Skip to main content

Thẻ: Game Marketing

Đi tìm xu hướng mới cho ngành Marketing trong đại dịch

Gaming Influencer Marketing được đánh giá là một “mỏ vàng”, nhưng chưa khai thác hết tiềm năng, trong khi giải pháp này giúp kết nối khách hàng mục tiêu và chiếm lĩnh thị trường mạnh mẽ trong đại dịch.

Giãn cách xã hội kéo dài khiến hành vi người tiêu dùng xuất hiện những thay đổi đáng kể. Trong bối cảnh đó, gaming nổi lên như một giải pháp đáp ứng tối đa nhu cầu giải trí của người dân bởi sự đa dạng và khả năng kết nối tương tác nhiều người trên cùng nền tảng.

Đồng thời, nhu cầu tìm kiếm các giải pháp marketing mới tiếp cận và phủ sóng thương hiệu tới khách hàng trong mùa dịch đang ngày càng gia tăng.

Thời gian gần đây, hình thức Gaming Influencer Marketing dần trở thành một xu hướng và mang lại hiệu quả bất ngờ cho các nhãn hàng, nhất là thời điểm đại dịch khiến nhiều hình thức marketing truyền thống bị vô hiệu.

Đây được đánh giá là một “mỏ vàng”, nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng, trong khi giải pháp này giúp kết nối khách hàng mục tiêu và chiếm lĩnh thị trường mạnh mẽ.

Cụ thể, Gaming Influencer Marketing là hình thức marketing sử dụng hình ảnh của Influencer (người có ảnh hưởng) hoặc Content Creator (nhà sáng tạo nội dung) trong lĩnh vực Gaming (trò chơi điện tử) để thu hút và truyền tải thông điệp của nhãn hàng tới nhóm công chúng mục tiêu phù hợp, từ đó thu về khách hàng tiềm năng cho thương hiệu.

Ông Trần Quốc Toản – CEO Adsota Agency cho biết, một trong những lý do khiến Gaming Influencer Marketing trở nên “tiềm năng”, là bởi những lợi ích vượt trội mà hình thức này mang lại cho doanh nghiệp.

Lợi ích đầu tiên là khả năng thu về tệp khách hàng chất lượng. Khởi nguồn từ thị trường ngách, Gaming Influencer đã xây dựng những người theo dõi rất trung thành do sự tương tác giữa họ và khán giả được duy trì nhờ tần suất livestream cao và ổn định.

Với lượng công chúng chủ yếu ở độ tuổi 18 – 30, nổi bật là Gen Z – nhóm đối tượng được nhiều nhãn hàng săn đón, đây chính là cơ hội để các nhãn hàng mở rộng vị thế của mình tới nhóm khách hàng giới trẻ.

Tiếp theo là sự đa dạng hóa hình thức truyền tải nội dung. Khác với các KOL hay Influencer, việc hợp tác với Gaming Influencer không chỉ dừng lại ở những hình thức như đăng bài quảng cáo, sản xuất clip review, clip ngắn, viral clip.

Các nhãn hàng giờ đây có thể tối ưu hóa chiến lược phủ sóng thương hiệu dài hơi với chi phí 1/10 so với Kols bằng các hình thức khác vô cùng mới và hiệu quả như: Quảng cáo hiển thị chủ động trên Livestream, Banner Ads trong Livestream, sản xuất nội dung viral, tổ chức minigame trên các kênh Social,…

Ông Dương Chí Tâm – Giám đốc Marketing VNG đánh giá: “Gaming Influencer sở hữu tiềm năng vô hạn trong việc giúp các doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường khách hàng trẻ bởi nhu cầu giải trí của nhóm này ngày một tăng cao”.

Trong khi đó, các hình thức Gaming hoặc hỗ trợ nội dung Gaming đang trên đà phát triển mạnh mẽ, liên tục tạo ra những trải nghiệm mới lạ, độc đáo cho nhóm công chúng theo dõi. Chính vì vậy, nếu nhãn hàng nắm bắt và làm tốt điều này, việc tạo ra kết quả vượt trội khi hợp tác cùng Gaming Influencer là hoàn toàn khả thi.

Ông Phạm Bá Duy – Giám Đốc dự án OTA Network làm rõ 4 điểm nổi bật Gaming Influencer sở hữu giúp nhãn hàng thu về hiệu quả gồm: Khả năng điều hướng trong cuộc sống thực, tương tác khổng lồ, khả năng tạo ra tranh luận đa chiều giúp viral nội dung và khả năng tạo ra sức mạnh truyền thông bằng các giải đấu, showmatch.

Đặc biệt, với các chỉ số về lượng tương tác khổng lồ mà Gaming Influencer sở hữu như: tỷ lệ tương tác tăng 240%, lượng bình luận tăng 1300%, lượng chia sẻ tăng 425% so với các dạng nội dung khác, đây sẽ là bệ phóng giúp thương hiệu phủ sóng thị trường tối đa.

Ngoài ra, Gaming Influencer sở hữu cho mình các nền tảng hoạt động đa dạng như: Facebook cá nhân, Fanpage, Group Page, kênh YouTube, trang Instagram…

Chính vì vậy, khi hợp tác cùng các Gaming Influencer, nhãn hàng/doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc phủ sóng thương hiệu đa kênh, tối ưu hóa điểm chạm tới tệp khách hàng mục tiêu, giúp thu hẹp khoảng cách từ thương hiệu tới “trái tim” khách hàng.

Từ những nổi bật mà Gaming Influencer mang lại, ông Nguyễn Huy Phan (Trưởng phòng kinh doanh công ty Cổ phần Adsota) tổng hợp 8 hình thức ứng dụng Gaming Influencer trong Marketing phổ biến nhất hiện nay bao gồm: Livestream review & PR (quan hệ công chúng), video review, post PR (bài đăng quảng cáo), video call to action (video kêu gọi hành động), talkshow và minigame, tổ chức giải đấu thể thao điện tử (Esports), quảng cáo banner trong stream và quảng cáo hiển thị động (Dynamic Display Ads).

Trong đó, hình thức quảng cáo instream banner và quảng cáo hiển thị chủ động là hình thức mới nhất Adsota hiện đang triển khai nhưng rất hiệu quả được nhiều nhãn hàng lớn như Mentos, Zulong Gaming,… sử dụng gần đây để quảng bá sản phẩm.

Ông Trần Quốc Toản – CEO Adsota Agency đánh giá: “Với các hình thức áp dụng mới mẻ, độc đáo, mang lại hiệu quả cao được các nhiều ông lớn tin dùng, các nhãn hàng và doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt xu hướng mới Gaming Influencer Marketing để sở hữu những lợi thế vượt trội trong tương lai”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh