Skip to main content

Thẻ: leaders

Sức mạnh của nhà quản lý phải thay đổi trong các cách chính yếu này

Quản trị từ lâu đã gắn liền với 5 chức năng cơ bản: hoạch định, tổ chức, nhân sự, chỉ đạo và kiểm soát. Các yếu tố này là đủ khi theo đuổi mục tiêu cố định trong bối cảnh ổn định. Tuy nhiên, với thế giới bất ổn như hiện tại, mọi thứ đã thay đổi.

“Đầu tiên, hãy sa thải tất cả các nhà quản lý”, nhà tư vấn Gary Hamel đã nói gần bảy năm trước trên Tạp chí Kinh doanh Harvard. “Hãy nghĩ đến vô số giờ mà các trưởng nhóm, trưởng bộ phận và phó chủ tịch dành ra để giám sát công việc của những người khác.”

Ngày nay, chúng tôi tin rằng vấn đề ở hầu hết các tổ chức không chỉ đơn giản là việc quản trị kém hiệu quả, mà đó là vai trò và mục đích của “nhà quản lý” không theo kịp những gì cần thiết.

Trong gần 100 năm, quản trị gắn liền với 05 chức năng cơ bản do nhà lý thuyết quản trị Henri Fayol vạch ra: lập kế hoạch, tổ chức, nhân sự, chỉ đạo và kiểm soát.

Đây đã trở thành một tiêu chuẩn mặc định của một nhà quản lý trong nhiều năm. Tuy nhiên, chúng chỉ liên quan đến việc theo đuổi một mục tiêu cố định trong một bối cảnh ổn định. Với còn hiện tại, thì mọi thứ đã thay đổi.

Để giúp các tổ chức đáp ứng những thách thức ngày nay, các nhà quản lý phải chuyển từ:

1. Chỉ đạo sang hướng dẫn.

Khi những rô bốt được điều khiển bởi trí thông minh nhân tạo (AI) có thể tự thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn chẳng hạn như giúp các chuyên gia pháp lý quản lý hóa đơn hiệu quả hơn, tổ chức sẽ không cần người giám sát chỉ đạo mọi người thực hiện công việc đó.

Điều này đã và đang xảy ra trong nhiều ngành công nghiệp – khi công nhân đang được thay thế bằng robot, đặc biệt là đối với những công việc đòi hỏi nhiều công sức hơn là trí óc, lặp đi lặp lại nhiều hơn là sự sáng tạo.

Điều cần thiết từ các nhà quản lý bây giờ là suy nghĩ khác về tương lai để định hình tác động của AI đối với ngành của họ.

Điều này có nghĩa là họ nên dành nhiều thời gian hơn để khám phá ý nghĩa của AI, giúp những người khác mở rộng kiến ​​thức của riêng họ và học hỏi thông qua thử nghiệm để phát triển các phương pháp thực hành mới.

Jack Ma, nhà đồng sáng lập Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc, gần đây đã nói:

“Mọi thứ chúng ta dạy phải khác với máy móc. Nếu chúng ta không thay đổi cách dạy, 30 năm nữa chúng ta sẽ gặp khó khăn rất lớn.”

Jack Ma đang đề cập đến việc giáo dục theo nghĩa rộng nhất. Học tập sẽ tạo ra sức mạnh cho các tổ chức trong tương lai; và người đóng vai trò trung tâm của việc học nên là người quản lý.

2 Hạn chế sang mở rộng.

Quá nhiều nhà quản lý đang quản lý vi mô. Họ không ủy quyền hoặc để các báo cáo trực tiếp tự đưa ra quyết định và họ không cần phải giám sát công việc của người khác.

Điều này hạn chế khả năng phát triển tư duy và ra quyết định của nhân viên – chính xác đó là những gì cần thiết để giúp các tổ chức duy trì tính cạnh tranh của họ.

Các nhà quản lý ngày nay cần phải học được suy nghĩ tốt nhất của mọi người. Điều này có nghĩa là khuyến khích mọi người tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh cũ và mới, suy nghĩ về những thách thức và cơ hội mà thị trường đang mở ra.

3. Độc lập sang kết nối.

Quá nhiều nhà quản lý tin rằng họ đủ thông minh để đưa ra tất cả các quyết định mà không cần sự hỗ trợ của bất kỳ ai khác.

Tuy nhiên, kinh nghiệm của chúng tôi là khi đối mặt với các tình huống mới, các nhà quản lý giỏi nhất nên tạo ra các vòng tròn lãnh đạo, hoặc các nhóm đồng nghiệp trong toàn công ty để có thêm quan điểm về các vấn đề và giải pháp.

Các nhà quản lý cần phải đưa ra một loạt các phương pháp tư duy mới khi họ phải đối mặt với những thách thức mới.

4. Lặp đi lặp lại đến sáng tạo và đổi mới.

Các nhà quản lý thường khuyến khích khả năng dự báo – họ muốn mọi thứ được cố định, hệ thống giữ đúng vị trí và các chỉ số đo lường hiệu suất hiện có ở mức cao.

Tuy nhiên, vấn đề với phương thức quản trị này là nó khiến các nhà quản lý chỉ tập trung vào những gì họ biết – vào việc duy trì hiện trạng – với mức chi tiêu có thể.

Thực tế, các tổ chức cần các nhà quản lý suy nghĩ nhiều hơn về việc đổi mới vượt ra ngoài những hiện trạng – và không chỉ khi họ đối mặt với những thách thức.

Idris Mootee, Giám đốc điều hành của Idea Couture Inc. nói:

“Khi một công ty đang mở rộng, khi một nhà quản lý bắt đầu nói rằng ‘công ty của chúng tôi đang làm rất tốt’, hoặc khi một doanh nghiệp được giới thiệu trên trang bìa của một tạp chí quốc gia – đó là lúc tốt nhất để chúng ta nên bắt đầu suy nghĩ.

Các công ty cần biết rằng những thành công của họ không nên làm họ mất tập trung vào sự đổi mới. Thời điểm tốt nhất để đổi mới là mọi lúc và mọi nơi chứ không phải những lúc doanh nghiệp đã lâm nguy.”

5. Người giải quyết vấn đề sang người thách thức.

Giải quyết vấn đề không bao giờ thay thế cho việc phát triển doanh nghiệp. Nhiều nhà quản lý đã nói với chúng tôi rằng công việc số một của họ là “dập lửa”, khắc phục các vấn đề nảy sinh từ việc vận hành doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chúng tôi không nghĩ rằng đó phải là công việc duy nhất và quan trọng nhất của các nhà quản lý ngày nay.

Thay vào đó, vai trò này đòi hỏi họ phải tìm ra những cách tốt hơn để vận hành công ty – bằng cách thách thức mọi người để khám phá ra những cách mới và tốt hơn để phát triển cũng như hình dung lại những gì tốt nhất đã được thực hiện trước đây.

Điều này đòi hỏi bạn phải luyện tập suy nghĩ nhiều hơn, thách thức chính bản thân mình nhiều hơn để hiểu những thách thức cần theo đuổi và cách bạn có thể phản ứng với những thách thức đó.

6. Người làm sang doanh nhân.

Kinh doanh là một phương thức tư duy, một phương thức có thể giúp chúng ta nhìn thấy những điều chúng ta thường bỏ qua và làm những điều chúng ta thường tránh.

Suy nghĩ như một doanh nhân chỉ đơn giản có nghĩa là mở rộng nhận thức và tăng cường hành động của bạn – cả hai điều này đều đóng vai trò quan trọng để tìm ra những cơ hội mới để phát triển.

Và điều này sẽ làm cho các tổ chức phải đối mặt với tương lai nhiều hơn – sôi động hơn, tỉnh táo hơn, vui tươi hơn – và cởi mở hơn với những sự mới lạ vĩnh viễn mà nó mang lại.

Các nhà quản lý nên thực sự một lần nữa: trở thành những người thích học hỏi và thích hướng dẫn, những người giải phóng và đổi mới, những người luôn bao gồm những người khác trong quá trình suy nghĩ và những người thách thức mọi người xung quanh để tạo ra một doanh nghiệp tốt hơn trên thế giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

6 điều tôi ước tôi đã biết khi là một nhà lãnh đạo mới

Đây là những gì mà tất cả các nhà lãnh đạo hay quản lý mới cần phải biết.

6 điều tôi ước tôi đã biết khi là một nhà lãnh đạo mới

Khi tôi lần đầu tiên trở thành một nhà quản lý cách đây gần 15 năm, tôi ước mình đã có một lộ trình cho những gì tôi nên biết và những gì tôi cần vào những ngày đầu tiên để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.

Giờ đây nhìn lại tôi đã mắc rất nhiều sai lầm, và một số sai lầm không cần thiết. Khi tôi xem xét lại những gì tôi biết bây giờ và những gì tôi đã nhìn thấy, sẽ rất hữu ích nếu có một người nào đó có thể đứng cạnh và chỉ cho tôi đi đúng hướng.

Nếu tôi có thể quay lại thì tôi sẽ chia sẻ 06 điều phải làm dưới đây:

1. Thực hành sự tin tưởng.

Là những nhà lãnh đạo, chúng ta phải tin tưởng vào bản năng của mình. Tuy nhiên, nó không phải là thứ cảm tính từ bản thân mà còn phải thu thập đủ dữ liệu và tất cả các nguồn thông tin khác nhau để đưa ra các quyết định sáng suốt nhất.

Bạn nên sử dụng tất cả đầu vào đó để quyết định đâu là con đường tối ưu nhất với sự tự tin rằng dữ liệu sẽ hỗ trợ cho hành động.

2. Tìm kiếm những lời khuyên. 

Đừng bao giờ ngần ngại khi tìm kiếm lời khuyên từ những người khác. Sẽ không bao giờ là xấu khi có thêm thông tin.

Thu hút nhiều người hơn để thảo luận về các quan điểm của họ không chỉ giúp bạn tìm ra những giải pháp phù hợp mà còn giúp bạn tiếp cận với các quan điểm khác nhau cho phép bạn tối ưu tốt hơn cách tiếp cận của mình.

Lời khuyên có thể đến từ bất cứ nơi đâu – tìm kiếm sự hướng dẫn từ một người cố vấn (mentor), từ một đồng nghiệp hoặc từ một cấp dưới của bạn.

Dữ liệu vẫn là dữ liệu, bất kể nó đến từ đâu. Hãy nhớ rằng, dữ liệu là bạn của bạn và sự thiếu hiểu biết là kẻ thù của bạn.

3. Thất bại là sự phản hồi.

Khi còn trẻ, tôi rất sợ thất bại, sợ đến nỗi tôi đặt ra những mục tiêu cho bản thân như không được mắc sai lầm trong suốt một năm.

Xảy ra điều này vì ba lý do: (1) đó không phải là một mục tiêu S.M.A.R.T. (2) đó là một mục tiêu bất khả thi và (3) đặt áp lực quá mức lên bản thân.

Không ai là hoàn hảo và những sai lầm chắc chắn sẽ xảy ra, câu hỏi đặt ra là bạn sẽ phải phản ứng như thế nào với thất bại.

Khi gặp phải thất bại bạn cần học hỏi để đảm bảo rằng điều đó sẽ không xảy ra lần nữa và những thất bại đó sẽ trở thành các bài học cho chúng ta trong tương lai.

4. Đừng kiêu ngạo.

Đôi khi, sự kiêu ngạo có thể lấn át các lý trí thông thường – và bạn đừng nên để điều đó xảy ra. Là một nhà lãnh đạo, mọi người sẽ nhìn vào bạn để được định hướng, để được hướng dẫn.

Đứng ở vị trí cao nhất có thể là điều khiến bạn say mê nhưng khả năng lãnh đạo đòi hỏi một người đứng đầu bản lĩnh và đầy tinh thần trách nhiệm.

Khả năng lãnh đạo là sự kết hợp giữa sự khiêm tốn và tham vọng.

5. Ít hứa hẹn và nhiều hành động.

Là những nhà lãnh đạo mới, chúng ta thường háo hức đến mức đặt ra những mục tiêu quá tham vọng, không bao giờ có thể đạt được, cuối cùng khiến bản thân phải thất bại.

Lãnh đạo đòi hỏi một lăng kính thực tế, vạch ra những gì bạn có thể làm và nếu bạn nhận ra rằng trong quá trình đó, bạn có thể tiến xa hơn, hãy làm như vậy.

6. Hãy là chính bạn.

Quan trọng nhất, đừng bao giờ trở thành nhà lãnh đạo mà người khác muốn bạn trở thành, thay vào đó hãy trở thành nhà lãnh đạo mà bạn muốn được trở thành.

Mỗi nhà lãnh đạo là khác nhau, bạn mang lại những giá trị hữu hình và vô hình cần thiết khác nhau cho tổ chức.

Khi bạn ngưỡng mộ và cố gắng noi theo những nhà lãnh đạo khác, bạn đánh mất đi giá trị vốn có của mình, mất đi điều khác biệt của mình, và thất bại hiển nhiên sẽ đang chờ bạn.

Tìm kiếm nguồn cảm hứng từ những người khác là điều tốt nhưng điều quan trọng là bạn phải khai sáng con đường của riêng bạn và thêm những giá trị độc đáo mà chỉ bạn mới có.

Hành trình để trở thành một nhà lãnh đạo đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy đơn độc, nhưng cuối cùng, giá trị mà nó mang lại lại vô cùng ngọt ngào !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

“Lãnh đạo bằng hình mẫu”: 7 cách bạn có thể là ‘hình mẫu xấu’ trong mắt nhân viên

Mặc dù nhà lãnh đạo là ‘linh hồn’ là tiếng nói lớn nhất của tổ chức, nhưng họ cũng không thể sai lầm.

Getty Images

Khi nói đến những logic trong lãnh đạo, Đâu là câu nói có thể thể hiện bản chất của phong cách lãnh đạo? Tôi sẽ cho bạn một vài giây để suy nghĩ về điều đó.

Có thể bạn đã nghe ở đâu đó nhiều câu khác nhau, nhưng câu trả lời mà tôi muốn đưa ra ở đây là: “Lãnh đạo bằng hình mẫu”.

Nếu nhà lãnh đạo xuất hiện đúng giờ, nhân viên sẽ xuất hiện đúng giờ. Điều ngược lại cũng không ngoại lệ. Nhà lãnh đạo là người thiết lập mọi âm điệu của tổ chức.

Trong bất kỳ tổ chức nào, mọi con mắt đều đổ dồn về người lãnh đạo. Mọi người đi theo các người lãnh đạo cũng giống như việc họ sẽ noi theo những tấm gương tích cực của một người lãnh đạo.

Dưới đây là 7 sai lầm mà bạn có thể mắc phải với tư cách là một nhà lãnh đạo đang gây ra những tổn hại không nhỏ cho tổ chức của bạn.

1. Phàn nàn.

Không ai thích sự tiêu cực, đặc biệt là khi nó đến từ các nhà lãnh đạo. Nhân viên tìm đến các nhà lãnh đạo để được truyền cảm hứng, hướng dẫn, ghi nhận lời khuyên và hy vọng.

Trường kinh doanh Dale Carnegie viết: “Bất kỳ kẻ ngốc nào cũng có thể chỉ trích, lên án và phàn nàn – và hầu hết những kẻ ngu ngốc đều như vậy, nhưng bạn cần có đủ can đảm và sự tự chủ để có thể thấu hiểu và tha thứ”.

2. Nghệ thuật phê bình kém.

Sai lầm xảy ra ở khắp mọi nơi, ở tất cả các phòng ban. Cách chúng ta đối phó với chúng quyết định sự trưởng thành của chúng ta với tư cách là một nhà lãnh đạo.

Những lời chỉ trích mang tính hủy hoại sẽ chỉ khiến đội nhóm của bạn suy sụp tinh thần ngay cả khi nó được đưa ra sau những cánh cửa đóng kín.

Thay vào đó, các nhà lãnh đạo phải học nghệ thuật của việc đưa ra những lời phê bình, những lời phê bình mang tính xây dựng. Thừa nhận điểm mạnh của họ và cách nhân viên có thể cải thiện chúng trong tương lai.

Những lời khen ngợi và công nhận tại nơi làm việc là điều mà bất cứ người nhân viên nào cũng thầm khao khát. Các nhà lãnh đạo thành công sẽ tìm cách khai thác những mong muốn đó bằng cách đưa ra những phản hồi tích cực.

3. Không lắng nghe.

Ông chủ hãng xe Ford, Henry Ford biết rằng lắng nghe là một trong những kỹ năng quý giá nhất mà một nhà lãnh đạo cần sở hữu.

Trong hội đồng quản trị của mình, có rất nhiều người không đồng ý với ông. Nhưng ông lại không muốn có một đội ngủ luôn ‘Say Yes’ với mọi thứ, ông cần những người có thể thách thức lại suy nghĩ của mình.

Lắng nghe là một kỹ năng thường bị nhiều người bỏ qua. Những nhà lãnh đạo không biết lắng nghe sẽ không thể duy trì sức ảnh hưởng cũng như tạo ra được những tác động tích cực cho doanh nghiệp của mình.

4. Thiếu tầm nhìn.

Chu kỳ kinh doanh đã đến giai đoạn chín muồi nhưng Blockbuster lại từ chối đi tiếp và sau đó đã trở thành con mồi cho Netflix.

Yahoo đã đánh giá thấp sức mạnh của công cụ tìm kiếm của Google. Kodak đã tạo ra máy ảnh kỹ thuật số, nhưng bị mắc kẹt với phim và phải trả giá.

Các nhà lãnh đạo phải thực sự ‘để mắt từ mọi hướng’ và nhận biết sớm nhất những thứ gì có thể xảy ra trong tương lai.

5. Thiếu quyết đoán.

Là một nhà lãnh đạo, bạn phải có khả năng ra quyết định nhanh chóng. Sự thiếu quyết đoán là một yếu tố làm ‘bóp nghẹt’ năng suất của các tổ chức, chỉ cần một sự chậm trễ trong quy trình của họ cũng có thể gây sụp đổ mọi thứ.

Tính quyết đoán của các nhà lãnh đạo cho nhân viên của họ biết họ luôn có một kế hoạch và họ luôn biết chúng ta cần phải làm gì.

6. Thiếu kiến thức do thiếu sự cập nhật.

Những nhà lãnh đạo vĩ đại đều hiểu được sức mạnh của sách và tri thức. Theo lời của Walt Disney, “Có nhiều kho báu trong sách hơn tất cả các chiến lợi phẩm khác từ cướp biển”.

Những nhà lãnh đạo luôn theo đuổi sự nghiệp học tập bắt đầu một ngày của mình bằng cách lấp đầy tâm trí của họ bằng kiến ​​thức.

Họ cập nhật các bài báo và sách cả trong và ngoài lĩnh vực của họ.

Họ nuôi dưỡng tâm trí của họ bằng những ý tưởng và cảm hứng. Họ có những suy nghĩ đúng đắn và chắc chắn trước khi hành động.

7. Né tránh trách nhiệm.

Là một nhà lãnh đạo. Nếu bạn không sẵn sàng nhận trách nhiệm về những sai lầm mà mình đã gây ra trong tổ chức, bạn đang đặt ra một tiêu chuẩn nguy hiểm cho nhân viên.

Sau khi bạn đã đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp, bạn cần đảm bảo không để những thói quen xấu được hình thành vì nó là khuôn mẫu để người khác có thể noi theo.

Mặc dù những sai lầm nói trên có vẻ rất đơn giản, nhưng việc làm chủ được chúng sẽ lấy mất của bạn không ít thời gian, và thứ mà nó trả lại cũng rất ngọt ngào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Top 10 câu hỏi nhận định bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo giỏi

Bạn có thể sử dụng 10 câu hỏi này để thử nghiệm và nhận định khả năng trở thành một nhà lãnh đạo xuất chúng trong tương lai.

Getty Images

Con người vốn dĩ là tổng hợp của các mối quan hệ xã hội. Đó là cách chúng ta học hỏi, phát triển và tồn tại như một giống loài đặc biệt.

Chúng ta mong muốn có được những mối quan hệ và kết nối chặt chẽ với đồng nghiệp, người quản lý và cả khách hàng của mình, chúng ta theo đuổi công việc có mục đích và tạo ra những kết quả có ý nghĩa.

Ngày nay, hàng nghìn doạnh nghiệp vẫn đang hoạt động trong một nền văn hóa làm việc độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc của nhân viên, tinh thần đồng đội, năng suất và cả thu nhập của họ.

Đánh bại nền văn hóa làm việc độc hại bắt đầu bằng một tiền đề rất cơ bản: xây dựng những ‘nhà lãnh đạo đầy tớ’, những người xây dựng một môi trường tích cực để tạo cảm hứng và động lực làm việc cho nhân viên.

Tiến sĩ Jim Laub, một học giả về lãnh đạo và là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực ‘lãnh đạo đầy tớ’, đã nghiên cứu sâu rộng nhiều phạm vi để khám phá các đặc điểm của các tổ chức hoạt động hiệu suất cao.

Kiểm tra khả năng lãnh đạo của bạn.

Cho dù công ty của bạn là một công ty mới thành lập hay là một công ty đã phát triển ổn định trên thị trường, vẫn có những câu hỏi phải được đặt ra để tìm hiểu xem bạn cần làm những gì để tận dụng và tối đa hoá nhân viên hay không.

Trả lời 10 câu hỏi này (một cách trung thực) “thường xuyên” hoặc “hầu như luôn luôn” chắc chắn sẽ cho thấy rằng bạn có thể phù hợp để trở thành nhà lãnh đạo ở một cấp độ cao hơn trong tương lai hay không:

1. Tôi tin tưởng nhân viên của mình.

2. Tôi tạo ra một môi trường luôn khuyến khích học tập và phát triển trong tổ chức.

3. Tôi cho phép nhân viên của mình tham gia vào quá trình đóng góp ý kiến về việc xác định vị trí mà đội nhóm của chúng tôi đang hướng tới.

4. Tôi là người đáng tin cậy.

5. Tôi làm việc để duy trì các mối quan hệ làm việc tích cực.

6. Tôi không ngần ngại thể hiện khả năng lãnh đạo và dẫn dắt khi cần thiết.

7. Tôi cho nhân viên của mình quyền được đưa ra các quyết định quan trọng.

8. Tôi cung cấp sự hỗ trợ và các nguồn lực cần thiết để giúp nhân viên của tôi đạt được mục tiêu của họ.

9. Tôi cởi mở để đón nhận những lời chỉ trích và thách thức từ người khác.

10. Tôi sử dụng quyền lực và thẩm quyền của mình để mang lại lợi ích cho chính nhân viên của tôi chứ không phải tôi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips