Skip to main content

Thẻ: Kết quả tìm kiếm

Google: 2 lý do này khiến nội dung của bạn bị xoá khỏi kết quả tìm kiếm

Google coi đây là hai trường hợp mà nó có thể cần xóa nội dung của bạn ra khỏi trang kết quả từ công cụ tìm kiếm.

Google: 2 lý do này khiến nội dung của bạn bị xoá khỏi kết quả tìm kiếm

Chuyên gia tìm kiếm Danny Sullivan giải thích hai lý do khiến nội dung của bạn có thể bị xóa khỏi kết quả tìm kiếm.

Theo Ông Sullivan, Google hướng tới việc cung cấp quyền truy cập mở đến thông tin, nhưng đôi khi nội dung phải bị xóa để bảo vệ người dùng hoặc tuân thủ luật pháp.

Xóa nội dung khỏi kết quả tìm kiếm không phải là một hành động mà Google thực hiện thường xuyên trên nền tảng.

Ngay cả khi các website vi phạm các quy tắc của Google thông qua SEO mũ đen (black hat) cũng không bị xóa chỉ mục (de-indexed) vĩnh viễn.

Vậy điều gì sẽ khiến Google xóa nội dung của bạn ra khỏi kết quả tìm kiếm?

Xóa nội dung để tuân thủ Luật.

Google sẽ xóa nội dung khỏi kết quả tìm kiếm khi các điều luật của mình yêu cầu phải làm như vậy.

Vì các nghĩa vụ pháp lý của Google liên quan đến luật về quyền riêng tư và ‘nội dung phỉ báng’ của từng quốc gia và điều này là khác nhau giữa các quốc gia.

Ông Sullivan cho biết Google luôn tự giữ mình ở một tiêu chuẩn cao khi đáp ứng các yêu cầu pháp lý này để xóa các trang và nội dung ra khỏi kết quả tìm kiếm.

Trong nhiều trường hợp, Google không thể tự phát hiện các nội dung vi phạm pháp luật.

Google sẽ dựa vào người dùng và các cơ quan chức năng để báo cáo nội dung có thể cần bị xóa vì những lý do pháp lý.

Bất kỳ ai cũng có thể gửi yêu cầu xóa nội dung mà họ cho rằng chúng vi phạm pháp luật bằng cách điền vào biểu mẫu này.

Google sẽ xem xét yêu cầu và đưa ra quyết định về việc liệu nội dung đó có đáp ứng các yêu cầu pháp lý trên nền tảng để bị xóa hay không.

Khi có thể, Google sẽ thông báo cho chủ sở hữu website về các yêu cầu xóa nội dung thông qua công cụ Search Console.

Xóa nội dung để bảo vệ người dùng.

Google có thể xóa nội dung, ngay cả khi luật pháp không yêu cầu, khi nội dung đó có chứa thông tin mang tính cá nhân cao.

Ví dụ: khi nội dung đó bao gồm thông tin tài chính hoặc y tế, ID do chính phủ cấp và ‘hình ảnh thân mật’ được xuất bản mà không có sự đồng ý của bên thứ 3.

Do khả năng bị tổn hại là rất cao khi những thông tin cá nhân rơi vào tay kẻ xấu, Google cung cấp cho mọi người dùng khả năng yêu cầu xóa nội dung ra khỏi kết quả tìm kiếm.

Người dùng cũng có thể yêu cầu xóa nội dung khỏi kết quả tìm kiếm của Google khi các trang nội dung về chính họ xuất hiện trên các website mang tính lợi dụng.

Quyết định xóa nội dung được xác định bằng cách đánh giá xem liệu các tác hại tiềm ẩn mà nội dung đó có thể gây ra có lớn hơn giá trị mà nội dung đó mang lại cho người tìm kiếm hay không.

Sử dụng những thông tin chi tiết để giải quyết vấn đề trên quy mô lớn.

Việc xóa các trang riêng lẻ khỏi kết quả tìm kiếm không mở rộng theo quy mô của website.

Tuy nhiên, Google sẽ sử dụng thông tin chi tiết từ các yêu cầu xóa đó để thiết kế hệ thống giải quyết các vấn đề trên tất cả các kết quả tìm kiếm.

Ví dụ: nếu một website nhận được lượng lớn yêu cầu xóa nội dung do vi phạm luật bản quyền, thì Google sẽ giảm thiểu sự xuất hiện của website đó trong kết quả tìm kiếm.

Các biện pháp tương tự cũng sẽ được áp dụng cho các website nhận được nhiều yêu cầu xóa đối với các trang chứa thông tin cá nhân.

Ông Sullivan nhắc nhở mọi người rằng mặc dù nội dung bị xóa khỏi Google nhưng nó vẫn có thể được tồn tại trên website.

“Cuối cùng, điều quan trọng cần nhớ là ngay cả khi chúng tôi xóa nội dung khỏi ‘Google Tìm kiếm’, nội dung đó vẫn có thể tồn tại trên website và chỉ chủ sở hữu website đó mới có thể xóa hoàn toàn nội dung.

Tuy nhiên, chúng tôi đấu tranh chống lại tác hại của việc những thông tin cá nhân nhạy cảm xuất hiện trong kết quả của chúng tôi và thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để đảm bảo chúng tôi tuân thủ luật pháp ”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

3 cách để cải thiện ‘tỷ lệ thoát trang’ của website

Bounce Rate hay tỷ lệ thoát trang của website có thể ảnh hưởng đến xếp hạng của website trên các trang kết quả tìm kiếm. Bây giờ là thời điểm để bạn tìm hiểu cách cải thiện nó.

3 cách để cải thiện 'tỷ lệ thoát trang' của website
3 cách để cải thiện ‘tỷ lệ thoát trang’ của website

Google Analytics cho phép bạn đo lường lưu lượng truy cập đến website của mình cũng như hiểu rõ hơn về hiệu suất tổng thể của nó. Một số liệu thống kê bạn không thể bỏ qua trong Google Analytics đó là tỷ lệ thoát của website của bạn.

Google Analytics đo lường tỷ lệ thoát trang của website theo hai cách:

  1. Tỷ lệ thoát trung bình trên mỗi trang (webpage).
  2. Tỷ lệ thoát trung bình của toàn bộ trang (website).

Dưới đây là những thông tin mà các Digital Marketer cần tìm hiểu thêm về tỷ lệ thoát và cách bạn có thể cải thiện tỷ lệ này trên website của mình.

Tỷ lệ thoát hay Bounce Rate được hiểu như thế nào.

Tỷ lệ thoát đề cập đến số lượng người dùng truy cập rời khỏi Trang (webpage) của bạn. Khi họ rời đi, họ đang quay trở lại SERPs (trang kết quả của công cụ tìm kiếm) hoặc website giới thiệu (referring) sau khi chỉ xem một Trang duy nhất trên website của bạn.

Có tỷ lệ thoát thấp là một điều tốt. Tỷ lệ thoát của bạn càng cao, thì xếp hạng của bạn càng xấu trên các công cụ tìm kiếm.

Suy cho cùng, nếu tỷ lệ thoát của bạn thấp, điều đó có nghĩa là mọi người đang thích thú, xem nhiều Trang hơn trên webiste của bạn và đối với cách hiểu trong thuật toán của các công cụ tìm kiếm thì nội dung của bạn đang rất phù hợp.

Sau đây là một số cách để bạn có thể cải thiện tỷ lệ thoát của website (Bounce Rate).

1. Tạo một website thân thiện với thiết bị di động.

Trung bình, có hơn 52% lưu lượng truy cập (traffic) internet đến từ thiết bị di động. Với Google, một trong những yếu tố xếp hạng cho website của bạn chính là mức độ thân thiện với thiết bị di động.

Nếu website của bạn không thân thiện với thiết bị di động, rất có thể mọi người sẽ rời khỏi website của bạn ngay sau khi truy cập. Do đó, bạn nên đảm bảo nó được tối ưu hóa đúng cách về các yếu tố như: giao diện, cỡ chữ, điều hướng…

2. Giảm tốc độ tải trang của website.

Tốc độ trải trang trên website bạn nhanh hay chậm đều ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát của bạn.

Khi các Trang tải quá lâu, khách truy cập sẽ rời khỏi website ngay lập tức.

Bên cạnh các yếu tố như tối ưu mã code, giảm kích thước tệp hình ảnh, sử dụng bộ nhớ đệm…thì việc lựa chọn gói lưu trữ (Hosting hay Cloud) cũng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tải trang của bạn .

Ban có thể sử dụng những công cụ như Google Page Speed Insights để đo lường tốc độ tải của website của mình. Công cụ này đồng thời cũng đưa ra các đề xuất về các bước bạn có thể thực hiện để cải thiện tốc độ này.

3. Xây dựng chiến lược liên kết nội bộ (Internal Link).

Sử dụng liên kết nội bộ sẽ cải thiện cơ hội mà người dùng truy cập vào website của bạn ở lại và xem lâu hơn. Thay vì họ chỉ xem duy nhất một Trang rồi thoát (tỷ lệ thoát tăng) bạn có thể điều hướng họ nhấp tiếp vào các liên kết (link) với nội dung liên quan.

Theo các công cụ tìm kiếm, các liên kết nội bộ có thể cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách làm cho website thân thiện hơn với người dùng.

Hãy đảm bảo các liên kết nội bộ bạn tạo ra có liên quan đến bài viết họ đang đọc hoặc liên quan đến truy vấn tìm kiếm ban đầu của họ. Thực hiện hiến lược liên kết nội bộ phù hợp, bạn còn có thể cải thiện hiệu suất SEO của mình.

Về lâu dài, việc giảm tỷ lệ thoát của website sẽ giúp bạn cải thiện thứ hạng website của bạn trong SERPs và giúp đảm bảo mọi người dùng luôn theo dõi và thực hiện những hành động mà bạn mong muốn sau truy cập.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Google thao túng tìm kiếm: Gần 2/3 người tìm kiếm không ‘click’ bất cứ đường dẫn nào trong 2020

Google ngày càng giữ lưu lượng truy cập cho riêng mình, theo dữ liệu cho thấy, phần lớn người dùng tìm kiếm không nhấp vào bất cứ website nào sau kết quả tìm kiếm được trả về.

Theo phân tích mới, gần 2/3 số truy vấn tìm kiếm của Google kết thúc mà người dùng không nhấp vào bất cứ một kết quả nào.

Cụ thể, với dữ liệu do Rand Fishkin, Giám đốc điều hành của nền tảng trí tuệ đối tượng (audience intelligence) SparkToro tổng hợp, 65% tìm kiếm của Google trên điện thoại di động và máy tính xách tay đã kết thúc mà không có người dùng nhấp vào.

Google, cùng với Facebook đã thống trị thị trường quảng cáo số và trong quý 4 năm 2020, Google đã thu về 32 tỷ USD doanh thu chủ yếu từ mảng tìm kiếm.

Ông Fishkin đã xuất bản nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 2019 cho thấy hơn 50% truy vấn của Google kết thúc mà không có bất cứ lần nhấp chuột nào.

Fishkin cũng lưu ý rằng số lượng tìm kiếm về tổng thể đang tăng lên – có thể là do nhiều người trong chúng ta đã bị mắc kẹt sau đại dịch.

Mối quan ngại lớn nhất với Google hiện tại là gã khổng lồ tìm kiếm này đang tìm cách giữ mọi người ở lại với nền tảng của riêng mình.

Fishkin cho biết thêm: “Trong ba năm qua, Google là người hưởng lợi lớn nhất từ ​​việc tăng số lượng tìm kiếm trên toàn thế giới.”

Và khi đại dịch khiến nhiều người rời khỏi máy tính xách tay và máy tính để bàn của họ để đến với thiết bị di động, vấn đề tìm kiếm mà không nhấp chuột lại tăng cao hơn.

Tuy nhiên, trong một bài đăng trên blog được xuất bản hôm 24/3, Google đã bác bỏ nghiên cứu này, đồng thời Google cũng nêu bật một số lý do khiến các truy vấn tìm kiếm không dẫn đến việc nhấp chuột, bao gồm:

“Mọi người tìm kiếm nhanh những thông tin, mọi người đang thay đổi truy vấn của họ và mọi người điều hướng trực tiếp đến các ứng dụng (app) thay vì chỉ là website.

Chúng tôi quan tâm sâu sắc đến việc người dùng nhấp chuột hay mở một website nào đó và đã liên tục cải tiến Google Tìm kiếm trong những năm qua nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp, nhà xuất bản và người sáng tạo phát triển hơn.”

Mặc dù ngày nay chúng tôi hiển thị các liên kết trang web cho nhiều truy vấn hơn khi chúng là những phản hồi hữu ích nhất, nhưng chúng tôi cũng muốn xây dựng các tính năng mới để tổ chức thông tin theo những cách hữu ích, hơn là việc chúng chỉ là một danh sách các liên kết.”

Google đang chịu áp lực về cách thể hiện kết quả tìm kiếm ở Mỹ và Liên minh Châu Âu, cụ thể là tính năng “Google OneBox”, chúng là các ô vuông văn bản hoặc hình ảnh nổi bật được bật lên khi bạn tìm kiếm, chẳng hạn như các điểm đến vào các kỳ nghỉ hoặc tình hình thời tiết ở một thành phố cụ thể nào đó.

Một loạt các công ty việc làm và du lịch đã cáo buộc rằng gã khổng lồ công nghệ này sử dụng sự thống trị của mình trong lĩnh vực tìm kiếm để mở rộng sang các dịch vụ tìm kiếm chuyên biệt khác, như Google Flights hoặc Google Travel.

Trong một bức thư có chữ ký của những công ty như TripAdvisor, Expedia và Trivago, hơn 130 công ty cung cấp dịch vụ lưu trú, du lịch và tuyển dụng việc làm trên khắp thế giới tuyên bố rằng Google đã và đang “tận dụng sự thống trị của mình trong tìm kiếm trên Internet nói chung để khởi đầu một sự cạnh tranh mới.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Tham khảo: BusinessInsider

Google: kết quả tìm kiếm được cập nhật tính năng ‘Full Coverage’

Google đang cập nhật các kết quả tìm kiếm bằng tính năng toàn cảnh ‘Full Coverage’ mà trước đây vốn chỉ dành riêng cho Google News.

‘Google Tìm kiếm’ đang có tính năng Full Coverage (nội dung toàn cảnh) cho các kết quả tin tức nóng hổi, từ đó cung cấp nhiều ngữ cảnh hơn về các câu chuyện từ nhiều nguồn.

Full Coverage được giới thiệu lần đầu tiên trong ‘Google Tin tức’ vào năm 2018. Từ đó, Google đã hứa sẽ triển khai rộng rãi hơn cho các kết quả tìm kiếm thông thường vào năm 2019, nhưng điều đó vẫn chưa bao giờ được thực hiện cho đến hiện tại.

Nếu bạn không phải là người dùng thường xuyên của ứng dụng Google News, bạn có thể chưa bao giờ thấy tính năng Full Coverage trước đây. Dưới đây là những thông tin thêm mà bạn có thể tham khảo.

Tính năng Full Coverage của Google là gì?

Tính năng Full Coverage của Google sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để kết nối các câu chuyện liên quan với nhau trong thời gian thực.

Như tên gọi của chính nó, Full Coverage được thiết kế để cung cấp cho người dùng những cái nhìn đầy đủ nhất về cách một câu chuyện được đưa tin từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này sẽ giúp người dùng theo dõi câu chuyện nhanh hơn khi có tin tức mới liên quan.

Đây không phải là một tính năng có sẵn cho mọi tin bài. Full Coverage chủ yếu được sử dụng chủ yếu cho các câu chuyện được phát triển trong một khoảng thời gian.

Ví dụ: việc ra mắt iPhone mới không có khả năng kích hoạt tính năng Full Coverage của Google vì đó là sự kiện chỉ xảy ra một lần và sau đó sẽ kết thúc.

Ngược lại, một sự kiện như đại dịch COVID-19 có nhiều khả năng sẽ kích hoạt tính năng này vì đó là một câu chuyện sẽ được phát triển theo thời gian, tức sẽ tái diễn nhiều lần.

Tính năng này sẽ giúp hiển thị nhiều nguồn tin hơn trong kết quả tìm kiếm cho một số câu chuyện nhất định, từ đó nó có khả năng thúc đẩy nhiều lưu lượng truy cập hơn.

AI của Google có khả năng hiểu con người, địa điểm và những thứ liên quan đến một câu chuyện cũng như cách chúng liên quan với nhau. Full Coverage có tác dụng sắp xếp các bài viết thành một cốt truyện khi sự kiện tin tức xảy ra.

Full Coverage trông như thế nào?

Khi tìm kiếm thông tin về một tin bài nóng hổi, người dùng sẽ thấy nút View Full Coverage sau khi cuộn đến cuối băng chuyền của những tin bài hàng đầu.

Bạn cũng có thể tìm thấy nút này bằng cách chọn “Thêm tin tức về…” ngay bên dưới băng chuyền của tin bài hàng đầu.

Google cho biết tính năng này trong kết quả tìm kiếm tiên tiến hơn tính năng trong Google News, vì nó có thể phát hiện các tin bài dài trong nhiều ngày:

“Với lần ra mắt này, chúng tôi đang giới thiệu công nghệ mới có thể phát hiện các tin bài dài kỳ kéo dài trong nhiều ngày.

Sau đó, chúng tôi tổ chức trang Full Coverage để giúp mọi người dùng dễ dàng tìm thấy những tin tức hàng đầu cùng với nội dung bổ sung như người đưa tin và tin tức địa phương hữu ích để hiểu những câu chuyện phức tạp này.”

Full Coverage hiện có sẵn trong kết quả tìm kiếm trên điện thoại di động của Google bằng tiếng Anh (Mỹ).

Tính năng này sẽ sớm được triển khai ở nhiều quốc gia và khu vực khác nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo Google

Google: Các website có nội dung ‘nhạy cảm’ sẽ bị hạn chế trên kết quả tìm kiếm

Google cho biết các trang web chứa bất kỳ nội dung ‘nhạy cảm’ nào, bất kể số lượng như thế nào, đều không đủ điều kiện để cung cấp kết quả tốt trên các trang tìm kiếm.

Chủ đề này được thảo luận trong buổi phát trực tiếp từ Google Search Central SEO từ ngày 11 tháng 12.

Được biết, Google không cung cấp kết quả tốt và nhiều định dạng cho nội dung ‘nhạy cảm’ và chính phía đại diện Google cũng xác nhận điều này.

Phía Google cho biết:

“Chúng tôi nghĩ rằng trong nguyên tắc về kết quả tìm kiếm, chúng tôi nói rằng không có ưu tiên hay kết quả tốt nào cho các trang web có nội dung ‘nhạy cảm’.

Google không cung cấp kết quả tốt cho các website dạng này, nhưng cũng không có hình phạt hoặc biện pháp giới hạn nào liên quan đến việc sử dụng ‘đánh dấu’.

Hệ thống của chúng tôi còn nhận ra: ồ đây là trang web có nội dung nhạy cảm và nó muốn hiển thị với kết quả tốt trên công cụ tìm kiếm, nhưng vì đó là trang web ‘nhạy cảm’ nên chúng tôi sẽ không hiển thị chúng. Vì vậy, nó không giống như nó sẽ bị giáng cấp hay bất cứ điều gì.” Phía Google chia sẻ.

Nội dung & Kết quả ‘Phong phú’ của Google

Được biết, Google sẽ không phân phát nội dung ‘nhạy cảm’ dưới dạng kết quả nhiều định dạng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một trang web ‘nhạy cảm’ an toàn cho tất cả mọi đối tượng – nó có đủ điều kiện cho kết quả tốt khi tìm kiếm hay không?

Google giải thích: “Liệu nội dung có đủ điều kiện cho kết quả tìm kiếm hay không phụ thuộc vào bộ lọc tìm kiếm an toàn. Bất kỳ nội dung nào không vượt qua bộ lọc tìm kiếm an toàn của Google đều không thể được hiển thị (hoặc bị hạn chế).

Nếu phần lớn nội dung của một tên miền không vượt qua tìm kiếm an toàn, thì Google sẽ lọc ra tất cả nội dung từ tên miền đó. Có nghĩa là tất cả nội dung đều không đủ điều kiện cho kết quả tìm kiếm, ngay cả khi một tỷ lệ phần trăm là an toàn cho tất cả đọc giả.

Với rất nhiều bộ lọc tìm kiếm an toàn, chúng tôi cố gắng áp dụng chúng cho một mẫu URL rộng hơn trên một trang web. Vì vậy, nếu chúng tôi thấy rằng hầu hết toàn bộ tên miền là nội dung ‘nhạy cảm’ và bạn có một số phần nhỏ còn lại là không phải, thì có lẽ chúng tôi sẽ lọc toàn bộ tên miền. Chúng tôi muốn an toàn.

Nếu bạn có các tên miền phụ riêng lẻ, trong đó một số tên miền với nội dung ‘nhạy cảm’ và một số khác thì không, điều đó sẽ dễ dàng hơn một chút.

Nếu bạn có các tên miền riêng biệt thì rõ ràng điều đó khiến chúng tôi dễ dàng hiểu rằng đây là những trang web hoàn toàn riêng biệt nên sẽ được xử lý theo cách khác nhau.”

“Nó cũng xảy ra theo chiều ngược lại khi một số trang web có thể có các phần được phân loại an toàn và sau đó nếu phần đó được nhúng vào trang web chính theo cách khó tách biệt, thì chúng tôi có thể nói rằng chúng tôi không biết có bao nhiêu trang web này nên được lọc bằng tìm kiếm an toàn.

Có thể chúng tôi sẽ lọc quá nhiều, có thể chúng tôi lọc không đủ. Mặt khác, nếu bạn chuyển tên miền đó sang một tên miền phụ thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo Google