Skip to main content

Thẻ: gpt

OpenAI chưa đăng ký được nhãn hiệu GPT cho ChatGPT

Dù ChatGPT đã được ra mắt một thời gian, OpenAI vẫn chưa thể đăng ký được nhãn hiệu GPT. Bên cạnh đó, nhiều AI khác cũng đã ra đời với những cái tên tương tự như ThreatGPT, MedicalGPT, DateGPT và DirtyGP hay Elon Musk cũng có TruthGPT. Tuy nhiên hiện chưa có công ty nào đăng ký thành công.

OpenAI chưa đăng ký được nhãn hiệu GPT cho ChatGPT
OpenAI chưa đăng ký được nhãn hiệu GPT cho ChatGPT

Được tung ra vào tháng 11/2022, ChatGPT đã làm cả thế giới phải kinh ngạc với khả năng xử lý ngôn ngữ thành thạo, tạo ra các phản hồi tự nhiên, giống con người, đe dọa sự biến mất của nhiều nghề nghiệp hiện tại trên thị trường lao động.

Tuy nhiên, cho đến tận cuối tháng 12/2022, OpenAI mới đăng ký nhãn hiệu “GPT” lên Văn phòng bằng sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) với diễn giải rằng: GPT là viết tắt của cụm từ “Generative Pre-training Transformer”.

Ba tháng sau (tháng 3/2023), OpenAI đã nộp đơn kiến nghị USPTO đẩy nhanh quá trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu với lý do “vô số doanh nghiệp khác đã sử dụng tên gọi và giả mạo ứng dụng”.

Thật không may cho OpenAI, đơn kiến nghị của hãng đã bị bác bỏ vào tuần trước. Theo USPTO, các luật sư của OpenAI đã bỏ sót, không đóng một khoản phí liên quan cũng như chưa cung cấp “bằng chứng, tài liệu phù hợp để có thể kiến nghị thực hiện một hành động đặc biệt từ phía USPTO”.

Theo ông Jefferson Scher, luật sư sở hữu trí tuệ thuộc văn phòng Carr & Ferrell kiêm trưởng bộ phận đăng ký nhãn hiệu cho OpenAI, có thể mất tới 5 tháng nữa OpenAI mới nhận được quyết định có được bảo hộ nhãn hiệu GPT hay không. Thậm chí, ngay cả lúc đó, hãng cũng không thể chắc chắn được rằng công ty có được bảo hộ cho nhãn hiệu này hay không.

Theo ông Scher, chắc chắn rằng OpenAI có rất nhiều lý do để kỳ vọng rằng công ty có thể giành được văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Về việc chữ T trong nhãn hiệu đăng ký GPT là viết tắt của từ “Transformer” – tên của một cấu ​​trúc mạng nơ-ron mà các nhà nghiên cứu tại Google đã công bố lần đầu tiên vào năm 2017 và đã được sử dụng rộng rãi, ông Scher đã đặt ra câu hỏi:“GPT có thể là một nhãn hiệu tạo thành từ một cụm từ mang tính chất mô tả hay không?”.

Câu trả lời ở đây là: có thể. Trước đây IBM cũng đã đăng ký thành công nhãn hiệu của mình, trong đó IBM là viết tắt của cụm từ International Business Machines.

Đây là một trong những ví dụ về nhãn hiệu có nguồn gốc mô tả, ngay cả khi mô tả này không quá rõ ràng. Vì vậy, mặc dù “không có gì để đảm bảo rằng cuối cùng thì [OpenAI] sẽ sở hữu [nhãn hiệu GPT],” tuy nhiên những tiền lệ về việc bảo hộ các nhãn hiệu mang tình chất mô tả như IBM có thể giúp ích cho OpenAI trong quá trình đăng ký.

Thêm vào đó, ông Scher cho biết, trên thực tế OpenAI đã sử dụng nhãn hiệu “GPT” trong nhiều năm và đã phát hành mô hình Generative Pre-training Transformer phiên bản đầu tiên (hay GPT-1) vào tháng 10 năm 2018.

Tuy nhiên, đây cũng chưa hẳn là một lợi thế của OpenAI khi đăng ký nhãn hiệu GPT. Bởi theo luật pháp Hoa Kỳ, nhãn hiệu được đăng ký dựa trên nguyên tắc “first to use” (bên sử dụng đầu tiên sẽ là bên được bảo hộ nhãn hiệu).

Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu và dần có chỗ đứng trên thị trường trước khi đăng kỹ nhãn hiệu. Trong khi đó, trước tháng 11/2022, nhãn hiệu nổi tiếng nhất của công ty là OpenAI và ChatGPT thì chỉ mới nổi lên như cồn trong khoảng 6 tháng trở lại đây.

Ngay cả khi USPTO tra cứu và không phát hiện vấn đề gì với nhãn hiệu GPT, thì sau đó nhãn hiệu này sẽ được công bố để phản đối. Khi đó, những thực thể khác trên thị trường có thể nộp đơn phản đối nhãn hiệu này.

Theo đó, trong trường hợp của OpenAI, một bên phản đối sẽ phản đối OpenAI sử dụng GPT như một nhãn hiệu độc quyền, mà coi nó như tên viết tắt của một thuật ngữ liên quan đến AI tạo sinh một cách phổ quát hơn.

Trả lời Techcrunch, luật sư Scher cho biết, để có thể đưa ra phán quyết thích hợp, USPTO sẽ hỏi một mẫu công dân Mỹ nhất định về việc họ nhìn nhận GPT là nhãn hiệu của OpenAI hay là một thuật ngữ nói chung. Sau đó, nếu phán quyết nghiêng vào bên nào, bên đó sẽ là bên thanh toán những hóa đơn khảo sát đắt đỏ này cho phía tòa án.

Một cách khác để tìm hiểu về cách nhận thức, suy nghĩ của công chúng liên quan đến cách “GPT”, đó là thông qua việc công chúng sử dụng từ này với hàm ý như ở nơi công cộng, từ các chương trình trò chuyện đêm khuya đến những bài viết đăng tải công khai.

Luật sư Scher cho rằng: “Nếu công chúng không coi GPT là nhãn hiệu độc quyền của OpenAI, thì Hội đồng xét xử và kháng cáo nhãn hiệu sẽ là bên quyết định xem từ này có được bảo hộ hay không”.

Tất cả mọi người đều đặt ra câu hỏi tại sao công ty không đăng ký nhãn hiệu “GPT” sớm hơn. Luật sư Scher cho rằng OpenAI “có lẽ đã mất cảnh giác” trước thành công của chính mình.

Dù theo cách nào đi chăng nữa, luật sư Scher cho rằng “GPT không phải là ba chữ cái ngẫu nhiên. Nếu một [công ty khởi nghiệp] hỏi tôi liệu có an toàn sử dụng từ khóa “GPT” này cho sản phẩm, nhãn hiệu của họ hay không, tôi sẽ nói rằng điều này không an toàn.”

Một vấn đề khác ở đây đó là OpenAI đã nổi tiếng đến mức danh tiếng của công ty đã trở thành một yếu tố chi phối. Mặc dù một doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không cần thiết phải trở nên nổi tiếng để nhãn hiệu của họ có thể được bảo vệ, nhưng một khi yếu tố đại diện cho họ được công nhận rộng rãi, yếu tố đó sẽ nhận được sự bảo vệ vượt xa phạm vi lĩnh vực mà chính doanh nghiệp đang kinh doanh.

Chẳng hạn, Rolex là một nhãn hiệu quá nổi tiếng để có thể sử dụng cho bất kỳ sản phẩm nào đó khác. Nếu GPT được công nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng của OpenAI, thì công ty cũng sẽ có thể ngăn được những doanh nghiệp khác sử dụng nhãn hiệu này trên diện rộng, mặc dù việc truy đuổi những kẻ vi phạm sẽ rất tốn kém.

Đây là một trong những thuận lợi cho công ty trong dài hạn. Thời gian càng trôi qua, OpenAi càng thu hút được nhiều người dùng và công ty càng được biết đến nhiều hơn, khi đó khả năng “GPT” sẽ được công nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng.

Một hộ gia đình bình thường, những gia đình bình thường không quá quan tâm đến công nghệ hay AI liệu đã biết đến OpenAI chưa? “Chắc chắn,” luật sư Scher nhận định, “OpenAI sắp phổ biến đến mức như thế.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

ChatGPT là gì? Tất cả những gì cần biết về ChatGPT

ChatGPT là một chatbot AI hội thoại được phát triển bởi OpenAI. ChatGPT được viết tắt từ Chat Generative Pre-training Transformer dùng để mô tả thuật toán xử lý ngôn ngữ của ChatGPT. Với những gì mà chatbot AI này có thể mang lại, việc hiểu bản chất của ChatGPT là gì hay sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả là vô cùng hữu ích.

ChatGPT là gì
ChatGPT là gì? Tìm hiểu toàn diện về chatbot AI ChatGPT

Kể từ khi được ra mắt bản thử nghiệm (prototype) lần đầu với tên gọi ChatGPT 3 vào tháng 6 năm 2020, tiếp đó là ChatGPT 3.5 vào ngày 30 tháng 11 năm 2022, và gần đây nhất là ChatGPT 4, ChatGPT hiện có hơn 100 triệu người dùng toàn cầu và liên tục tăng trưởng.

Theo thông tin giới thiệu chính thức từ OpenAI, bản dùng thử công khai lần đầu của ChatGPT là phiên bản GPT 3.5 và đến hiện tại đã được cập lên GPT 4 với nhiều tính năng trội hơn.

ChatGPT cùng với các chatbot AI khác là một phần của làn sóng được gọi là AI tổng quát, AI tạo sinh hay AI tổng hợp (Generative AI), khái niệm đề cập đến các hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên có thể cung cấp nội dung bằng văn bản (text) hay thậm chí là hình ảnh và video chỉ thông qua vài câu lệnh hay truy vấn yêu cầu đơn giản.

Bài viết dưới đây từ MarketingTrips sẽ phân tích toàn diện các nội dung mà bạn cần biết liên quan đến chatbot AI ChatGPT của OpenAI cũng như các thông tin khác liên quan đến các mô hình ngôn ngữ tự nhiên, thứ giá trị cốt lõi của các chatbot.

ChatGPT là gì?

ChatGPT là một chatbot AI (Generative AI) hoạt động dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn được OpenAI phát triển dựa trên phiên bản công nghệ GPT-3.5.

ChatGPT hiện có thể được xem như là một công cụ hỏi đáp có khả năng ghi nhận câu hỏi và đưa ra các câu trả lời tức thời với các nội dung tương ứng bằng ngôn ngữ tự nhiên (natural language).

Khác với các công cụ tìm kiếm truyền thống như Google hay Bing, ChatGPT đưa ra các câu trả lời cụ thể thay vì là các liên kết (links) để dẫn người dùng đến một trang web thứ ba nào đó trên trang kết quả tìm kiếm.

ChatGPT của ai hay ai đã tạo ta ChatGPT?

Sam Altman - Nhà sáng lập của OpenAI, doanh nghiệp sở hữu ChatGPT
Sam Altman – Nhà sáng lập của OpenAI, doanh nghiệp sở hữu ChatGPT

Chatbot AI ChatGPT được xây dựng bởi OpenAI, một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ có trụ sở tại San Francisco, Mỹ. Sam Altman chính là nhà sáng lập và giám đốc điều hành của OpenAI.

Trước khi tạo ra ChatGPT, OpenAI nổi tiếng với DALL·E, một mô hình máy học chuyên sâu (deep-learning model) có khả năng tạo ra hình ảnh (images) từ các câu lệnh hướng dẫn bằng văn bản được gọi là lời nhắc, truy vấn hay từ khoá.

CEO Sam Altman cũng từng là chủ tịch của Y Combinator, một quỹ đầu tư chuyên rót vốn vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ.

Đến thời điểm hiện tại, gã khổng lồ Microsoft đã đầu tư hơn 10 tỷ USD vào OpenAI và cũng là nhà đầu tư lớn nhất của công ty này.

Một số thông tin cần biết khi tìm hiểu về chatbot AI ChatGPT.

  • ChatGPT là chatbot có nghĩa là nó là công cụ có khả năng đàm thoại với người dùng theo mô hình hỏi-đáp. Vì hoạt động dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) cùng với các mô hình ngôn ngữ lớn, ChatGPT sử dụng ngôn ngữ gần giống với con người (Human-like Technology).
  • Điểm quyết định chất lượng câu trả lời (Output) của ChatGPT phụ thuộc vào lượng dữ liệu đầu vào (Input) mà nó có được. Lượng dữ liệu đầu vào càng lớn thì khả năng câu trả lời (phản hồi) đầu ra càng chính xác (vì ChatGPT được tích hợp công nghệ máy học có khả năng ghi nhận và tối ưu dữ liệu đã từng tương tác).
  • Trong nhiều trường hợp, không có 1 câu trả lời chính các cho cùng một mục đích yêu cầu. Vì ChatGPT hiểu theo kiểu ngôn ngữ tự nhiên, tuỳ vào các yêu cầu (truy vấn nhập vào công cụ) khác nhau, theo các ngữ cảnh khác nhau mà ChatGPT gợi ý các câu trả lời khác nhau.
  • Vấn đề lớn nhất của ChatGPT đó là thông tin thiếu tính kiểm chứng. Khác với các công cụ tìm kiếm thứ mà người dùng nhận được là các liên kết dẫn đến các nguồn thông tin liên quan mà họ tìm kiếm (hỏi Google), từ đây người dùng có thể đánh giá mức độ chính xác của thông tin dựa vào mức độ uy tín của nơi họ đang xem nội dung. Ví dụ khi tìm kiếm thông tin về Luật thì nội dung ở website chính thức của Hội Luật sư sẽ chính xác hơn so với các Trang tin rác nào đó. ChatGPT thì ngược lại, nó chỉ đưa ra câu trả lời mà không biết thông tin đó lấy từ đâu.

ChatGPT gắn liền với các mô hình ngôn ngữ lớn.

ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ lớn (large language model – LLM) dựa trên công nghệ lõi là trí tuệ nhân tạo. Mô hình ngôn ngữ lớn là mô hình được đào tạo với lượng dữ liệu đầu vào (input data) khổng lồ để từ đó có thể tổng hợp, phân tích và đưa ra các câu trả lời (output data) phù hợp nhất trong một khoảng thời gian ngắn nhất.

Theo các nghiên cứu khác nhau, lượng dữ liệu đầu vào càng lớn thì khả năng đưa ra các câu trả lời của chatbot càng chính xác và ngược lại.

Theo Đại học Stanford:

ChatGPT bản 3 có 175 tỷ tham số (parameters) và được đào tạo dựa trên 570 gigabyte văn bản (Text). Để so sánh mức độ cải tiến với phiên bản trước đó, ChatGPT bản 2, chỉ có hơn 1.5 tỷ tham số và 5.7 gigabyte văn bản.

Khác với ChatGPT 2, ChatGPT 3 có thể thực hiện các nhiệm vụ mà nó chưa từng hoặc rất ít được đào tạo rõ ràng trước đó, chẳng hạn như dịch một câu từ tiếng Anh sang tiếng Pháp.”

Quay trở lại với các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) vốn là một phần cốt lõi của các chatbot AI như ChatGPT. LLM có thể dự đoán các từ tiếp theo trong một chuỗi bao gồm nhiều từ trong câu và các câu tiếp theo, với khả năng này, nó có thể viết ra một đoạn văn dài hoặc toàn bộ một trang nội dung nào đó.

Phương thức đào tạo hiện đang được áp dụng cho ChatGPT là gì?

Phương thức đào tạo hiện đang được áp dụng cho ChatGPT là gì?
Phương thức đào tạo hiện đang được áp dụng cho ChatGPT là gì?

ChatGPT bản 3.5 được đào tạo dựa trên một lượng dữ liệu khổng lồ về mã (code) và thông tin từ internet, bao gồm các nguồn nội dung từ các trang web, diễn đàn, mạng xã hội, các đoạn hội thoại, và hơn thế nữa với mục tiêu là hiểu cách con người trao đổi hay giao tiếp với nhau.

ChatGPT cũng được đào tạo bằng cách sử dụng các phản hồi của con người, từ các câu hỏi và câu trả lời tương ứng, cùng với đó là các phản hồi cụ thể của con người, AI có thể dự đoán các câu trả lời phù hợp nhất theo từng câu hỏi hay truy vấn.

Theo một nghiên cứu về các mô hình ngôn ngữ, đây chính là phương thức đào tạo máy học mang tính đột phá:

“Một trong những mục tiêu với các mô hình ngôn ngữ lớn là được đào tạo để xác định các câu trả lời phù hợp với từng câu hỏi được đưa ra. Theo mặc định, các mô hình ngôn ngữ sẽ tối ưu hóa mục tiêu dự đoán những từ tiếp theo, đó chính là thứ mà người dùng cần nhất.

Trong khi các mô hình ngôn ngữ cũng có thể đưa ra các câu trả lời sai lệch, độc hại hay không phù hợp với những gì mà người dùng tìm kiếm, việc cung cấp nhiều dữ liệu hỗ trợ hơn có thể khiến các chatbot trở nên thông minh hơn.”

Để có thể cải thiện tính chân thực của ChatGPT, những người nghiên cứu bắt đầu thử nghiệm các thuật toán mới và đây là kết quả:

“Nhìn chung, kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng việc tinh chỉnh các mô hình ngôn ngữ lớn từ việc sử dụng sở thích của con người sẽ cải thiện đáng kể năng lực của nó trong nhiều loại nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên, mức độ an toàn và đáng tin cậy của những nội dung mà chúng đưa ra vẫn còn là một vấn đề lớn.”

Điều khiến ChatGPT khác biệt so với các chatbot AI khác là nó được đào tạo đặc biệt để hiểu ý định của con người trong một câu hỏi cụ thể và đưa ra các câu trả lời hữu ích tương ứng, trung thực và vô hại.

Một tài liệu nghiên cứu khác liên quan đến ChatGPT cũng cho thấy cách họ đào tạo chatbot AI này để có thể dự đoán những gì mà con người kỳ vọng:

“Nhiều ứng dụng học máy tối ưu hóa các số liệu đơn giản chỉ là mang tính đại diện cho ý định chủ quan ban đầu của nhà phát triển. Điều này có thể dẫn đến khá nhiều vấn đề, chẳng hạn như các đề xuất video spam trên YouTube.”

Để giải quyết điều này, yêu cầu đặt ra là cần tạo ra một AI có thể đưa ra các câu trả lời được tối ưu hóa theo ý muốn của con người.

OpenAI đã đào tạo ChatGPT bằng cách sử dụng bộ dữ liệu so sánh của con người giữa các câu trả lời khác nhau để máy học có thể dự đoán tốt hơn những gì họ đánh giá là “một câu trả lời thỏa đáng”.

Hạn chế hiện tại của ChatGPT là gì?

  • ChatGPT hạn chế về các phản hồi hay câu trả lời độc hại.

ChatGPT được lập trình đặc biệt để không cung cấp các phản hồi mang tính độc hại hoặc có dấu hiệu tiêu cực (vi phạm chính sách). Vì vậy, các câu hỏi theo kiểu này về cơ bản là “vô dụng” khi không nhận được các câu trả lời phù hợp.

  • Chất lượng câu trả lời của ChatGPT phụ thuộc vào chất lượng người hỏi.

Một hạn chế quan trọng khác của ChatGPT là chất lượng của dữ liệu đầu ra, tức các câu trả lời phụ thuộc nhiều vào chất lượng của đầu vào, tức cách người dùng đặt câu hỏi cho nó. Nói cách khác, đặc câu hỏi càng tốt thì sẽ nhận được câu trả lời càng tốt và ngược lại.

  • Không phải những gì ChatGPT trả lời đều là chính xác.

ChatGPT cũng bị giới hạn bởi mức độ chính xác của nội dung. Vì chatbot AI được đào tạo để cung cấp những câu trả lời phù hợp với con người, nó có thể đánh lừa con người rằng kết quả đầu ra mà nó cung cấp là chính xác.

Từ các câu hỏi về toán học, hoá học, đến các nội dung tin tức đơn thuần, ChatGPT có thể đưa ra các thông tin thiếu chính xác.

  • OpenAI cũng giải thích về những hạn chế của ChatGPT.

Theo OpenAI:

“ChatGPT đôi khi viết những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng lại không chính xác hoặc vô nghĩa.

Việc khắc phục được sự cố này thực sự là một thách thức, vì:

(1) trong quá trình đào tạo, những thông tin đầu vào mà ChatGPT có được ít được chứng thực là nó đúng (hoặc sai). Không có bất cứ tài liệu nào chứng minh cho điều này.

(2) khi nó được đào tạo để trở nên thận trọng hơn, tức hạn chế đưa ra các câu trả lời sai hoặc không chắc chắn, điều này khiến nó dễ từ chối các câu hỏi mà nó vẫn có thể trả lời đúng; Và

(3) đào tạo mô hình phụ thuộc vào những gì mô hình biết, hơn là những gì con người thể hiện là biết.”

ChatGPT có được miễn phí sử dụng không?

Hiện tại, OpenAI đưa ra 2 gói sử dụng cho người dùng bao gồm gói miễn phí với nhiều tính năng hạn chế và gói có trả phí là ChatGPT Plus với giá là 20 USD mỗi tháng, tuy nhiên tính năng này hiện chỉ khả dụng ở một số thị trường nhất định.

Liệu các mô hình ngôn ngữ hay chatbot AI như ChatGPT sẽ thay thế Google Tìm kiếm không hay thách thức của Google là gì ?

Liệu các mô hình ngôn ngữ hay chatbot AI như ChatGPT sẽ thay thế Google Tìm kiếm không?
Liệu các mô hình ngôn ngữ hay chatbot AI như ChatGPT sẽ thay thế Google Tìm kiếm không?

Trước làn sóng AI (Artificial intelligence) và đặc biệt khi công cụ tìm kiếm đối thủ là Bing của Microsoft thông báo hợp tác và tích hợp với ChatGPT, Google đã có ngay hành động đáp trả.

Cụ thể, Google đã giới thiệu một chatbot AI có tên là Bard được xây dựng dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn LaMDA. Bard hoạt động tương tự ChatGPT tuy nhiên kể từ khi ra mắt chatbot này đã liên tục mắc lỗi và tỏ ra kém hơn nhiều so với ChatGPT.

Một câu hỏi được đặt ra là, liệu ChatGPT hay các công cụ chatbot AI khác có khả năng thay thế các công cụ tìm kiếm như Google hay không.

Trong khi mục đích sử dụng hiện tại của Google tìm kiếm và ChatGPT cũng có nhiều phần khác nhau, kịch bản thay thế vẫn hoàn toàn có cơ sở khi chatbot sẽ tiếp tục được nâng cấp trong tương lai.

Các công nghệ mới vẫn còn một chặng đường dài phía trước, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hình dung ra một tương lai tìm kiếm mới, nơi có sự kết hợp giữa chatbot và tìm kiếm hay thậm chỉ là chỉ sử dụng chatbot để tìm kiếm.

Dưới đây là chia sẻ trực tiếp từ ChatGPT khi nói về khả năng thay thế Google?

“ChatGPT và Google là hai nền tảng công nghệ khác nhau và phục vụ mục đích khác nhau, do đó không thể nói ChatGPT có thể thay thế Google hoàn toàn.

Google là một công cụ tìm kiếm mạnh mẽ được sử dụng hàng ngày bởi hàng tỷ người trên toàn thế giới để tìm kiếm thông tin trên Internet. Nó cung cấp cho người dùng các kết quả tìm kiếm liên quan đến từ khóa được nhập vào, từ thông tin về sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tin tức và nhiều hơn nữa.

ChatGPT là một mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) được đào tạo để tương tác với con người thông qua các cuộc trò chuyện. Nó có thể giúp trả lời câu hỏi, thực hiện các nhiệm vụ, tìm kiếm thông tin, dự đoán và nhiều hơn nữa.

ChatGPT không cung cấp các kết quả tìm kiếm bằng liên kết như Google, mà thay vào đó là một công nghệ tương tác kiểu hội thoại với con người.

Vì vậy, dù ChatGPT có thể giúp giải quyết một số nhu cầu liên quan đến thông tin, tuy nhiên, nó không thể thay thế hoàn toàn Google trong việc tìm kiếm thông tin trên Internet, ít nhất là đến thời điểm hiện tại.”

Dùng ChatGPT để làm gì hay ChatGPT có thể làm những công việc nào?

Đối với những người mới khi tìm hiểu về chatbot AI ChatGPT, một trong những câu hỏi được thắc mắc nhiều nhất là dùng ChatGPT để làm gì hay nó có thể giúp họ hoàn thành những loại công việc cụ thể nào.

Là một chatbot hội thoại sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn, ChatGPT có thể viết mã, trả lời các câu hỏi theo kiểu hội thoại, soạn nội dung email, biên dịch, làm thơ, viết lời bài hát và thậm chí là cả viết truyện ngắn theo phong cách của một tác giả cụ thể nào đó.

ChatGPT cũng hữu ích trong việc đưa ra các ý tưởng hay giàn bài cho các nội dung cụ thể, ví dụ như bài luận hay bài báo.

ChatGPT kiếm tiền hay tạo ra doanh thu như thế nào?

Tính đến thời điểm hiện tại, ngoài các khoản được đầu tư thì OpenAI, công ty tạo ra và sở hữu ChatGPT, vẫn chưa thực sự kiếm được tiền từ chatbot. Phiên bản được sử dụng rộng rãi với hơn 100 triệu người dùng vẫn là miễn phí. Phiên bản có trả phí ChatGPT Plus vẫn khá hạn chế về lượng người dùng đăng ký.

Tuy nhiên, trong tương lai, ngoài việc mở rộng bản có trả phí, OpenAI sẽ đẩy mạnh việc bán các giải pháp công nghệ của ChatGPT (API, Plugin…) cho các doanh nghiệp muốn tích hợp ChatGPT cho mục đích nội bộ của doanh nghiệp.

Mặc dù chưa tạo ra nhiều doanh thu nhưng với tiềm năng thị trường to lớn, OpenAI hiện được định giá gần 30 tỷ USD và là một trong những công ty khởi nghiệp công nghệ thành công nhất mọi thời đại.

FAQs – Những câu hỏi phổ biến thường gặp về chatbot AI ChatGPT là gì?

  • GPT là gì?

GPT là từ viết tắt của Generative Pre-training Transformer, khái niệm mô tả một thuật toán xử lý ngôn ngữ. Sở dĩ OpenAI đặt tên cho chatbot AI của mình là ChatGPT vì nó sử dụng mô hình ngôn ngữ này để xử lý các câu trả lời.

  • ChatGPT Plus là gì?

ChatGPT Plus là phiên bản ChatGPT có trả phí. Khác với bản miễn phí vốn giới hạn về tính năng và thời gian sử dụng, ChatGPT Plus cung cấp cho người dùng nhiều tính năng độc quyền hơn, khả năng truy cập cao hơn. ChatGPT Plus hiện có giá là 20 USD mỗi tháng.

  • Làm thế nào để cài đặt, tải hay đăng ký và sử dụng ChatGPT?

Cách đăng ký và sử dụng ChatGPT tương đối đơn giản, bạn có thể đăng ký trực tiếp từ OpenAI tại liên kết: https://chat.openai.com/ hoặc xem hướng dẫn đăng ký tại đây hướng dẫn đăng ký ChatGPT.

Kết luận.

Như đã đề cập, trong khi ChatGPT hiện là chatbot hoạt động theo hướng hỏi đáp tuy nhiên nó cũng có thể tích hợp nhiều tính năng mới trong tương lai.

Bằng cách hiểu tường tận ChatGPT là gì cũng như cách nó được sử dụng, bạn có thể có thêm nhiều cách hơn để khám phá nội dung, xây dựng ý tưởng sáng tạo, và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips