Skip to main content

Thẻ: consumer behaviour

Google: 4 cách đại dịch đã làm thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng

Nếu bạn giống tôi, một số hành vi của chúng ta trước đại dịch giờ đây đã bị loại bỏ hoặc thay đổi, từ cách chúng ta làm việc, giao tiếp đến cả cách chúng ta tập thể dục hàng ngày.

Google: 4 cách đại dịch đã làm thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng

Tuy nhiên, có một thứ không chỉ không bị loại bỏ mà còn ngày càng tăng lên đó là các hoạt động mua sắm trực tuyến, cho dù đó là mua hàng tạp hóa hay các dụng cụ luyện tập.

Đối với nhiều doanh nghiệp, thật khó để có thể biết hành vi mua sắm nào của người tiêu dùng là thoáng qua và hành vi nào sẽ tiếp tục ở lại.

Để giúp các nhà bán lẻ hiểu thêm về điều này, Google đã kiểm tra các dữ liệu tìm kiếm trên nền tảng để đưa ra những xu hướng trong hành vi của người tiêu dùng.

Và dưới đây là 4 xu hướng chính mà tất cả các nhà tiếp thị bán lẻ nên tham khảo.

1. Cảm hứng kỹ thuật số là yếu tố xuyên suốt cuộc hành trình.

Mua sắm trực tuyến không còn là một cách thuận tiện hơn để nhận hàng đến tận nơi. Đó cũng còn là nơi người mua sắm khám phá các sản phẩm và tìm các cảm hứng mới.

Khi người mua sắm đang trên hành trình tới các cửa hàng ảo (virtual store), họ hy vọng sẽ bị phấn khích bởi những gì họ nhìn thấy và họ đang tìm kiếm hoặc bất chợt tìm được những nguồn cảm hứng mới.

Google đã nhận ra điều này trên nền tảng của mình, nơi 70% người tiêu dùng đã mua hàng từ một thương hiệu sau khi xem video trên YouTube.

2. Giá trị của người mua sắm quyết định yếu tố chi tiêu.

Ngày càng có nhiều người mua sắm hơn đặt tiền của họ vào đúng giá trị của chính họ – cho dù đó là tính bền vững, trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội hay bình đẳng chủng tộc.

Không có gì ngạc nhiên khi sở thích tìm kiếm dành cho từ khoá “các thương hiệu có đạo đức” (ethical brands) và “mua sắm trực tuyến có đạo đức” (ethical online shopping) đã tăng lần lượt là 300% và 600% năm so với cùng kỳ vào năm 2020, theo Google.

Ngoài ra, số lượng tìm kiếm toàn cầu tìm kiếm cho từ khoá “cửa hàng do người da màu sở hữu” (black owned shops) đã tăng lên 9X lần hàng năm (YoY).

3. Người tiêu dùng đặt niềm tin vào sự tiện lợi hơn bao giờ hết.

Khi rất nhiều địa điểm bán lẻ bị đóng cửa hoặc hoạt động trong điều kiện bị hạn chế, việc nhận hàng ở lề đường và giao hàng trong ngày đã trở thành yếu tố chủ lực đối với nhiều người tiêu dùng.

Các tìm kiếm toàn cầu cho “dọc theo tuyến đường của tôi” (along my route) đã tăng +1000% và “đón ở lề đường” (curbside pickup) đã tăng +3000% so với năm trước.

Sự thuận tiện đã trở thành một yếu tố khác biệt chính đối với các nhà bán lẻ có khả năng xoay chuyển nhanh chóng.

Người tiêu dùng đã quen với việc có các lựa chọn mua sắm và có khả năng sẽ tiếp tục tin tưởng vào chúng ngay cả khi các hành vi trước đại dịch quay trở lại.

4. Yếu tố không thể dự báo trước đang thúc đẩy nhu cầu năng động.

Một điều chắc chắn chúng ta có thể dự báo được đó là không thể dự báo những gì có thể xảy ra trong tương lai.

Khi các chính phủ trên toàn cầu thích ứng dần với những thay đổi và nỗ lực để mở cửa trở lại một cách an toàn, những gì người mua sắm cần sẽ là thích ứng với nó.

Google đã nhận thấy điều này trong thời gian ‘đóng cửa’, khi mọi người khám phá lại những sở thích cũ và áp dụng theo những thói quen mới.

Ví dụ: qua từng năm, lượt tìm kiếm “bộ dụng cụ làm nến” (candle making kits) đã tăng 300%, lượt tìm kiếm “máy sưởi ngoài trời” tăng 600% khi mọi người chuyển sang ăn uống ngoài trời.

Thế giới đang ngày càng thay đổi nhanh chóng và hành vi của người tiêu dùng cũng xảy ra tương tự, với tư cách là những người làm marketing, hơn bao giờ hết, chúng ta cần nhanh hơn, hiểu khách hàng hơn để có thể cung cấp những sự hỗ trợ kịp thời.

Với những Insights nói trên, hy vọng bạn sẽ tìm ra được những cách mới để thay đổi và tối ưu chiến lược sắp tới của mình !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips