Skip to main content

Thẻ: IQ

Những dấu hiệu này cho thấy một nhà lãnh đạo sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn

Các nhà lãnh đạo kinh doanh hiệu quả phải làm việc chăm chỉ và thường xuyên trau dồi chiến lược, tuy nhiên có một thứ khác có thể giúp họ có nhiều cơ hội để thành công hơn so với những người còn lại.

Những dấu hiệu này cho thấy một nhà lãnh đạo sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn

Bạn cần gì để có thể xây dựng một doanh nghiệp từ con số 0?

Một số người cho rằng đó chỉ đơn giản là vấn đề về làm việc chăm chỉ – sự kết hợp hoàn hảo giữa kỷ luật và sự kiên trì.

Những người khác nghĩ rằng chiến lược là thành phần quan trọng nhất, trong khi một số cũng lại nói rằng tinh thần doanh nhân là tất cả những gì bạn cần.

Thật không may, không có bất cứ một công thức bí mật nào để phát triển doanh nghiệp thành công cả.

Các doanh nhân thành công, vào một thời điểm nào đó, sẽ áp dụng tất cả những kỹ năng này để tạo ra một tổ chức phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, nếu nói có thứ gì đó có thể giúp một nhà lãnh đạo xây dựng được một doanh nghiệp vững mạnh thì đó có lẽ là sự bền bỉ và tầm nhìn – và cả 2 yếu tố này đều dựa trên một thành phần quan trọng duy nhất: sự trưởng thành về mặt cảm xúc của nhà lãnh đạo.

Dưới đây là những gì mà bạn có thể tham khảo:

Sự trưởng thành về mặt cảm xúc là gì?

Sự trưởng thành về mặt cảm xúc cũng giống như việc bạn tiếp xúc với chính cảm xúc của bạn và quan trọng hơn là bạn biết cách để sử dụng chúng.

Một biểu hiện quan trọng của sự trưởng thành về mặt cảm xúc là khả năng chuyển đổi giữa suy nghĩ và cảm xúc, bạn biết cách ưu tiên và thể hiện chúng khi cần thiết.

Phản ứng đầu tiên của bạn đối với lỗi lầm của một nhân viên có thể là sửa chữa và sau đó là tiếp tục hoàn thiện và tiến lên.

Một nhà lãnh đạo trưởng thành về mặt cảm xúc sẽ nhận thấy sự thôi thúc đó ở trong họ, sau đó họ suy nghĩ về việc dành thời gian để lắng nghe suy nghĩ của nhân viên.

Một cách khác để nhìn nhận sự trưởng thành về mặt cảm xúc đó là thông qua lăng kính của trí tuệ cảm xúc của nhà lãnh đạo đó – thứ thường được gọi là EQ.

Khả năng này không chỉ là một công cụ mạnh mẽ để phát triển cá nhân mà nó còn thậm chí là một công cụ để cải thiện các mối quan hệ của bạn.

Theo một bài kiểm tra về kỹ năng tại nơi làm việc của TalentSmart, trí tuệ cảm xúc là yếu tố được dự báo là quan trọng nhất liên quan đến hiệu suất làm việc của nhân viên – nó chi phối đến 58% sự thành công của một nhân viên.

Sự trưởng thành về mặt cảm xúc có thể giúp xây dựng các đội nhóm vững mạnh.

Suy cho cùng, một doanh nghiệp thành công hay không không phải là sản phẩm của riêng người dẫn đầu. Đó phải là sự kết hợp của toàn bộ tổ chức.

Chuyên gia tư vấn kinh doanh Britt Andreatta viết:

“Mọi tổ chức đều có thể đạt được mục tiêu của mình thông qua một loạt các cuộc trò chuyện, tương tác và quyết định hàng ngày.

Những điều này nhất thiết phải liên quan đến con người và chúng ta càng thông minh về mặt cảm xúc, chúng ta sẽ càng trở nên hiệu quả hơn ở mọi cấp độ.”

