Skip to main content

Thẻ: LinkedIn Learning

LinkedIn chia sẻ những xu hướng phát triển và học tập chính trên nền tảng

LinkedIn vừa xuất bản báo cáo học tập mới được kết hợp từ phản hồi của hơn 1.200 chuyên gia học tập và phát triển, và gần 900 người học khác nhau.

LinkedIn chia sẻ những xu hướng phát triển và học tập chính trên nền tảng

Báo cáo cung cấp một số quan điểm và thông tin chi tiết mới về các xu hướng nâng cao kỹ năng và học tập chính trên nền tảng, cũng như cách doanh nghiệp nên lập kế hoạch cho những sự phát triển này.

Trước hết, LinkedIn nhận thấy rằng ‘Khả năng phục hồi và thích ứng’ hiện là trọng tâm phát triển và học tập chính, đứng thứ hai tiếp theo là ‘kỹ năng công nghệ và sự thông thạo về kỹ thuật số’.

Trong một thời đại đầy sự bất ổn và gián đoạn như ngày nay, tất cả chúng ta đều cần phải thích ứng, theo một cách nào đó, do tác động của đại dịch, khả năng phải thích ứng với các xu hướng mới, chẳng hạn như Work-From-Home càng trở nên cấp thiết hơn.

Sự tập trung ngày càng tăng vào các kết nối kỹ thuật số cũng đã làm cho khả năng hiểu biết về kỹ thuật số (Digital) trở thành trọng tâm chính.

Ở nhiều quốc gia, kiến thức kỹ thuật số (chẳng hạn như tiếp thị kỹ thuật số) hiện đã được đưa vào các chương trình giáo dục phổ thông bài bản.

Mạng xã hội LinkedIn cũng nhận thấy rằng ‘nâng cao kỹ năng và tái tạo kỹ năng’ (upskilling và reskilling) hiện là trọng tâm chính cho các chương trình học tập và phát triển.

Nhiều người đã phải tìm những công việc hay vai trò mới hoặc thay đổi trọng tâm việc làm của họ do tác động của COVID-19, vì vậy có rất nhiều nhân sự đã và sẽ phải đào tạo lại.

LinkedIn cũng phát hiện ra rằng có ngày càng nhiều nhân viên đang chuyển đổi vai trò của họ, họ chuyển sang những con đường sự nghiệp mới, trái ngược hoàn toàn với những vai trò có liên quan mà họ từng làm.

Ví dụ: một nửa số người đi làm chuyển sang ngành khoa học dữ liệu (data science) và trí tuệ nhân tạo (AI) đến từ các ngành không liên quan. Con số đó tăng vọt với vai trò kỹ thuật, với 67%, vai trò viết nội dung (content), với 72% và bán hàng là 75%.

Các lĩnh vực mới như AR (tương tác thực tế ảo) và VR (thực tế ảo) và các công nghệ khác cũng tiếp tục phát triển, theo nhiều cách, điều này mang lại nhiều cơ hội việc làm hơn cho những ai muốn thay đổi con đường sự nghiệp của họ.

LinkedIn cũng nhận thấy rằng các nhân viên trẻ tuổi đang ngày càng tìm kiếm các cơ hội phát triển nghề nghiệp mới.

“Với những người thuộc Gen Z, khoảng 69% sẽ dành thời gian học tập nếu điều đó có thể giúp họ thực hiện tốt công việc hiện tại, 47% xây dựng các kỹ năng cần thiết để làm việc trong một vai trò hoặc tìm kiếm các vai trò mới trong nội bộ. Và, hơn 3/4 (76%) trong số họ tin rằng học tập là chìa khóa chính cho một sự nghiệp thành công.”

Hơn 1.100% là mức tăng số người tham gia các nhóm học tập của LinkedIn, trong đó, các thế hệ trẻ cao hơn nhiều so với các đồng nghiệp lớn tuổi của họ.

Có một số thông tin chi tiết khá thú vị ở đây và đặc biệt nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực nhân sự, bạn nên tải xuống toàn bộ báo cáo và xem qua các phát hiện mới về xu hướng của LinkedIn.

Bạn có thể tải xuống toàn bộ báo cáo từ LinkedIn tại: LinkedIn Learning 2021 Workplace Learning Report

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

LinkedIn thêm ‘Con đường kỹ năng’ mới nhằm tạo cơ hội tốt hơn cho việc tuyển dụng

LinkedIn đang tìm cách tạo điều kiện nhiều hơn cho việc tuyển dụng bằng một quy trình mới có tên là ‘Con đường kỹ năng’. Về cơ bản, nó cho phép nhà tuyển dụng thêm các bài kiểm tra bổ sung để giúp ứng viên thể hiện sự phù hợp của họ cho một vị trí nhất định nào đó.

LinkedIn cho biết, ý tưởng này xuất hiện vào thời điểm đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng COVID-19 vào năm ngoái, khiến nhiều người bị sa thải hoặc tạm nghỉ việc ở một số ngành, trong khi các ngành khác lại tích cực tìm kiếm ứng viên mới để đáp ứng nhu cầu của họ.

Tuy nhiên, hai nhóm này thường không kết nối được với nhau.

Theo giải thích từ LinkedIn:

“Chúng tôi có thể nhìn thấy những cơ hội tuyển dụng sẵn có, nhưng những người lao động đầy động lực và tài năng đã mất việc mà không thể tìm thấy chúng.

Người lao động thường không nhận ra rằng những kỹ năng họ có cho một công việc này có thể dễ dàng chuyển sang một công việc khác.

Nhưng thực tế là, ngay cả khi họ nhận ra điều đó, họ cũng không thể được tuyển dụng cho đến khi nhà tuyển dụng nhận ra điều đó.

Nhiều quy trình tuyển dụng phụ thuộc vào kinh nghiệm hoặc bằng cấp liên quan để tìm ứng viên, nhưng đôi khi người phù hợp nhất cho vị trí đó lại là từ một cộng đồng mà nhà tuyển dụng chưa từng xem xét trước đây.”

Vì vậy, trong khi mọi người có thể hoàn toàn phù hợp cho một vai trò hay vị trí khác, rào cản của sự kết nối là quá cao, bởi vì họ không có kinh nghiệm cần thiết trong vị trí hoặc lĩnh vực cụ thể đó. Và đây chính là nơi mà ‘Con đường kỹ năng’ xuất hiện.

“Skills Path hay ‘Con đường kỹ năng’ tập hợp các khóa học từ LinkedIn Learning với những đánh giá kỹ năng nhất định để giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên theo những cách công bằng hơn – dựa trên các kỹ năng đã được chứng minh của họ.

Các phương thức tuyển dụng truyền thống từ lâu đã phụ thuộc quá nhiều vào các chứng nhận của ứng viên như bằng cấp, chức danh và mạng lưới mối quan hệ xã hội của họ để khám phá ứng viên. Tuy nhiên, với ‘Con đường kỹ năng’, điều đó sẽ thay đổi.”

Quy trình này cho phép nhà tuyển dụng đưa các khóa học LinkedIn Learning có liên quan vào các quảng cáo việc làm hoặc đánh giá kỹ năng, điều này vừa có thể hỗ trợ xác định ứng viên tốt hơn dựa trên khả năng thực tế của họ, vừa giúp ứng viên ứng tuyển vào nhiều vị trí hơn.

Như LinkedIn lưu ý, điều đó có thể mở ra nhiều cơ hội hơn cho những người có hoàn cảnh khác nhau, những người có thể không có kỹ năng trên giấy tờ.

LinkedIn nói rằng:

“Chúng tôi đã chính thức đưa ‘Con đường kỹ năng’ vào các nhóm dịch vụ khách hàng của mình.

Chúng tôi đã loại bỏ các yêu cầu truyền thống như bằng cấp hoặc kinh nghiệm 1-2 năm trước đó trong bản mô tả công việc của mình đồng thời đánh giá mọi người dựa trên các kỹ năng đã được chứng minh của họ là cần thiết cho công việc bằng cách kết hợp đánh giá kỹ năng vào quy trình ứng tuyển.

Với cách làm này, chúng ta có thể mở rộng đội ngũ nhân tài của mình từ các công ty hay cộng đồng mà chúng ta thường không tuyển hoặc dễ dàng bị bỏ qua.”

Đó là một sự phát triển thú vị của quy trình tuyển dụng, sử dụng những lợi ích của kết nối hiện đại để thêm yếu tố tương tác, đáp ứng nhiều hơn, có thể mang lại những lợi ích đáng kể về quy trình.

LinkedIn nói rằng họ cũng đang thử nghiệm quy trình này với một loạt các doanh nghiệp đối tác bao gồm Citrix, Gap, Ralph Lauren và Wayfair, bên cạnh những doanh nghiệp khác.

Và khi LinkedIn tiếp tục cải tiến các công cụ tuyển dụng của mình, nền tảng này cũng tự định vị mình tốt hơn với tư cách là một nền tảng quan trọng cho các chuyên gia nhân sự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips