Skip to main content

Thẻ: Mindset

Những tư duy tăng trưởng cần thiết để thành công cho các doanh nhân

Bạn đang là doanh nhân hoặc đang kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó, bạn tự hỏi làm thế nào để công việc kinh doanh của mình trở nên thịnh vượng hơn? Câu trả lời nằm chính ở bản thân bạn.

Các doanh nhân có khả năng tự ý thức hiểu rằng quá trình trưởng thành của họ là một hành trình mang tính tinh thần. Họ hoàn toàn tin tưởng vào tầm nhìn bên trong của mình và kiên định để thực hiện nó, họ luôn tập trung vào những bức tranh lớn hơn.

Các doanh nhân này cũng hiểu rằng thành công thực sự là một cuộc chơi lâu dài; họ không tìm kiếm sự hài lòng tức thì cho một kết quả ngắn hạn. Tính cách và tính chính trực được đặt lên hàng đầu trong các giá trị thương hiệu của họ.

Họ cần phải có sức mạnh và lòng can đảm để sẵn sàng đứng một mình để trở nên khác biệt, đặc biệt là vào những thời điểm khủng hoảng. Tuy nhiên, những người sẵn sàng đứng một mình vì một mục tiêu lớn hơn thường có thể thu hút những người cùng chí hướng.

Do đó, họ đứng một mình và trở nên đơn độc là điều rất khó xảy ra !

Suy nghĩ của bạn sẽ tạo ra tần số, tích cực hoặc tiêu cực.

Tần số là trường năng lượng mà hệ thống niềm tin của bạn dựa vào đó để vận hành; nó có khả năng thu hút mọi người, mọi thứ khác và cả cơ hội.

Suy nghĩ của bạn tạo ra tần số của bạn. Hãy tưởng tượng về một vòng tròn lớn xung quanh bạn, nó tỏa ra năng lượng tích cực hoặc tiêu cực. Như một quy luật hấp dẫn tất yếu, bạn thu hút chính năng lượng mà bạn tỏa ra.

Các doanh nhân thành công đã luôn cố gắng khai thác các trường năng lượng của họ, và họ thu hút những gì họ đang có và đang thuộc về.

Có một điều chắc chắn là: Chúng ta có thể đánh lừa chính mình và những người khác, nhưng chúng ta không thể đánh lừa vũ trụ. Vũ trụ sẽ luôn phản chiếu lại bạn dưới những ý niệm và niềm tin thực sự của bạn.

Làm thế nào để trở thành một doanh nhân với những tư duy luôn sẵn sàng để thành công.

1. Hãy tưởng tượng suy nghĩ của bạn chính là những hạt giống.

Suy nghĩ của bạn là thứ sẽ thu hút kết quả. Hãy tin rằng những điều gì đó sẽ xảy ra, sẽ luôn hiệu quả hơn là hy vọng nó sẽ xảy ra. Hãy gieo những hạt giống chắc chắn trong tâm trí bạn, về bản thân bạn và cả tầm nhìn của bạn.

2. Đừng nản lòng trong cuộc hành trình của chính mình.

Hãy sử dụng những thất bại làm bài học để tiến lên và hoàn thiện mọi thứ. Bạn không thể thất bại nếu bạn tiếp tục. Chúng ta chỉ có thể thất bại khi chúng ta ngừng theo đuổi chúng.

3. Hãy luôn lạc quan và nâng cao tần số của bạn.

Bất kể điều gì đang xảy ra, bạn đang tiến gần hơn đến với tầm nhìn của mình mỗi ngày.

Bạn càng hào hứng, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội để nắm bắt.

4. Giữ cân bằng.

Suy nghĩ quá nhiều sẽ mở ra cánh cửa cho sự nghi ngờ len lỏi vào nó: 1% nghi ngờ mạnh hơn 99% niềm tin. Sự không chắc chắn hay thiếu quyết đoán là một tác nhân tạo ra sự chậm trễ và rối loạn.

5. Hãy khiêm tốn.

Khi chiến thắng đưa bạn đến gần hơn với tầm nhìn của mình, trước khi bạn công bố nó với bất kỳ ai, hãy đảm bảo rằng ý định đó của bạn đến từ năng lượng thuần túy, không phải từ cái tôi của bạn. Hãy ăn mừng chiến thắng của bạn một cách ‘duyên dáng’ nhất.

6. Luôn tự hỏi bản thân về những dự định của bạn.

Hãy thử nghiệm thường xuyên với những năng lượng đang thúc đẩy bạn. Những dự định sai lầm cuối cùng sẽ gây ra nhiều sự ảnh hưởng cho sau này.

7. Tìm ra những mục đích mới.

Mỗi khi bạn đạt đến một cấp độ mới, hãy tìm cho mình một mục đích lớn hơn. Bạn có thể phục vụ ai khác? Điều gì khác trên thế giới có thể cần bạn chú ý tới? Hãy trở thành một người luôn tìm kiếm những mục đích.

8. Giúp đỡ người khác.

Những bài học bạn học được trên chính hành trình của mình là thứ mà bạn có thể chia sẻ với người khác. Ai đó có thể đang cố gắng vượt qua điều gì đó mà bạn đã từng vượt qua; họ cần sự giúp đỡ của bạn, đừng chần chừ khi đưa cho họ một cánh tay.

9. Xây dựng sự tự tin của bạn.

Bạn càng tự tin, bạn càng cung cấp nhiều giá trị cho bản thân và người khác.

10. Tin tưởng vào trực giác của bạn.

Dự định hay ý niệm của bạn là thứ gắn kết bạn với trực giác của bạn. Nếu ý định của bạn là một kết quả ngắn hạn, thì trực giác của bạn sẽ khuyến khích bạn nên thận trọng.

Hãy nhớ luôn tận hưởng cuộc hành trình mà bạn đang đi theo những cách mà bạn mong muốn. Hãy chăm sóc bản thân và đóng góp nhiều tình cảm nhất có thể cho thế giới.

Làm như vậy, mọi thứ sẽ luôn hỗ trợ bạn đến với con đường thành công của chính mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

3 cách đơn giản để tránh sự thất bại trong khởi nghiệp

Một câu hỏi mà có lẽ không chỉ với những người đang khởi nghiệp mà còn cả với những ai đã khởi nghiệp thành công cũng đều phải hỏi: Tại sao rất nhiều công ty khởi nghiệp thất bại?

3 cách đơn giản để tránh sự thất bại trong khởi nghiệp

Lý do thì vốn rất nhiều và đa sắc thái. Nó có thể là về việc công ty đã ‘đốt’ tiền mặt (burns) của mình trước khi đạt được các cột mốc quan trọng dẫn đến hòa vốn (breakeven) hoặc bổ sung nguồn vốn hoặc tạo ra doanh thu.

Và đôi khi sự thất bại cũng dễ xảy ra hơn khi sự cạnh tranh đang mức độ cao hơn, hoặc đối thủ ‘chạy’ nhanh hơn hoặc do sự suy thoái kinh tế hoặc một sự kiện ‘thiên nga đen’ (những cuộc đại dịch) nào đó bất chợt ập đến.

Kể từ năm 2014, khi CB Insights bắt đầu thu thập những thông tin đầu tiên về những thất bại của các công ty khởi nghiệp từ hàng trăm nhà sáng lập và nhà đầu tư khác nhau.

Có một số thứ rất đáng để bạn quan tâm.

Lý do số 1 cho sự thất bại là: Thị trường không có nhu cầu.

Tất cả các loại hình và quy mô của các công ty khởi nghiệp đều thừa nhận họ đã phạm phải sai lầm này, từ các dự án nhỏ lẻ đến các công ty kỳ lân (các công ty khởi nghiệp có trị giá từ 1 tỷ USD trở lên).

Và lý do số 2 dẫn đến sự thất bại là: Công ty đã hết tiền mặt.

Dưới đây là 03 ý tưởng để giúp các doanh nhân biến việc xác thực thị trường và khách hàng trở thành điểm khởi đầu cho công việc kinh doanh của mình.

1. Thay đổi tư duy và suy nghĩ của bạn.

Hãy ngừng suy nghĩ về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và không ngừng tập trung vào những nỗi đau của khách hàng hay ‘khoảng trống’ của thị trường.

Bỏ qua những thứ vốn được gọi là ‘thị trường cần’ và nỗ lực tìm kiếm những vấn đề (problems) mà thị trường gặp phải.

Mục đích của bạn là tìm ra những bằng chứng về một vấn đề chung, phổ biến, được hiểu rõ và mọi người trong ngành mục tiêu của bạn đều nhận ra nó.

Bạn không nên tìm kiếm những vấn đề thú vị để giải quyết. Hãy tìm kiếm những vấn đề khó có thể biến mất. Đừng hỏi bạn bè, đồng nghiệp, gia đình…để xác thực nó bởi vì tất cả họ đều muốn bạn đúng và chỉ thấy đúng.

Ý tưởng sẽ không giúp bạn thành công nhưng nếu bạn không có ý tưởng nào có nghĩa là bạn chưa tìm hiểu kỹ về những gì cần làm.

Hãy tiếp tục khám phá cho đến khi bạn tìm thấy những sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với thị trường của bạn. Việc thất bại ở một phạm vi nào đó trong kinh doanh, chúng sẽ giúp các doanh nhân nghĩ ra thêm nhiều ý tưởng mới hơn.

2. Hãy để khách hàng trở thành một phần của nhóm chiến lược của bạn.

Tìm hiểu mọi thứ có thể về khách hàng mục tiêu của bạn.

Khách hàng sẽ nói cho một người biết lắng nghe về các vấn đề của họ.

Hãy nói chuyện với những người đang sử dụng các giải pháp cạnh tranh hoặc thay thế khác. Hỏi họ những gì họ thích và không thích về các giải pháp đó.

Khám phá những rào cản của sự thay đổi. Khách hàng không mua công nghệ. Họ mua các sản phẩm giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền hoặc tăng doanh thu.

Việc thu thập những phản hồi một cách trung thực của khách hàng là cách duy nhất để tạo ra giải pháp mà mọi người sẽ mua.

Không có gì thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư bằng việc một doanh nghiệp đã liên tục gặp gỡ và lắng nghe khách hàng.

3. Tận dụng các dữ liệu bên ngoài.

Không tốn quá nhiều tiền hoặc tài nguyên để mua dữ liệu hoặc tự khảo sát về khách hàng tiềm năng của bạn.

Hãy tìm kiếm trên internet các website, sự kiện hay các bản báo cáo dữ liệu của ngành.

Mở rộng nguồn lực của bạn với các mối quan hệ chiến lược – từ các doanh nghiệp quan trọng trong ngành đến thông tin từ các đối thủ cạnh tranh.

Những doanh nghiệp đang phục vụ các thị trường và khách hàng giống như bạn.

Ngay từ những ngày đầu thành lập công ty của bạn, hãy xây dựng một phương pháp để có thể thu thập và sắp xếp thông tin bạn có được về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh một cách dễ dàng và cập nhật nhất.

Việc bạn xây dựng những thói quen tốt này sẽ là một phần của lợi thế cạnh tranh và là ‘gia vị bí mật’ khi doanh nghiệp của bạn phát triển.

Không quan trọng sức mạnh tài sản và nguồn lực của bạn hiện tại như thế nào – từ nhân tài đến công nghệ, từ sản nghiệp đến nguồn vốn, yếu tố quyết định sự thành công của một công ty khởi nghiệp chính là sự phù hợp của sản phẩm với thị trường, điều sẽ được cũng cố thông qua quá trình thẩm định và tối ưu liên tục.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Tư duy khởi nghiệp: Tại sao Steve Jobs và những nhà lãnh đạo khác vẫn áp dụng khi họ đã rất thành công

Tư duy khởi nghiệp làm cho sự phấn khích của các cuộc rượt đuổi hay cạnh tranh trở nên thú vị hơn và cuối cùng là làm cho người chiến thắng cuối cùng cảm thấy họ đã tốt hơn nhiều.

tư duy khởi nghiệp
Tư duy khởi nghiệp: Tại sao Steve Jobs và những nhà lãnh đạo khác vẫn duy trì điều này mặc dù họ đã rất thành công

Khi văn hoá doanh nghiệp trở thành một trong những yếu tố cốt lõi của một doanh nghiệp vững mạnh, khi sự bất hạnh được xem như là một trong những yếu tố đặc trưng của các công ty Startup, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã và đang tìm nhiều cách để cũng cố điều này từ doanh nghiệp của họ.

Theo một nghiên cứu, khoảng 56% nhân viên đánh giá cao văn hóa nơi làm việc hơn là mức lương, môi trường làm việc đã trở thành một dấu hiệu để báo hiệu một doanh nghiệp đang bắt đầu đi vào ‘vùng mờ mịt’ hoặc doanh nghiệp đang phát triển để đáp ứng những thách thức trong tương lai.

Luôn có ít nhất một tia sáng trong nghịch cảnh chính là tư duy khởi nghiệp nền tảng nhất.

Những nhân viên trải nghiệm được những lợi ích của một nền văn hóa ‘hiếu chiến’ sẽ có nhiều động lực hơn để đóng góp vào thời kỳ phát triển ban đầu của một công ty khởi nghiệp và môi trường đó sẽ nuôi dưỡng thái độ cầu tiến của họ theo thời gian.

Ngược lại, một nền văn hóa độc hại có thể dần dần ăn mòn quỹ đạo phát triển của một công ty khởi nghiệp. Theo một nghiên cứu, 72% nhân viên cho biết văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến nơi họ quyết định làm việc.

Đó là lý do tại sao các công ty khởi nghiệp nên duy trì sự phát triển của văn hoá doanh nghiệp ngay cả khi họ tiếp tục mở rộng quy mô hay họ đã thành công trên thị trường.

Tư duy hay văn hoá khởi nghiệp làm cho sự phấn khích của các cuộc rượt đuổi hay cạnh tranh trở nên thú vị hơn và cuối cùng là làm cho người chiến thắng cuối cùng cảm thấy họ đã tốt hơn nhiều.

Tư duy này có thể giúp đưa một công ty nhỏ hay các doanh nghiệp khởi nghiệp từ những vị trí nhỏ bé lên các vị trí dẫn đầu trong tương lai trên thị trường.

Dưới đây là 03 chiến lược để triển khai một nền văn hoá doanh nghiệp với ‘tư duy khởi nghiệp’, ngay cả khi bạn đang là doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Apple.

1. Hãy để cho nhân viên có thể sở hữu những vai trò và trách nhiệm riêng.

Khuyến khích nhân viên chấp nhận những thách thức mới, tạo ra hiệu quả mới và làm chủ các quy trình của họ là một cách tuyệt vời để duy trì động lực cho đội nhóm của bạn.

Ví dụ, quản lý vi mô có thể khiến nhân viên cảm thấy bất lực và thiếu sáng tạo. Trong thời gian đầu làm việc cho Apple, Steve Jobs là một nhà quản lý vi mô khét tiếng.

Nhưng khi trở lại vị trí lãnh đạo vào năm 1997, Steve Jobs đã đánh bật tâm lý đó bằng cách áp dụng tư duy khởi nghiệp khuyến khích nhân viên hành động mà không cần phải có ý kiến ​​đóng góp của cấp trên.

Tạo ra một bầu không khí tại nơi làm việc luôn tôn vinh sự sáng tạo và tự chủ.

Xé nhỏ các các mắt xích và khoảng cách để đội nhóm của bạn luôn cảm thấy được trao quyền hành động và thúc đẩy công ty phát triển.

2. Đừng né tránh sự chi tiết.

Các công ty khởi nghiệp luôn cần quản lý chi phí của họ một cách cẩn thận vì họ chưa tạo ra lợi nhuận.

Trước khi ShipMonk đủ lớn để mở trụ sở chính ở Florida, các thành viên quan trọng trong đội nhóm của họ – bao gồm cả giám đốc doanh thu – đã tự mình phủ các lớp sàn trang trí cho văn phòng của họ.

Họ không cần phải dựa vào các nhà thầu bên ngoài. Họ vẫn tự giải quyết các vấn đề và tự làm mọi thứ cho mình. Và bạn vẫn hoàn toàn có thể giữ vững văn hoá này khi mở rộng quy mô của doanh nghiệp bạn.

Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể tái sử dụng các nguồn lực hiện có để giữ cho chi phí của bạn ở mức thấp với tham vọng cao nhất.

Khuyến khích nhân viên hiện tại theo dõi những tài năng có triển vọng, cho họ quyền tự do tìm cách sửa đổi và cải thiện các nguồn lực hiện có.

Ví dụ, có lẽ bạn có thể sắp xếp lại không gian hiện có của mình để làm cho nó trở nên thư giãn hơn thay vì chuyển đến một văn phòng có phòng ngủ trưa?

Các phương thức tuyển dụng và chính sách nội bộ có cần được xem xét lại không? Trao quyền cho đội nhóm của bạn tự giải quyết các nhiệm vụ nội bộ của chính họ.

3. Luôn sẵn sàng khen ngợi và tuyên dương cũng là chiến lược mà các nhà lãnh đạo nên làm khi áp dụng tư duy khởi nghiệp.

Trong những ngày đầu của bất kỳ doanh nghiệp mới hình thành nào, mức thấp là rất thấp – nhưng mức cao thì đặc biệt cao.

Bạn có thể ăn mừng bất cứ khi nào bạn bán được hàng, ký hợp đồng mới hoặc nhận thấy lưu lượng truy cập website (web traffic) tăng đột biến.

Vào những thời điểm này, nhân viên có nhiều khả năng sẽ cảm thấy được động viên và được khen thưởng, chính điều này sẽ giúp họ phấn đấu và nỗ lực nhiều hơn.

Khi điều này mất đi, nguồn cảm hứng cũng có thể khó tìm thấy. Bạn với tư cách là nhà lãnh đạo nên tiếp tục giữ vững điều này bằng cách ăn mừng các chiến thắng lớn và nhỏ một cách thường xuyên hơn.

Theo một nghiên cứu của SurveyMonkey, 82% nhân viên hạnh phúc hơn khi được công ty công nhận những nỗ lực của họ.

Bạn có thể chiêu đãi nhân viên của mình các chuyến đi chơi và hoạt động của công ty.

Đây không chỉ là một sự thúc đẩy về tinh thần; nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc ăn mừng những thành tích có liên quan chặt chẽ đến việc giữ chân nhân viên.

Đây là thái độ và văn hoá bạn cần để thành công trong bất kỳ giai đoạn kinh doanh nào, cho dù bạn là công ty khởi nghiệp hay là doanh nghiệp lớn.

Nếu bạn muốn nhân viên tiếp tục làm việc và nỗ lực không ngừng, hãy giúp họ cảm thấy quyền sở hữu đối với công việc của mình và thấy rằng họ đang tạo ra giá trị và sức ảnh hưởng đến tổ chức.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips