qua điều đó, lấy lại hứng khởi làm việc chứ không phải là dễ dàng xin nghỉ để rồi phải làm quen lại ở môi trường mới, bắt đầu lại thâm niên ở một công ty mới.

Giải pháp trước mắt là hãy xin phép nghỉ một vài ngày để du lịch. Học những khóa học theo sở thích như nấu ăn, âm nhạc, cắm hoa, học nhảy… cũng là một gợi ý hay. Để khắc phục bệnh “chán” lâu dài hơn, hãy lấy độc trị độc bằng cách tìm niềm vui trong chính công việc của mình. Sắp xếp lại chỗ ngồi và trang trí theo cách mới.

Đề xuất với sếp cho bạn được học thêm kỹ năng và chuyên môn ở một mảng nào đó có liên quan để cảm thấy mới mẻ hơn.

Ngồi lại để nghĩ về những ngày tháng vui vẻ mà bạn đã có cùng cái nghề mà mình đã chọn, đặt ra những mục tiêu thậm chí hơi quá sức một chút để làm động lực.

Hoặc tự treo thưởng cho bản thân như cuối năm sẽ đi du lịch ở đâu, 1 vài năm nữa sẽ mua sắm thứ gì giá trị lớn… Nỗ lực tìm lại niềm vui và động lực trong công việc, cố gắng kìm nén cảm xúc tiêu cực và bạn sẽ lại tiếp tục được với công việc của mình.

Nhưng nếu đã làm mọi cách mà bạn vẫn cảm thấy quá chán ngán, thậm chí bức xúc, ngộp thở, không muốn phấn đấu thêm gì nữa, không còn thấy tương lai nào với vị trí và môi trường đó nữa. Vậy thì có lẽ đã đến lúc bạn nên nghiêm túc với đơn xin nghỉ việc.

Nghỉ việc – Quyết định cần “cái đầu lạnh” hơn là “trái tim nóng”

Nghỉ việc là một việc quan trọng bởi không thể biết trước được môi trường sau có tốt hơn môi trường trước hay không. Do đó, bạn cần tỉnh táo và lý trí để kìm nén những quyết định nóng vội.

Chán việc là nguy cơ cao nhất dẫn đến nghỉ việc. Nhưng môi trường nào và công việc nào cũng sẽ có thời điểm khiến bạn mất đi niềm đam mê, yêu thích theo thời gian. Điều đó hoàn toàn có thể khắc phục được.

Do đó, ngoài cảm xúc chán nản, bạn chỉ nên thực sự nghiêm túc với vấn đề xin nghỉ nếu cảm thấy các biểu hiện như: bị đối xử bất công, lương bổng và phúc lợi không tương xứng như thỏa thuận hoặc không rõ ràng, quá nhiều văn hóa đồng nghiệp và văn hóa công ty mà dù có cố gắng thế nào bạn cũng không thể hòa nhập được.

Tất cả những yếu tố trên cộng lại, thêm vào đó là yếu tố bản thân bạn cũng không cảm nhận mình tiến bộ nhiều ở môi trường ấy. Vậy thì nghỉ việc rõ ràng là quyết định rất đáng xem xét.

Tuy nhiên trước khi quyết định nghỉ việc, bạn cũng cần có một buổi trò chuyện thẳng thắn cùng cấp trên của mình. Những trao đổi có thể sẽ giúp giải quyết được vấn đề của bạn thay vì lẳng lặng xin nghỉ mà trong lòng vẫn còn nhiều nỗi bực tức và bức xúc.

Dù là chán việc hay nghỉ việc cũng đừng để cảm xúc lấn át lý trí, ảnh hưởng sự nghiệp

Mỗi lần stress hoặc chán việc, bạn lại mất thời gian để phục hồi lại. Mỗi lần nghỉ việc, lại lại mất thời gian để làm quen với nếp làm việc, đồng nghiệp, cường độ công việc ở môi trường mới. Nếu tần suất của cả chán việc và nghỉ việc diễn ra quá nhiều, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất làm việc.

Bên cạnh đó, những quyết định nghỉ việc vội vàng đôi khi còn dẫn đến sai lầm khi tìm việc sau không phù hợp bằng công việc trước, môi trường làm việc cũng xảy ra nhiều điểm bất cập.

Công việc và môi trường là những yếu tố cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp, vì thế đừng để những cảm xúc tiêu cực nhất thời dẫn lối hành động để rồi sự nghiệp có phần đình trệ, không như mong muốn.

Có câu nói vốn đã rất quen nhưng rất phù hợp trong hoàn cảnh này, đại ý: Mỗi khi muốn từ bỏ, hãy nhớ lại lý do bắt đầu. Công việc chắc chắn không tránh khỏi những ngày mỏi mệt. Nhưng hãy cố gắng tạo niềm vui, động lực để sự nghiệp phát triển hơn mỗi ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo HR Insider