Bằng cách đầu tư vào con người và hạnh phúc của họ, bạn đang đầu tư vào sự trường tồn và thành công của một doanh nghiệp.

Khi đội nhóm của bạn được kết nối và đồng bộ hóa, họ sẽ được trao quyền để làm việc cùng nhau và tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại nhiều ý nghĩa cho cuộc sống của mọi người, đó chính là thứ mà mọi khách hàng đều cần.

Có một doanh nhân từng viết: “Trí tuệ cảm xúc giúp bạn thiết lập một nền văn hóa tích cực, ở đó nhân viên luôn được khuyến khích nỗ lực hết mình ”.

Những người luôn cảm thấy thân thuộc và được kết nối tại nơi làm việc sẽ có khả năng sáng tạo và chiến lược hơn vì họ cảm thấy an toàn khi chia sẻ các ý tưởng và chấp nhận những rủi ro có thể đến, điều không thể xảy ra với một nhà lãnh đạo mà bạn luôn e ngại.

Một nghiên cứu của Initiative One Leadership Institute cho thấy rằng người lao động “ít có khả năng bỏ việc hơn 400% nếu họ có một người quản lý có EQ cao.”

Sự trưởng thành về mặt cảm xúc giúp kinh doanh hiệu quả hơn.

Một dấu hiệu quan trọng của sự trưởng thành về mặt cảm xúc là sự đồng cảm (empathy) – đó là khả năng có thể thấu hiểu các vấn đề của người khác bởi vì bạn luôn đặt mình vào hoàn cảnh của họ và nhìn thấy chính mình trong đó.

Sự đồng cảm là một phần cần thiết của yếu tố con người và ngoài việc nó có thể giúp xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, nó cũng có thể là một công cụ kinh doanh hiệu quả.

Một doanh nghiệp được xây dựng dựa trên các giá trị quan hệ như sự đồng cảm sẽ hấp dẫn hơn đối với những người bên ngoài (có thể là đối tác của bạn) bởi vì nó thường được xây dựng bởi một nhà lãnh đạo đầy cảm xúc và đồng cảm.

Nhận thức đầy đủ về cảm xúc cũng có thể giúp bạn hiểu đối tượng mục tiêu của mình và nỗi đau của họ hơn, về lâu dài, điều này cũng có thể chuyển hoá thành việc xây dựng một sản phẩm tốt hơn và kết thúc bằng doanh số bán hàng tốt hơn.

Sự trưởng thành về mặt cảm xúc giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn.

Nếu một bản thiết kế hoặc chiến lược marketing không phù hợp với phong cách hay quan điểm của bạn, như một cách tự nhiên, bạn lập tức từ chối nó mà không cần nghe bất cứ phản hồi nào từ cấp dưới.

Cuối cùng, những quyết định hấp tấp của bạn đã không những không đóng góp vào sự thịnh vượng chung của tổ chức mà còn tạo ra vô số những ‘khoảng trống’ với những cộng sự của mình.

Sự trưởng thành về mặt cảm xúc là “luôn nhận thức được cảm xúc của bạn để bạn có thể kiểm soát chúng và hiểu chúng ảnh hưởng đến bạn như thế nào trong công việc hàng ngày”. Loại trưởng thành này cũng đòi hỏi sự khiêm tốn và linh hoạt.

Khi bạn nhận thức được cảm xúc của mình, bạn cũng nhận thức được ‘điểm mù’ của mình – và cách chúng có thể cản trở các quyết định khôn ngoan hoặc có lợi của bạn.

Sự trưởng thành về mặt cảm xúc giúp nuôi dưỡng khả năng tự phục hồi tốt hơn.

Nếu bạn lắng nghe chia sẻ từ các doanh nhân, thì việc có một ý tưởng thành công ngay lần đầu tiên là rất hiếm. Từ tầm nhìn của bạn đến sự thành công đòi hỏi sự gan dạ và kiên trì, điều này không phải lúc nào cũng đến một cách tự nhiên.

Những người không bỏ cuộc sau thất bại là những người trưởng thành về mặt cảm xúc bởi vì họ không coi thất bại là điều gì đó quá tồi tệ.

Thay vào đó, họ nhìn thấy cơ hội để phát triển – để thay đổi cách tiếp cận và tiến lên theo một cách mới.

Ở cấp độ vi mô, loại khả năng tự phục hồi này cũng có thể thúc đẩy năng suất. Những người trưởng thành về mặt cảm xúc thường không cần sự hài lòng ngay lập tức, họ chấp nhận một viễn cảnh xa hơn của tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Tâm lý học: Không phải IQ – Tính cách mới là yếu tố quyết định thành công của một người

Nếu bạn biết điều gì đang kìm hãm mình đến với thành công của bản thân, bạn sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn để thay đổi nó.

Khi một nhóm do nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel, James Heckman dẫn đầu xem xét dữ liệu của hàng nghìn người để tìm ra yếu tố nào là quan trọng nhất đối với sự thành công của một người trong cuộc sống, họ nhận thấy rằng chỉ số IQ chỉ chiếm 1 hoặc 2%.

Vậy điều gì quan trọng hơn IQ rất nhiều? chỉ gói gọn trong một từ thôi, là tính cách.

Điều này nghe có vẻ khá đáng sợ đối với những người đang lo lắng rằng họ không có những tính cách phù hợp để vươn lên trong cuộc sống. Nhưng bạn đừng quá lo lắng.

Vì tính cách là yếu tố có thể thay đổi !

Sau nghiên cứu, các nhà tâm lý học cho rằng các đặc điểm tính cách của một người thành công bao gồm: hướng ngoại, dễ chịu, cởi mở và tận tâm.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy với một chút nỗ lực hàng ngày, bạn có thể thay đổi tính cách của mình một cách có ý thức nếu bạn muốn.

Tính cách của bạn có thể tạo ra hoặc phá vỡ những cơ hội thành công trong cuộc sống, và tính cách của bạn, ít nhất ở một mức độ nào đó, nó luôn nằm trong tầm kiểm soát của bạn.

7 cạm bẫy lớn nhất của tính cách.

Nếu định nghĩa của bạn về thành công là xây dựng một doanh nghiệp hàng tỷ đô la thì có lẽ bạn sẽ cần một tính cách khác với việc nếu bạn mơ ước trở thành một nông dân địa phương được yêu mến.

Trong một bài đăng gần đây của Psychology Today tại Đại học Massachusetts, giáo sư Susan Krauss Whitbourne giải thích cách các nhà tâm lý học đã tìm ra những đặc điểm tính cách nào sẽ cản trở con đường thành công của một người.

Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo:

  • Rối loạn điều tiết cảm xúc (khó quản lý căng thẳng và không chịu đựng được sự thất vọng).
  • Nội tâm hóa (dễ buồn và hay tự phê bình).
  • Thiếu ý chí (thiếu định hướng và hay mất tập trung).
  • Ngoại hóa (hay thực hiện những hành vi chứa đựng nhiều rủi ro).
  • Cứng nhắc và cầu toàn.
  • Dễ bị tưởng tượng (hay tưởng tượng những thứ xa vời).
  • Sự thờ ơ (thiếu nhiệt tình hoặc cảm xúc).

Giáo sư Whitbourne kết luận:

“Có được cái nhìn sâu sắc nhất về các khuynh hướng hay tính cách có thể ngăn cản các cơ hội thành công của chính bạn là bước quan trọng đầu tiên để loại bỏ một vòng luẩn quẩn tự đánh bại bản thân.

Bạn có thể không bao giờ giải quyết được tất cả các vấn đề nội tâm của mình, nhưng khi hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của chúng đối với cuộc sống của bạn, bạn có nhiều khả năng hơn để đạt được các thành tựu trong lâu dài.”

Hãy mạnh dạn để nhìn nhận thằng vào tính cách của bạn, điều có thể đang kìm hãm bạn và bạn sẽ thực sự đạt được giấc mơ của mình trong cuộc sống và sự nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

7 thói quen ‘CHẤT’ của những người có trí thông minh cảm xúc cao (P2)

Bạn sẽ không bao giờ đến được nơi bạn muốn nếu không thực hành. Đây là cách và những gì bạn cần để làm điều đó.

Hãy nghĩ về những người bạn biết, những người dường như luôn đạt được những gì họ mong muốn.

Họ tự cho mình là trung tâm? Họ có phải là những người ủng hộ tốt nhất của chính họ không? Khi nghĩ đến thành công của họ, bạn có cảm thấy hạnh phúc cho họ không?

Bạn có ngưỡng mộ họ không? Nếu bạn không, hãy cho rằng vì mục đích của chúng ta mà người khác cũng không ngưỡng mộ họ.

Và nếu bạn ngưỡng mộ họ, hãy nghĩ về điều đó. Có phải hoàn toàn là vì thành công của họ mà bạn đã tôn trọng không? Hay là điều gì đó khác?

Những người thực sự thông minh về mặt cảm xúc hiểu điều này. Đó là lý do tại sao họ cố gắng áp dụng một số thói quen rất hiệu quả để giúp họ dễ dàng hơn và có nhiều khả năng đạt được những gì họ muốn hơn.

4. Họ im lặng.

Bạn muốn biết loại vấn đề yêu thích của tôi là gì? Loại vấn đề mà bản thân nó sẽ tự giải quyết.

Vài năm trước, khi tôi đang đàm phán. Có hai điều tôi thực sự muốn thêm vào để làm dịu cuộc thỏa thuận.

Nhưng tôi lại lo lắng rằng yêu cầu một trong hai có thể có nguy cơ giết chết toàn bộ. Và tôi cũng tin rằng yêu cầu cả hai chắc chắn sẽ tự kết thúc chính nó.

Tôi rơi vào trạng thái tê liệt phân tích. Tôi không thể quyết định mình nên yêu cầu điều nào trong số hai điều – hoặc liệu tôi nên lấy những gì tôi đã nhận và đồng ý với thỏa thuận như hiện tại. Tôi đã đợi một ngày để trả lời. Sau đó là hai. Sau đó, ba ngày.

Bây giờ tôi lo lắng rằng tôi sẽ làm nổ tung nó. Nhưng đột nhiên bên kia trong cuộc đàm phán trả lời – đề nghị cho tôi cả hai thứ nếu tôi muốn ký thỏa thuận ngay lập tức.

Nó thật tuyệt. Vấn đề đã được giải quyết, mà tôi không thực sự làm gì cả.

Điều này có thể hiệu quả trong đàm phán cấp cao, mang tính chiến lược và nó cũng có thể hoạt động như một chiến thuật trong một cuộc trò chuyện đơn giản.

Người ở phía bên kia có một số khuynh hướng con người giống như tất cả chúng ta. Khi bạn chấp nhận im lặng, đôi khi người ấy sẽ đưa ra giả định và có thể lấp đầy những khoảng trống có lợi cho bạn.

Tất cả chỉ vì bạn biết đủ để nắm lấy sự im lặng, và không nói gì.

5. Họ tập trung đúng lúc cần.

Bạn có thể nghĩ: Mối quan hệ? Nó là về cái gì vậy? Các võ sĩ hầu như không nói chuyện với nhau. Thêm vào đó, các bạn đang cố gắng đánh nhau theo đúng nghĩa đen.

Tuy nhiên, trong một cuộc chiến, bạn hoàn toàn, 100% tập trung vào người kia. Nếu bạn không tập trung, bạn sẽ bị đánh bại. Và đó là điều tạo nên cơ sở cho mối quan hệ căng thẳng này.

Nghĩ về cảm giác của bạn khi người khác tập trung cao độ vào bạn. Giả sử bạn hoan nghênh sự chú ý, nó cho bạn biết: Tôi quan trọng đối với người này. Những điều tôi làm hoặc tôi nói với anh ấy hoặc cô ấy, sẽ tìm được khán giả dễ tiếp nhận.

Đôi khi, đó là điều tích cực: Bạn đang có một buổi hẹn hò lãng mạn, và nó diễn ra rất tốt đẹp, và hai giờ trôi qua vì cuộc trò chuyện quá tốt. Bạn hoàn toàn tập trung vào nhau. Bạn hy vọng bạn có thể tiếp tục và gặp lại nhau.

Đôi khi, điều đó thật tiêu cực: Cảnh sát gọi và nói rằng họ muốn hỏi một vài câu hỏi. Bây giờ bạn đang ngồi trong một căn phòng nhỏ với một thám tử ở phía bên kia bàn, 100% tập trung vào bạn và những gì bạn phải nói.

Dù bằng cách nào, những người thông minh về cảm xúc hiểu rằng nếu họ có thể thể hiện sự tập trung, họ có thể giúp người kia lấp đầy khoảng trống bằng một thông điệp tích cực như “Tôi quan trọng đối với người này.” Thậm chí có thể “Tôi đánh giá cao sự thật đó.”

Và điều đó thường chỉ có thể tích cực đối với bạn.

6. Họ thừa nhận những thiếu sót của bản thân.

Họ thừa nhận thiếu sót với người khác. Họ có thể, nhưng họ cũng thừa nhận chúng với chính bản thân họ.

Đây là một ví dụ cá nhân. Tôi đã từng mắc một lỗi toán học trong khi thực hiện một bản thảo sơ bộ về các loại thuế của mình, và nó khiến tôi gặp một chút khó khăn.

Đó là một năm rất phức tạp và tôi đã điều hành một số công việc kinh doanh cùng một lúc.

Tôi không biết khung thuế của bạn, nhưng đó là một số tiền lớn mà tôi đột nhiên phải nợ. Nó dường như thay đổi cuộc sống. Tôi đã sớm nghĩ đến việc đóng cửa các doanh nghiệp, bán nhà, từ bỏ việc tự kinh doanh và phải đi xin việc.

Nhưng sau đó vài tuần, tôi nhận được phản hồi từ kế toán của tôi, người cũng là một người bạn tuyệt vời. Anh ấy trấn an tôi rằng tôi đã mắc lỗi toán học. Một phần của nó liên quan đến việc tôi quên mất những thứ mà tôi được hưởng, một phần là đặt dấu phẩy thập phân sai vị trí trong quá trình tính toán của tôi.

Đây là lý do tại sao tôi có một kế toán. Đó cũng là lý do tại sao tôi trả tiền cho một người siêng năng làm hầu hết các công việc trong nhà. Đó là lý do tại sao tôi hỏi vợ xem tôi trông có ổn không trước khi ra khỏi cửa mỗi ngày.

Có những thứ tôi thực sự giỏi, và có những thứ tôi không giỏi.

Những người thông minh về mặt cảm xúc nắm lấy ưu điểm của họ, và họ cũng thừa nhận những thiếu sót của mình. Sau đó, họ yêu cầu giúp đỡ. Điều đó khiến họ có một vị trí tốt hơn để thành công.

7. Họ không giả sử điều tồi tệ nhất.

Bạn muốn công việc; họ đã đánh lừa bạn. Họ đã nghĩ rằng bạn không đủ tiêu chuẩn.

Bạn đã hy vọng có một cuộc hẹn hò thứ hai hoặc thứ ba; anh ấy hoặc cô ấy tiếp tục nói những lần bạn đề nghị là không tốt. Tôi đoán tình cảm không phải là của nhau. Nó chắc là vô vọng.

Bạn bắt đầu nhận thấy một số cơn đau lạ và một số triệu chứng kỳ lạ khác. Nó có lẽ là một căn bệnh nghiêm trọng. Tốt hơn hết hãy sắp xếp công việc của bạn.

Hãy nhìn xem, trong cả ba ví dụ này, điều tồi tệ nhất đã hoặc sắp xảy ra có thể xảy ra: bạn sẽ không bao giờ được tuyển; anh ấy hoặc cô ấy không muốn hẹn hò với bạn; bạn sẽ sớm đối mặt với cái chết của mình.

Nhưng, để sử dụng một thuật ngữ khoa học, kỹ thuật, thì ai mà biết được?

Bạn chắc chắn không. Nhưng nếu bạn cho rằng điều tồi tệ nhất, bạn tự lừa mình tin rằng bạn biết – và tất cả đều có hại cho bạn.

Ngược lại với việc giả sử điều tồi tệ nhất không nhất thiết phải giả định điều tốt nhất – mặc dù đó là một chiến lược thú vị.

Thay vào đó, nó chỉ đơn giản là tạm dừng.

Đó là thừa nhận những gì bạn không biết.

Đó là việc tránh những giả định sẽ khiến bạn lùi bước không cần thiết – và học cách thoải mái với thực tế là có một khoảng trống tạm thời trong nền tảng kiến ​​thức của bạn.

Điều tôi thích khi viết về xây dựng trí tuệ cảm xúc là khi nhìn lại, hầu hết các phương pháp hay nhất đều có vẻ hơi rõ ràng.

Hãy học những thói quen này của những người thông minh về mặt cảm xúc, và bạn sẽ ở vị trí tốt hơn để đạt được những điều bạn thực sự muốn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

7 thói quen ‘CHẤT’ của những người có trí thông minh cảm xúc cao (P1)

Bạn sẽ không bao giờ đến được nơi bạn muốn nếu không thực hành. Đây là cách và những gì bạn cần để làm điều đó.

Hãy nghĩ về những người bạn biết, những người dường như luôn đạt được những gì họ mong muốn.

Họ tự cho mình là trung tâm? Họ có phải là những người ủng hộ tốt nhất của chính họ không? Khi nghĩ đến thành công của họ, bạn có cảm thấy hạnh phúc cho họ không?

Bạn có ngưỡng mộ họ không? Nếu bạn không, hãy cho rằng vì mục đích của chúng ta mà người khác cũng không ngưỡng mộ họ.

Và nếu bạn ngưỡng mộ họ, hãy nghĩ về điều đó. Có phải hoàn toàn là vì thành công của họ mà bạn đã tôn trọng không? Hay là điều gì đó khác?

Những người thực sự thông minh về mặt cảm xúc hiểu điều này. Đó là lý do tại sao họ cố gắng áp dụng một số thói quen rất hiệu quả để giúp họ dễ dàng hơn và có nhiều khả năng đạt được những gì họ muốn hơn.

1. Họ luôn tìm cách để hỗ trợ.

Những người thông minh về cảm xúc luôn tìm cách để hỗ trợ người khác.

Nghe thì có vẻ vị tha, phải thế không? Vâng, bạn cũn có thể hiểu như vậy. Nhưng nó cũng có thể mang tính chiến lược – thậm chí là khôn ngoan.

Bởi vì mọi người quan tâm đến những gì ảnh hưởng đến họ. Họ có thể tốt bụng, tử tế, cao quý – thậm chí là vị tha. Họ vẫn là con người, và họ sẽ phản ứng với cách mọi thứ ảnh hưởng đến họ, cả về mặt cá nhân.

Vì vậy, nếu bạn muốn tương tác với mọi người một cách hiệu quả, hãy nghĩ xem liệu lời nói và hành động của bạn được đưa ra theo cách ‘có vẻ’ hỗ trợ họ hay hỗ trợ bản thân mình không.

Ví dụ: Giả sử bạn đang muốn bán căn nhà của mình. Một cặp vợ chồng trẻ đến xem nó, những đứa trẻ xinh đẹp cũng đi theo.

“Bạn có một gia đình tuyệt đẹp,” bạn nói với họ. “Bạn chính xác là kiểu người mà tôi cảm thấy tự hào khi giúp có được ngôi nhà này. Tôi rất muốn tìm cách biến điều đó thành hiện thực.”

2. Họ cẩn trọng với ngôn ngữ của chính họ.

Những người thông minh về cảm xúc học cách rất có chủ ý trong các lựa chọn từ ngữ và phản ứng của họ đối với người khác.

Những lựa chọn từ ngữ mà những người có trí thông minh cảm xúc thấp luôn thực hiện thường ‘phản bội’ họ – những dấu hiệu trong cuộc trò chuyện thường thể hiện rằng bạn nghĩ nhu cầu của bạn quan trọng hơn nhu cầu của họ.

Hãy lấy một ví dụ nhanh? Những người thông minh về cảm xúc không bao giờ nói “Tôi biết bạn cảm thấy thế nào.”

Bởi vì bạn hầu như không bao giờ, thực sự, 100% biết cảm giác của người khác. Bạn có thể cố gắng và có thể lặp lại lời nói của mọi người với họ, phản ánh cảm xúc của họ.

Nhưng đó là một trường hợp rất hiếm khi bạn có thể thực sự hiểu được trải nghiệm của người khác.

Những người thông minh về cảm xúc học được rằng đôi khi không quan trọng là họ muốn nói gì. Thay vào đó, điều quan trọng hơn là những gì người mà họ đang nói chuyện nghe và hiểu.

Đó là lý do tại sao họ luôn theo đuổi các mẫu ngôn ngữ của họ. Họ cải thiện tỷ lệ thông điệp mà họ hy vọng sẽ nhận được sẽ được nhận như ý định của họ.

3. Họ không bao giờ ‘giả sử’.

Có hai vấn đề thường thấy của con người chúng ta: Chúng ta thiếu kiên nhẫn và chúng ta thấy bất an.

Tất nhiên, một số người trong chúng ta có thể không vượt qua được. Và một số người trong chúng ta học hỏi theo thời gian để khắc phục những đặc điểm này.

Tuy nhiên, thường tất cả chúng ta đều bị chúng chôn vùi – và đó là lý do tại sao chúng ta có thể dễ bị vội vàng trong việc lấp đầy những lỗ hổng về sự hiểu biết của mình.

Chúng ta cho rằng có những điều không nhất thiết phải đúng, bởi vì chúng phù hợp với những điều chúng ta tin tưởng hoặc hy vọng là đúng – hoặc thậm chí chúng ta sợ sẽ chúng là sự thật.

Đó là một phản ứng tự nhiên của cảm xúc – nhưng nó cũng ngăn cản bạn đạt được những gì bạn muốn trong cuộc sống, bởi vì bạn tự trang bị cho mình những sự thật bị bóp méo.

Một ví dụ: Bạn muốn thực hiện một giao dịch mua bán quan trọng. Bạn tin rằng khách hàng thực sự đánh giá cao sản phẩm của bạn. Bạn tin rằng anh ấy hoặc cô ấy muốn thực hiện một thỏa thuận.

Nếu bạn đúng, bạn đang thành công. Nếu bạn sai, bạn đã cho phép cảm xúc của mình làm bạn mù quáng trước thực tế.

Và kết quả là bạn ít có khả năng đạt được những gì bạn muốn.

Những người thông minh về cảm xúc thường dừng lại và suy nghĩ: Tôi đang giả định một điều gì đó chưa thực sự được chứng minh ư? Tôi sẽ phản ứng khác đi như thế nào nếu tôi thừa nhận rằng tôi không biết về điều đó?

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips