Skip to main content

Thẻ: long-form content

LinkedIn Pages hiện có thể xuất bản nội dung dài hơn

LinkedIn đang giới thiệu một tính năng mới có tên là Articles For Pages, cho phép các doanh nghiệp đang sở hữu Trang LinkedIn có thể xuất bản các nội dung dài.

LinkedIn Pages hiện có thể xuất bản nội dung dài hơn

Theo đó Articles For Pages mới của LinkedIn cung cấp cho các doanh nghiệp khả năng xuất bản nội dung dạng dài, thay vì bị giới hạn bởi số lượng ký tự như trước đây.

Ngoài ra, các Trang của doanh nghiệp còn đang nhận được một cách mới để sản xuất nội dung trực tiếp và các tùy chọn chiến dịch mới trong quảng cáo LinkedIn.

Cụ thể, LinkedIn sẽ tung ra 3 tính năng mới:

  • Articles For Pages (các bài đăng dài cho Trang).
  • LinkedIn live events (các sự kiện trực tiếp trên LinkedIn).
  • Những cách mới để tối ưu hóa và đo lường việc xây dựng thương hiệu với quảng cáo LinkedIn (LinkedIn Ads).

Dưới đây là chi tiết cho từng tính năng.

Articles For Pages.

Người dùng LinkedIn từ lâu đã có thể xuất bản những nội dung dạng dài từ tài khoản cá nhân của họ.

Tuy nhiên, với các trang doanh nghiệp (Business Linkedin Pages) thì bị hạn chế bởi các số lượng ký tự bất kỳ.

Hiện tại với tính năng mới Articles For Pages, LinkedIn cho phép các doanh nghiệp soạn và xuất bản các nội dung dài kiểu blog mà không bị giới hạn bởi số lượng ký tự.

Articles For Pages cũng cung cấp những thông tin chi tiết về đối tượng mục tiêu, bao gồm cả thông tin chi tiết về những người đang đọc và tương tác với nội dung.

Để sử dụng tính năng mới này, hãy truy cập vào Trang dưới chế độ xem quản trị viên cấp cao hoặc quản trị viên. Sau đó, dưới phần ‘Start a post’, hãy nhấp vào ‘Write article’.

LinkedIn Live Events.

LinkedIn đang làm cho các sản phẩm “Scheduled LinkedIn Live” và “LinkedIn Events” của mình có thể hoạt động tốt hơn cùng nhau để giúp các Trang đạt được phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác tốt hơn.

LinkedIn Live Events là một sản phẩm hoàn toàn mới có thể kết hợp việc phát trực tuyến với lập kế hoạch sự kiện.

Điều này cho phép các doanh nghiệp:

  • Quảng cáo trước cho buổi phát trực tiếp đến các nhóm đối tượng mục tiêu.
  • Thông báo cho những người đăng ký và những người theo dõi Trang được chọn khi sự kiện bắt đầu được phát.
  • Tạo ra các lượt xem trên trang sự kiện từ bất kỳ ai trên LinkedIn, cho dù họ có nhấn “Tham dự” hay không.
  • Chia sẻ bản phát lại của nội dung trực tiếp để tiếp cận và tương tác nhiều hơn nữa.

LinkedIn cũng đang tung ra các bản cập nhật bổ sung mới cho các sự kiện trực tiếp:

  • Yêu cầu ít người theo dõi hơn khi truy cập tính năng LinkedIn Live.
  • Quy trình xem xét tự động và nhanh chóng cho những người đăng ký LinkedIn Live.
  • Tất cả quản trị viên của Trang đều có thể phát trực tiếp một khi Trang được phê duyệt.
  • Một biểu mẫu đăng ký mở rộng cho các sự kiện.
  • Tích hợp quản lý khách hàng tiềm năng với ứng dụng Zapier.

Những cách mới để tối ưu hóa và đo lường việc xây dựng thương hiệu với quảng cáo LinkedIn (LinkedIn Ads).

Quảng cáo trên LinkedIn sẽ cập nhật 3 nội dung mới giúp các doanh nghiệp hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu và đo lường kết quả một cách hiệu quả.

Brand Lift Testing.

Tính năng mới này cho phép các doanh nghiệp đo lường mức độ tác động của các quảng cáo LinkedIn đối với sức khoẻ thương hiệu của họ dựa trên mức độ nhận thức thương hiệu.

Tác động của quảng cáo đối với thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được kiểm tra dựa trên các chỉ số chính được phát hiện trong báo cáo.

Reach Optimization.

Các doanh nghiệp hiện có thể tối ưu hóa quảng cáo LinkedIn bằng việc phân phối quảng cáo tới một số tài khoản thành viên duy nhất được xác định.

Điều này sẽ giúp đảm bảo quảng cáo được hiển thị cho các nhóm đối tượng mới và có liên quan, thay vì được hiển thị cho cùng một người dùng lặp đi lặp lại.

Reach/Frequency Forecasting and Reporting.

Nhà quảng cáo có thể xem tần suất và phạm vi tiếp cận được dự báo cho các chiến dịch nâng cao nhận thức thương hiệu (brand awareness) và đo lường kết quả trong phần báo cáo của trình quản lý chiến dịch Campaign Manager.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

5 lý do tại sao ‘Long-Form Content’ nên nằm trong chiến lược Marketing của bạn

Từ việc thiết lập và trở thành một chuyên gia trong ngành đến việc mang lại sức sống mới cho nội dung hiện có, ‘long-form content’ hay những nội dung dài có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho chiến lược content marketing của bạn.

Long-Form Content

Long-form content thường bị các doanh nghiệp bỏ qua do yêu cầu lớn về thời gian, chi phí và sự cộng tác để xây dựng một bài viết dài thực sự hấp dẫn cũng khá tốn kém.

Trong vài năm qua, các nhà tiếp thị truyền thống (traditional marketers) vốn đã quen thuộc hơn với các đoạn trích nội dung ngắn hay các bài đăng trên mạng xã hội.

Tuỳ vào mục tiêu của bạn mà nội dung dạng dài và dạng ngắn có thể thay đổi tỉ lệ, tuy nhiên, chiến lược tối ưu nhất là bạn nên sở hữu ít nhất là đủ cả hai loại nội dung này.

Nếu bạn còn lưỡng lự với các nội dung dạng dài hay Long-form content, thì hãy đọc ngay những thông tin dưới đây để tìm hiểu lý do tại sao bạn nên tiếp cận loại nội dung đó.

1. Trở thành một chuyên gia trong ngành.

Sử dụng các bản hướng dẫn, sách điện tử (eBooks) và các bài đăng trên blog của doanh nghiệp giúp bạn có cơ hội thể hiện cá tính và sức ảnh hưởng về mặt chuyên môn của tổ chức, điều có thể chứng minh rằng bạn hoàn toàn có thể giúp đỡ khách hàng của mình.

Việc xuất bản các bài nội dung dài có liên quan, được viết tốt, được đầu tư kỹ lưỡng sẽ giúp các doanh nghiệp hay người làm marketing thể hiện khả năng chuyên môn, uy tín và xây dựng sức ảnh hưởng như ‘một nhà lãnh đạo tư tưởng’ với các nhóm đối tượng mục tiêu.

2. Thu hút nhiều sự chú ý hơn.

Khách truy cập chắc chắn sẽ dành nhiều thời gian hơn cho những nội dung dạng dài – mất nhiều thời gian hơn để ‘lướt’ và cũng sẽ đọc lâu hơn. Theo thuật toán của Google, điều này sẽ giúp bạn có được thứ hạng cao hơn khi các trang của bạn có thời gian trên trang cao (time on-site).

3. Tăng cường sức ảnh hưởng trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội.

Theo trang tin Huffington Post, mặc dù lượng bài viết dưới 1000 từ nhiều hơn gấp 16 lần so với các bài viết dài hơn, tuy nhiên với các bài viết dài 3.000 đến 10.000 từ nhận được nhiều lượt chia sẻ hơn trên các mạng xã hội.

Nội dung dài hơn – bởi vì nó chứa đựng nhiều hơn những thông tin hữu ích – nó mang lại nhiều cơ hội hơn để tìm thấy những kiến ​​thức giá trị có thể chia sẻ mà người đọc mong muốn chia sẻ.

4. Mang lại sức sống mới cho nội dung hiện có.

Nội dung dạng dài mang đến cho bạn cơ hội để xem xét lại những nội dung trước đây từ các phương tiện in ấn, nội dung video, các sự kiện hội thảo đến các bài viết ngắn trên website để tái xuất bản chúng dưới dạng các nội dung dạng dài, nhiều kiến thức hơn, chuyên sâu hơn và hấp dẫn hơn.

5. Mở rộng việc đầu tư vào chất lượng nội dung.

Nội dung dạng dài (Long-form content) có thể được cắt nhỏ thành các series blog, infographics và trang trình bày (slide) để mở rộng giá trị đầu tư của bạn vào nội dung.

Nếu bạn đã sẵn sàng lên kế hoạch cho một dự án nội dung dài, hãy ghi nhớ những điểm dưới đây để tận dụng và tối đa nguồn lực, từ đó tạo ra một tác phẩm hấp dẫn và nhiều thông tin có giá trị hơn.

long form content

Thực hiện nghiên cứu:

Sử dụng các công cụ phân tích và xếp hạng từ khóa để giúp bạn tìm ra chủ đề nào đáng để xây dựng nội dung dạng dài nhất.

Nếu bạn không có nội dung phù hợp, kịp thời và nhiều thông tin để cung cấp, hãy đợi cho đến khi bạn có đủ trước khi bắt tay vào một dự án xây dựng nội dung dạng dài.

Hãy tập trung:

Nội dung dạng dài sẽ dễ bị nhàm chán khi bạn cố gắng trình bày quá nhiều hoặc quá ít nội dung quan trọng vào một bài.

Hãy chọn hơn 1000 từ của bạn một cách cẩn thận, độc giả của bạn luôn sẵn sàng đầu tư thời gian để đọc nhiều nội dung từ các nguồn uy tín.

Hãy xác định mục tiêu của bạn trước khi viết bài, thu hẹp trọng tâm của chủ đề và xây dựng một dàn ý chặt chẽ để hướng dẫn bài viết.

Bạn cần có một kế hoạch:

Sau khi nội dung của bạn được sản xuất xong, bạn sẽ làm gì với nó? Chỉ đăng nó lên website của bạn là không đủ.

Để tăng cường sức ảnh hưởng cho các nội dung dạng dài, bạn hãy lên kế hoạch để quảng bá và phân phối nội dung cho nó (content marketing).

Nội dung của bạn là “gate” hay ‘not gate’?

Gated Content hay tạm dịch là nội dung ‘gác cổng’ hoặc nội dung ‘mồi’ là những nội dung hạn chế buộc người dùng phải gửi địa chỉ email hay các thông tin cá nhân khác để đọc hoặc tải xuống nội dung.

Kiểu nội dung này đảm bảo bạn sẽ nhận được thông tin khách hàng tiềm năng để xây dựng dữ liệu khách hàng (data) và các nỗ lực marketing trong tương lai, tuy nhiên, nội dung kiểu ”gác cổng’ này cũng có thể ngăn chặn trình thu thập dữ liệu (craw)) của các công cụ tìm kiếm trong quá trình lập chỉ mục (index) và phân phối nội dung của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Inside Google Marketing: Giá trị của influencer marketing

Khi influencer marketing ngày càng phát triển, thì nhu cầu cần chứng minh tác động của nó cũng tăng theo.

influencer marketing

Ông Tobias Rauscher, hiện là Influencer Marketing Lead tại Google dưới đây sẽ chia sẻ cách để nâng cao hiệu quả của loại hình marketing này, đồng thời biến nó trở thành một thành phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp (marketing mix) của bạn.

“Tại Google, về cơ bản, chúng tôi tin tưởng vào giá trị của những ‘người có ảnh hưởng’ (influencer).

Nhưng để những ‘người có ảnh hưởng’ trở thành một phần đáng tin cậy trong hỗn hợp marketing của chúng tôi, chúng tôi cần phải chứng minh được giá trị hay lợi nhuận của nó bên cạnh các chỉ số phù phiếm thường thấy khác.

Ông Marvin Chow, Phó Chủ tịch phụ trách marketing toàn cầu của Google nói:

“Không còn nghi ngờ gì nữa, influencer marketing sẽ làm được điều gì đó. Nhưng để thoải mái hơn trong việc chi tiêu và dành nguồn lực cho nó, chúng tôi cần hiểu rõ hơn về ROI của nó, đặc biệt là trong bối cảnh so sánh với các kênh marketing khác.”

Và sự thật là, chúng tôi thực sự đã thành công. 04 điểm sau đây phác thảo cách chúng tôi đã làm điều đó – và những gì những người làm marketing khác có thể học hỏi.

1. Ngừng coi trọng số lần hiển thị (impressions) và lượt thích (Likes).

Chắc chắn, số lần hiển thị là yếu tố cần thiết để truyền tải thông tin, nhưng chúng nói rất ít về việc liệu thông điệp marketing của bạn có thực sự đột phá hay không và nếu có, thì thông điệp đó gây được ‘tiếng vang’ với đối tượng mục tiêu của bạn như thế nào.

Chúng tôi đã mời những ‘người có ảnh hưởng’ để ra mắt các sự kiện (trước đại dịch) và tính toán phạm vi tiếp cận ước tính của các bài đăng của họ để chứng minh sự thành công hay sức ảnh hưởng của họ đến các sự kiện.

Tuy nhiên, rất hiếm những bài đăng đó truyền đạt được thông điệp marketing như dự định, khiến những kết quả có được là không đáng tin cậy.

“Số lần hiển thị là yếu tố cần thiết để chứng minh sự phổ biến của việc truyền tải thông tin, nhưng chúng nói rất ít về việc liệu thông điệp marketing có thực sự đột phá hay không và nó gây được tiếng vang như thế nào cho thương hiệu.”

Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì số liệu về lượt ‘bình luận’ (comments) có phần mang lại nhiều sắc thái hiệu quả hơn.

Chúng tôi đánh giá cao các đề cập (mentions) rõ ràng về thương hiệu nhưng nhận thấy rất ít hoặc không có mối tương quan nào giữa việc thể hiện cảm xúc của những bài đăng đó với mức độ ảnh hưởng của nó lên sức khoẻ thương hiệu (Brand lift).

Đề cập thương hiệu (Brand mentions) trong phần ‘bình luận’ có thể đóng vai trò là điểm chứng minh rằng thông điệp của bạn đã đột phá nhưng không có nghĩa là chúng đại diện cho toàn bộ mức độ hiệu quả.

Điểm mấu chốt: Chúng ta có thể theo dõi rất nhiều thứ, nhưng đừng để các chỉ số phù phiếm đánh giá ROI của bạn khi sử dụng influencer marketing.

2. Tận dụng lợi ích của ‘long-form content’.

Long-form content (những nội dung dài và chuyên sâu) mang lại cho những thông điệp marketing của chúng ta nhiều không gian hơn.

“Khi những nhà sáng tạo trên YouTube sử dụng định dạng nội dung này để sản xuất nội dung của họ, chúng tôi hoàn toàn tự tin khi nói rằng họ rất phù hợp với các chương trình đối tác thương hiệu của chúng tôi.”

3. Tập trung vào ‘brand lift’ để tách biệt mức độ tác động của chiến dịch.

YouTube BrandConnect, nhóm nội dung có thương hiệu nội bộ của YouTube giúp tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ hợp tác giữa nhà sáng tạo và thương hiệu, đồng thời áp dụng các phương pháp tiếp cận theo hướng dữ liệu (data driven marketing) để đối sánh và đo lường nhà sáng tạo trên nền tảng.

Thông qua các công cụ đo lường và thông tin chi tiết của Google như Brand Interest Lift (Tăng cường sự quan tâm đến thương hiệu) hay chuyển đổi xem qua tự nhiên (organic view-through conversions), YouTube BrandConnect giúp các thương hiệu có thể đo lường được mức độ tác động và hiệu quả của influencer marketing.

4. Ngữ cảnh hóa kết quả trong hỗn hợp tiếp thị rộng lớn hơn.

Khi chúng tôi bắt đầu chuẩn hóa các chỉ số báo cáo cho mối quan hệ đối tác với các nhà sáng tạo – bằng cách tập trung vào các mức tăng tuyệt đối, tổng số người tăng và chi phí tăng lên cho mỗi người – chúng tôi có thể so sánh các kênh với nhau một cách hiệu quả.

Việc hỗ trợ các mối quan hệ đối tác của chúng tôi với những con số cụ thể đã giúp chúng tôi nâng tầm INFLUENCER MARKETING lên một kênh đáng tin cậy HƠN trong hỗn hợp MARKETING.

Điều này cũng đã cấp cho chúng tôi những hiểu biết mới về quy mô và hiệu quả của influencer marketing.

Ví dụ: chúng tôi nhận thấy rằng một số nhà sáng tạo hàng đầu đã giúp chúng tôi đạt được quy mô quảng cáo với chi phí thấp hơn đáng kể so với những người khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips