Skip to main content

Thẻ: dịch vụ khách hàng

Những nền tảng cơ bản để có một dịch vụ khách hàng tuyệt vời

Mục tiêu chính của dịch vụ khách hàng là chuyển đổi một khách hàng từ không hài lòng thành một khách hàng trung thành.

Những nền tảng cơ bản để có một dịch vụ khách hàng tuyệt vời

Tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, không có giá trị nào quan trọng hơn dịch vụ khách hàng trong một doanh nghiệp, cho dù sản phẩm hay dịch vụ của bạn tốt đến mức nào nhưng nếu khách hàng không có các trải nghiệm tốt với thương hiệu thì gần như sẽ rất ít có các giao dịch mua hàng xảy ra.

Đặc biệt với sự phát triển của các yếu tố công nghệ, khi sự khác biệt về mặt sản phẩm không còn quá lớn, dịch vụ khách hàng còn trở nên quan trọng hơn.

1. Sự quan tâm hay chăm sóc là nền tảng cơ bản nhất của một dịch vụ khách hàng tuyệt vời.

Dịch vụ khách hàng tuyệt vời luôn đi kèm với sự chăm sóc. Doanh nghiệp không chỉ nên quan tâm đến chất lượng sản phẩm của họ mà còn phải quan tâm hơn nữa đến sự hài lòng của khách hàng.

Các doanh nghiệp nên dành thời gian để đảm bảo khách hàng được cung cấp một sản phẩm phù hợp, khách hàng hiểu cách sử dụng và vận hành sản phẩm của họ.

Các doanh nghiệp có dịch vụ khách hàng tốt cũng là một cách để làm marketing, marketing truyền miệng hoặc giới thiệu.

Để đảm bảo điều này có khả năng xảy ra, bạn nên sẵn sàng cung cấp cho khách hàng bất kỳ câu hỏi hoặc mối quan tâm nào, và nếu cần thiết sẽ đề nghị thay thế, bồi thường hoặc hoàn lại tiền cho khách hàng. Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn, việc bạn đề nghị trước luôn mang về nhiều giá trị hơn so với việc để khách hàng chủ động yều cầu.

2. Niềm đam mê.

Niềm đam mê là nền tảng tiếp theo của những người làm dịch vụ khách hàng tuyệt vời và doanh nghiệp của họ.

Khi một cá nhân hay doanh nghiệp đam mê với những gì họ làm, họ không còn coi khách hàng là khách hàng nữa, họ sẽ coi khách hàng là bạn, tận tâm phục vụ.

Khi niềm đam mê xuất hiện, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để đảm bảo họ luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất đến khách hàng cũng như việc làm hài lòng khách hàng. Niềm đam mê phục vụ khiến hành động phục vụ trở thành phần thưởng xứng đáng cho những doanh nghiệp luôn coi trọng khách hàng của họ.

3. Giao tiếp.

Giao tiếp là một trong những yếu tố rất quan trọng khi nói đến dịch vụ khách hàng. Giao tiếp đòi hỏi sự nỗ lực, linh hoạt và rất nhiều sự kiên nhẫn cũng như tự chủ của nhân viên dịch vụ khách hàng.

Khách hàng, trong hầu hết các trường hợp, nên được coi là ‘luôn luôn đúng. Và, đôi khi khách hàng cũng có thể sai. Tuy nhiên, để thành công với dịch vụ khách hàng, một doanh nghiệp nên đào tạo nhân viên của họ cách bình tĩnh và giải quyết vấn đề cho những khách hàng đang rất thất vọng và bất mãn.

Đổ lỗi cho khách khách hàng và đùn đẩy trách nhiệm chưa bao giờ là cách giải quyết vấn đề hiệu quả, ngay cả khi khách hàng sai.

Nếu một doanh nghiệp muốn thể hiện chiến lược mà họ quảng bá xung quanh việc đánh giá cao khách hàng của mình, thì trong những trường hợp xảy ra mâu thuẫn, doanh nghiệp nên hướng tới một giải pháp có lợi nhất cho khách hàng (mình có thể chịu thiệt đôi chút).

Khách hàng phải cảm thấy rằng bất cứ điều gì họ cần đều có thể được tiếp nhận và xử lý một cách nhanh chóng nhất, đó là lúc sự giao tiếp tốt chứng minh được giá trị của nó.

4. Thiện chí.

Một khách hàng đang bày tỏ sự thiếu hài lòng sẽ không bao giờ trở nên dễ chịu hơn khi gặp các hệ thống tự động của doanh nghiệp.

Khách hàng khi này, cần phải được trao đổi trực tiếp với một nhân viên chăm sóc khách hàng. Có thể bạn bận rộn vì có nhiều khách hàng. Nhưng khách hàng cũng tương tự, họ cũng không có nhiều thời gian cho bạn.

Việc trò chuyện giữa con người với con người, hỗ trợ kỹ thuật 24/7 hay trò chuyện trực tuyến là những yếu tố cần thiết để có một dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời.

Các doanh nghiệp làm bất cứ điều gì kém hơn điều này rõ ràng là thiếu đạo đức, sự chính trực với khách hàng, những người đang trả tiền cho doanh nghiệp.

5. Một tâm trí phục vụ.

Các doanh nghiệp coi trọng dịch vụ khách hàng không chỉ thực thi các chính sách và cung cấp các hướng dẫn cho khách hàng của họ như một cách tiếp cận để giải quyết vấn đề.

Họ còn nên có trách nhiệm phát triển văn hóa phục vụ và thấy được giá trị không thể phủ nhận của việc phục vụ những người đang mua các sản phẩm của họ.

Các công ty dịch vụ khách hàng phải được đào tạo để không được đối đầu với những khách hàng không hài lòng, họ phải giữ được một tư duy phục vụ nhu cầu của khách hàng bằng cách làm mọi thứ để xây dựng sự hài lòng của khách hàng.

Dịch vụ khách hàng không phải là một chính sách, nó phải được coi trọng như là một sứ mệnh của cá nhân và tổ chức, nơi họ đang chứng minh rằng, dịch vụ khách hàng là đại diện cho doanh nghiệp. Nó là bộ mặt của doanh nghiệp.

6. Không thu thêm phí.

Đôi khi các khoản phí bổ sung là những khoản tiền nhỏ nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm của khách hàng trong toàn bộ quá trình sử dụng sản phẩm.

Bạn nghĩ gì khi một khách hàng mua sản phẩm của bạn có giá trị hàng chục triệu đồng nhưng với một khoản phí dịch vụ rất nhỏ nào đó bạn cũng tính toán thêm với khách hàng?

7. Lặp lại khách hàng.

Dịch vụ khách hàng không nên chỉ tập trung vào việc chăm sóc khách hàng. Dịch vụ khách hàng hiệu quả cũng phải hướng đến việc mong muốn khách hàng quay trở lại.

Có thể bạn không biết rằng, trung bình ở các ngành hàng, chi phí để có được một khách hàng mới (CAC) thường cao hơn từ 3-5 lần so với việc duy trì một khách hàng cũ.

Vì lý do này, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải tập trung vào các khách hàng hiện tại của họ, họ là ai, nhu cầu cơ bản của họ là gì và làm thế nào để bạn có thể phục vụ họ một cách tốt nhất.

Mục tiêu của dịch vụ khách hàng là chuyển đổi một khách hàng từ chỗ không hài lòng thành một khách hàng luôn cảm thấy vui vẻ về mức độ họ được chăm sóc.

Khi có được điều này, khách hàng sẽ không chỉ quay lại lần nữa để mua nhiều sản phẩm hơn mà họ còn sẵn sàng giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm của bạn cho tất cả những người mà họ biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

8 cách để ‘xoa dịu’ những khách hàng đang tức giận

Bạn không thể tránh khỏi việc thỉnh thoảng khiến khách hàng khó chịu, nhưng bạn có thể giải quyết mọi thứ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Một doanh nghiệp muốn thành công lâu dài thì cần những khách hàng hài lòng và thậm chí là trung thành. Nhưng thật không may, bất kể bạn thực hiện các bước nào để ngăn chặn các vấn đề về dịch vụ khách hàng, khách hàng của bạn không phải khi nào cũng hài lòng.

Cho dù lý do tức giận của họ là chính đáng hay không, bạn cũng sẽ cần phải giải quyết mọi tình huống và mối quan tâm của họ.

Cách bạn phản hồi có thể tạo ra sự khác biệt giữa khách hàng hài lòng và khách hàng từ chối mọi cơ hội kinh doanh với công ty bạn.

Để giúp bạn xoa dịu những khách hàng đang tức giận, những chia sẻ về các chiến thuật đã được thử nghiệm hàng đầu sau đây để giải quyết xung đột.

1. Tôn trọng cảm xúc của khách hàng trước tiên.

Ông Syed Balkhi, đồng sáng lập WPBeginner cho biết: khi khách hàng tức giận, việc cố gắng đưa ra giải pháp khiến họ cảm thấy như bạn không thừa nhận cảm giác của họ, ngay cả khi ý định của bạn là giúp đỡ đều là thất bại.

Chiến thuật tốt nhất là khẳng định rằng bạn đang lắng nghe họ một cách tôn trọng.

Balkhi nói: “Hãy nói rằng bạn hiểu sự tức giận của họ và sau đó xin lỗi. “Sau đó, bạn có thể cung cấp cho họ một giải pháp hoặc giúp đỡ họ.”

2. Hãy cho khách hàng thấy được ‘tiếng nói’.

Theo Danielle Gronich, người sáng lập và Giám đốc điều hành của CLEARSTEM Skincare, việc xoa dịu một khách hàng đang tức giận tốt nhất nên được thực hiện bằng giọng nói của chính bạn – theo nghĩa đen.

Gronich giải thích: “Đối với một số người, điều tốt nhất nên làm là lắng nghe họ mà không bất đồng quan điểm với họ và chỉ xin lỗi rằng bạn không phù hợp.

“Hãy xem bạn có thể giải quyết những việc này một cách duyên dáng như thế nào. Nó sẽ điều chỉnh nó theo hướng bớt căng thẳng hơn.”

3. Hãy là đồng minh của khách hàng.

Michael Barnhill, đồng sáng lập của Specialist ID, cho biết điều tốt nhất nên làm khi khách hàng tức giận là đứng về phía họ.

“Khi họ buồn, họ thường chỉ cần được lắng nghe và thấu hiểu,” Barnhill nói. “Từ đó, vấn đề có thể được giải quyết.

Một trong những ông chủ đầu tiên của tôi đã dạy chúng tôi biến ông thành kẻ xấu nếu khách hàng tức giận. Chúng tôi có thể liên minh với khách hàng và giải quyết vấn đề của họ cùng nhau.”

4. Giữ bình tĩnh.

Jared Atchison, đồng sáng lập WPForms, lưu ý rằng điều quan trọng là phải giao tiếp bình tĩnh với khách hàng đang giận dữ và không bao giờ để mất bình tĩnh, dù bất kể họ nói gì.

Atchison nói: “Cách bạn nói chuyện với họ có thể thay đổi hoặc không thể thay đổi giọng điệu của họ, nhưng hãy cố gắng để thu thập thêm nhiều thông tin càng tốt.”

“Họ muốn biết bạn có đang quan tâm đến vấn đề của họ và bạn có thể trao cho khách hàng điều đó thông qua cách bạn khai thác vấn đề.”

5. Phản hồi, xác nhận và cảm thông.

Khi đối phó với những khách hàng không hài lòng, Bà Rachel Beider, Giám đốc điều hành của PRESS Modern Massage, sử dụng kỹ thuật Imago để xoa dịu tình hình. Quy trình ba bước này bao gồm sự phản hồi, xác nhận và cảm thông.

Bà Beider nói: “Bước một là phản hồi. Việc lặp lại vấn đề của khách hàng cho phép họ biết rằng họ đã được lắng nghe”.

“Tiếp theo là xác nhận, sử dụng một cụm từ kiểu như ‘Hoàn toàn có thể hiểu được khi bạn khó chịu.’ Cuối cùng, là sự đồng cảm hay cảm thông – ví dụ, ‘Tôi có thể tưởng tượng rằng điều đó sẽ rất bực bội.’

6. Xem xét lại kì vọng của họ.

Ông Piyush Jain, Giám đốc điều hành của SIMpalm cho biết nhóm phát triển phần mềm của ông sẽ cùng nhau thực hiện một cuộc gọi để lắng nghe các vấn đề của khách hàng.

Cách tiếp cận nhóm này thường giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hơn.

“Một khi khách hàng thấy rằng đội nhóm của bạn đang dành thời gian để lắng nghe họ, họ sẽ hạ nhiệt ngay”, Ông Jain nói. “Nhiều vấn đề nảy sinh do sự hiểu nhầm về kỳ vọng. Tất cả những gì chúng tôi phải làm là vượt qua kỳ vọng một lần nữa để trấn an khách hàng.”

7. Lắng nghe và hành động.

Bà Maria Thimothy, chuyên gia tư vấn của OneIMS, cho biết nếu khách hàng của bạn đang khó chịu, hãy lắng nghe để hiểu được sự thất vọng của họ và hành động càng sớm càng tốt.

“Hãy đảm bảo rằng bạn cho họ một khoảng thời gian đã cam kết khi bạn giải quyết vấn đề”, Bà Thimothy nói thêm. “Làm điều này mục tiêu là để đặt kỳ vọng và sau đó vượt qua chúng để bạn biến tiêu cực thành tích cực.”

8. Làm bất cứ điều gì bạn cho là đúng.

Dịch vụ khách hàng tốt chỉ gói gọn trong vài từ đơn giản: Làm cho nó đúng. Ông Joel Mathew, Giám đốc điều hành và người sáng lập của Fortress Consulting cùng với đội nhóm của ông tin tưởng vào việc làm bất cứ điều gì có thể để giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, ngay cả khi họ phải trả giá rất đắt.

Ông Mathew cho biết:

“Chúng tôi có một khách hàng mà chúng tôi đã từng nghĩ chúng tôi sẽ thất bại với họ.

Nhưng sau đó tôi đã nói chuyện với họ về việc hãy cho chúng tôi 30 ngày để làm cho nó trở nên đúng đắn hơn.

Chúng tôi miễn phí cho họ, và điều đó cuối cùng đã làm thay đổi trải nghiệm của họ với chúng tôi. Họ vẫn là khách hàng của chúng tôi.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Cathy Nhung | MarketingTrips 

5 cách đơn giản để tạo ra “Wow Moment” cho khách hàng của bạn

Học cách cung cấp nhiều hơn những gì khách hàng mong đợi và bạn sẽ ‘thu phục’ được họ để từ đó bạn tạo ra vô số những khách hàng trung thành.

Wow Moments

Trong thế giới cạnh tranh đầy ồn ào như hiện tại, gây được sự chú ý của khách hàng đã khó, khiến họ WOW còn khó hơn, bài toàn đặt ra cho người làm marketing là làm thế nào để không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn đáp ứng vượt mức họ mong đợi.

Khách hàng mong đợi những dịch vụ tốt, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn làm họ ngạc nhiên với những dịch vụ đặc biệt, vượt xa những gì họ mong đợi?

Bằng việc tạo ra điều này bạn sẽ giữ chân khách hàng quay lại và khiến họ trở thành những người hâm mộ suốt đời, những người sẽ giới thiệu bạn với nhiều khách hàng hơn.

Để tạo ra những khoảnh khắc “Wow”, bạn cần làm cho khách hàng cảm thấy họ là những người quan trọng nhất trong thế giới của bạn.

Hãy cho họ biết bạn sẽ tìm đủ mọi cách để làm cho cuộc sống của họ ngày càng tốt hơn.

Tất cả những điều đó chính là trải nghiệm khách hàng tổng thể.

Sau đây là 05 cách bạn có thể tạo ra “Wow Moment” cho mọi khách hàng bằng cách vượt ra ngoài sự mong đợi của họ đồng thời bạn cũng sẽ cung cấp những giá trị bổ sung mà họ có thể chưa từng nghĩ đến nó trước đó.

1. Làm những gì bạn hứa rằng bạn sẽ làm, không có ngoại lệ.

Làm những gì bạn hứa, bạn nói sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn đủ tâm huyết để xây dựng hệ thống xung quanh những khoảnh khắc “Wow”.

Khi mục tiêu của bạn là gây ấn tượng với khách hàng, bạn sẽ luôn tìm cách để đi xa hơn.

Điều quan trọng là bạn phải đưa toàn bộ đội nhóm của mình tham gia vào quá trình này để đảm bảo rằng tất cả họ đều theo dõi và đáp ứng kịp thời tất cả những gì có thể xảy ra.

Mang đến cho khách hàng nhiều hơn những gì họ mong đợi cũng có thể đến dưới hình thức là một món quà miễn phí hoặc nhiều sự giúp đỡ hay hỗ trợ hơn.

Mọi người đều thích nhận được những giá trị đặc biệt. Ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể tạo ra những khoảnh khắc “Wow” đặc biệt.

2. Thừa nhận sai lầm và khắc phục sự cố khi mọi thứ diễn ra không như ý muốn.

Khi gặp sự cố xảy ra, nếu bạn không biết cách xử lý, chúng sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sự hài lòng của khách hàng, khả năng giữ chân và thành công trong kinh doanh của bạn.

Trên thực tế, chúng ta đã gặp phải quá nhiều dịch vụ kém chất lượng, nhiều đến mức chúng ta có thể xem xu hướng đó như là điều hiển nhiên. Tuy nhiên điều này thật điên rồ!

Tại sao khách hàng lại phải tiếp tục chi tiền cho một công ty hay thương hiệu yếu kém trong việc phục vụ họ?

Một số sai lầm lớn nhất về dịch vụ khách hàng bao gồm việc hứa hẹn quá mức, tuyển sai người, không trao quyền và đào tạo đội nhóm đúng mức, coi trọng chính sách khách hàng hơn khách hàng và không yêu cầu khách hàng phản hồi.

Đừng mắc phải những sai lầm này tại doanh nghiệp của bạn!

3. Nhận được sự tôn trọng từ khách hàng thông qua việc nhận phản hồi.

Mọi người trong tổ chức của bạn phải luôn luôn trong tâm thế sẵn sàng để cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

Điều đó bao gồm cả việc nhận trách nhiệm về những sai lầm của mình. Khách hàng có xu hướng thích những doanh nghiệp biết nhận ra những sai lầm của họ và thực hiện các bước cần thiết để sửa chữa chúng.

Trên thực tế, các mối quan hệ với khách hàng thường trở nên bền chặt hơn khi một vấn đề xảy ra và được xử lý tốt.

Để liên tục cải thiện những điều này, bạn cần không ngừng thu thập ý kiến từ khách hàng.

Hãy khảo sát khách hàng của bạn một cách thường xuyên kèm theo một ‘offer’ gì đó cho họ khi thực hiện khảo sát.

Tiếp nhận phản hồi của khách hàng cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường của mình và đối thủ cạnh tranh. Khách hàng là một nguồn thông tin tuyệt vời, họ có thể giúp bạn, và thậm chí nhiều hơn thế, khi bạn đặt những câu hỏi phù hợp.

Ví dụ: Bạn có thể hỏi “Chúng tôi có thể làm gì để lần sau phục vụ bạn tốt hơn?” Hoặc hỏi câu hỏi tương tự chi tiết hơn: “Hãy cho chúng tôi biết về trải nghiệm yêu thích nhất mà bạn đã có với chúng tôi.”

4. Nếu khách hàng đó không thực sự là khách hàng của bạn về lâu dài, hãy để họ ra đi.

Khách hàng đôi khi có thể trở thành một cơn các mộng của bạn vì họ thiếu tôn trọng giá trị của bạn.

Khi điều này xảy ra, bạn cần biết khi nào nên để họ ‘ra đi’.

Mặc dù đây là một quyết định rất khó khăn vì công việc kinh doanh của bạn phụ thuộc vào thu nhập từ khách hàng đó.

Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều cảm thấy khó khăn khi để khách hàng hoặc khách hàng xấu ‘ra đi’. Họ sợ mất doanh thu hoặc cảm thấy thất bại.

Nhiều lúc chúng ta gặp khó khăn khi nói “không” với những cơ hội khi không phục vụ họ được tốt.

Nhưng từ chối các cơ hội với những ‘khách hàng xấu’ cho phép bạn bảo vệ sự tôn trọng và phẩm giá mà bạn xứng đáng có được.

Hãy nhớ về quy tắc 80/20, tập trung vào 20% khách hàng hàng đầu của thị trường lý tưởng của bạn để có được 80% doanh thu có giá trị nhất.

5. Luôn luôn ‘theo dõi’ khách hàng.

Nhiều doanh nghiệp dành rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để ‘săn đuổi’ khách hàng mới, nhưng rồi họ lại để mất khách hàng sau lần giao dịch đầu tiên hoặc thứ hai vì họ không theo dõi hoặc không chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng.

Nếu khách hàng của bạn không cảm thấy được đánh giá cao, họ có khả năng tìm đến đối thủ cạnh tranh của bạn thay vì mua lại sản phẩm hay vụ của bạn.

Khi khách hàng đã có trải nghiệm tốt khi làm việc với bạn, việc khiến họ quay lại mua hàng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc theo đuổi những khách hàng tiềm năng mới.

Bạn nên nhớ ! Chi phí để có được một khách hàng mới thường cao hơn gấp 5 lần so với việc khiến khách hàng cũ quay lại hoặc tiếp tục mua hàng của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

8 cách để ‘xoa dịu’ những khách hàng đang tức giận (P2)

Bạn không thể tránh khỏi việc thỉnh thoảng khiến khách hàng khó chịu, nhưng bạn có thể giải quyết mọi thứ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Một doanh nghiệp muốn thành công lâu dài thì cần những khách hàng hài lòng và thậm chí là trung thành. Nhưng thật không may, bất kể bạn thực hiện các bước nào để ngăn chặn các vấn đề về dịch vụ khách hàng, khách hàng của bạn không phải khi nào cũng hài lòng.

Cho dù lý do tức giận của họ là chính đáng hay không, bạn cũng sẽ cần phải giải quyết mọi tình huống và mối quan tâm của họ.

Cách bạn phản hồi có thể tạo ra sự khác biệt giữa khách hàng hài lòng và khách hàng từ chối mọi cơ hội kinh doanh với công ty bạn.

Để giúp bạn xoa dịu những khách hàng đang tức giận, những chia sẻ về các chiến thuật đã được thử nghiệm hàng đầu sau đây để giải quyết xung đột.

5. Phản hồi, xác nhận và cảm thông.

Khi đối phó với những khách hàng không hài lòng, Bà Rachel Beider, Giám đốc điều hành của PRESS Modern Massage, sử dụng kỹ thuật Imago để xoa dịu tình hình. Quy trình ba bước này bao gồm sự phản hồi, xác nhận và cảm thông.

Bà Beider nói: “Bước một là phản hồi. Việc lặp lại vấn đề của khách hàng cho phép họ biết rằng họ đã được lắng nghe”.

“Tiếp theo là xác nhận, sử dụng một cụm từ kiểu như ‘Hoàn toàn có thể hiểu được khi bạn khó chịu.’ Cuối cùng, là sự đồng cảm hay cảm thông – ví dụ, ‘Tôi có thể tưởng tượng rằng điều đó sẽ rất bực bội.’

6. Xem xét lại kì vọng của họ.

Ông Piyush Jain, Giám đốc điều hành của SIMpalm cho biết nhóm phát triển phần mềm của ông sẽ cùng nhau thực hiện một cuộc gọi để lắng nghe các vấn đề của khách hàng.

Cách tiếp cận nhóm này thường giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hơn.

“Một khi khách hàng thấy rằng đội nhóm của bạn đang dành thời gian để lắng nghe họ, họ sẽ hạ nhiệt ngay”, Ông Jain nói. “Nhiều vấn đề nảy sinh do sự hiểu nhầm về kỳ vọng. Tất cả những gì chúng tôi phải làm là vượt qua kỳ vọng một lần nữa để trấn an khách hàng.”

7. Lắng nghe và hành động.

Bà Maria Thimothy, chuyên gia tư vấn của OneIMS, cho biết nếu khách hàng của bạn đang khó chịu, hãy lắng nghe để hiểu được sự thất vọng của họ và hành động càng sớm càng tốt.

“Hãy đảm bảo rằng bạn cho họ một khoảng thời gian đã cam kết khi bạn giải quyết vấn đề”, Bà Thimothy nói thêm. “Làm điều này mục tiêu là để đặt kỳ vọng và sau đó vượt qua chúng để bạn biến tiêu cực thành tích cực.”

8. Làm bất cứ điều gì bạn cho là đúng.

Dịch vụ khách hàng tốt chỉ gói gọn trong vài từ đơn giản: Làm cho nó đúng. Ông Joel Mathew, Giám đốc điều hành và người sáng lập của Fortress Consulting cùng với đội nhóm của ông tin tưởng vào việc làm bất cứ điều gì có thể để giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, ngay cả khi họ phải trả giá rất đắt.

Ông Mathew cho biết:

“Chúng tôi có một khách hàng mà chúng tôi đã từng nghĩ chúng tôi sẽ thất bại với họ.

Nhưng sau đó tôi đã nói chuyện với họ về việc hãy cho chúng tôi 30 ngày để làm cho nó trở nên đúng đắn hơn.

Chúng tôi miễn phí cho họ, và điều đó cuối cùng đã làm thay đổi trải nghiệm của họ với chúng tôi. Họ vẫn là khách hàng của chúng tôi.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Cathy Nhung | MarketingTrips