Skip to main content

Thẻ: nhà bán lẻ

Omnichannel Strategy: Cách nhà bán lẻ có thể tăng trưởng bền vững với chiến lược đa kênh

Bối cảnh ngành bán lẻ đang ngày càng phức tạp. Các nhà bán lẻ phải đối mặt với những thách thức vận hành được gây ra bởi các hạn chế về thâm nhập kênh, cạnh tranh trực tuyến khốc liệt giữa các doanh nghiệp nhỏ và lớn, đồng thời nhu cầu của người tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng.

chiến lược đa kênh

Ngay cả khi mọi thứ có thể sẽ sớm phục hồi trở lại, nhưng mọi thứ sẽ không còn như cũ, các nhà bán lẻ phải suy nghĩ lại về chiến lược của họ để tăng trưởng dài hạn.

Giờ đây, khách hàng có vô số lựa chọn về việc họ mua hàng từ ai và mua như thế nào.

Đối với các thương hiệu, sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi của người tiêu dùng đã dẫn đến việc họ cần xem xét kỹ hơn về cách hiển thị nội dung cho người tiêu dùng của họ theo những cách hữu ích hơn, phù hợp hơn và mang nhiều ý nghĩa hơn.

Một số thương hiệu đã làm được điều này bằng cách tập trung vào các hoạt động chuyển đổi số, điều quan trọng hàng đầu để tăng giá trị doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Google chỉ ra rằng chỉ có khoảng 30% những nỗ lực đó đã đạt được mục tiêu và dẫn đến những sự thay đổi bền vững.

Doanh nghiệp cần có một chiến lược năng động và tích hợp hơn để luôn ở bên khách hàng của họ theo cách có thể thúc đẩy sự tăng trưởng kinh doanh bền vững.

Để xây dựng một chiến lược đa kênh (omnichannel strategy) mạnh mẽ có thể tối ưu hóa hoạt động kinh doanh bán lẻ của bạn, điều quan trọng là chiến lược này phải được áp dụng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh (không chỉ riêng marketing) và phải có các nguồn lực phù hợp để cam kết với những nỗ lực này.

Dưới đây là một số mẹo về cách suy nghĩ chiến lược trong việc chuyển đổi bán lẻ đa kênh mà doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn có thể tham khảo.

Suy nghĩ lại về ranh giới giữa Online vs Offline.

Ngày nay, để sự hiện diện đa kênh có thể làm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh doanh bền vững, doanh nghiệp cần phải vượt qua ranh giới hay rào cản giữa các hoạt động trực tuyến và ngoại tuyến bằng cách tiếp cận một chiến lược bán lẻ hợp nhất đáp ứng nhu cầu của mọi người dù cho họ đang ở bất kỳ nơi đâu trong hành trình mua sắm của khách hàng.

Về cơ bản, có sự hiện diện đa kênh có nghĩa là các nhà bán lẻ ngoại tuyến cũng mở rộng để thiết lập sự hiện diện trực tuyến của họ đồng thời tìm cách kết nối cả hai.

Tuy nhiên, với cơ hội kết nối liền mạch hơn giữa trải nghiệm trực tuyến và ngoại tuyến ngày nay và cách nó được hỗ trợ bởi những sự tiến bộ trong công nghệ marketing (Martech), kênh…, việc phân biệt một cách rõ ràng giữa các “The Line” đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Các doanh nghiệp trực tuyến như Decathlon đang tìm cách “làm mờ” các The Line khi đang chuyển sang thiết lập các cửa hàng truyền thống và các thương hiệu như Zara cũng đang áp dụng các công nghệ kỹ thuật số tại cửa hàng của mình.

Các doanh nghiệp khác, như Chanel’s Boutique of Tomorrow đang thúc đẩy ranh giới của những trải nghiệm liền mạch với các dịch vụ sáng tạo hơn ở nhiều điểm tiếp xúc hơn của người tiêu dùng của họ.

Suy nghĩ lại về vai trò của sự chuyển đổi bên ngoài marketing.

Thật hấp dẫn khi doanh nghiệp nghĩ rằng bộ phận marketing nên quản lý bất kỳ thứ gì liên quan đến sự tương tác với người tiêu dùng.

Tuy nhiên, suy nghĩ hạn chế này có thể cản trở hiệu quả của các chiến lược bán lẻ đa kênh, đồng thời làm chậm quá trình chuyển đổi và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với các chiến lược có thể tạo ra sức tác động thực sự đến lợi nhuận của bạn, sự hợp tác minh bạch, đa chức năng và liên kết chặt chẽ giữa các đội nhóm nội bộ là chìa khóa quan trọng hàng đầu.

Việc phá vỡ các khoảng cách trong phạm vi chiến lược, truyền thông và đo lường sẽ giúp bạn mở ra những sự tăng trưởng trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Mặc dù mỗi bộ phận sẽ luôn có các giá trị độc nhất của riêng mình, nhưng điều quan trọng là các nhóm khác nhau không theo đuổi các mục tiêu duy nhất, điều có thể gây hại cho các mục tiêu kinh doanh tổng thể (và chung) của doanh nghiệp.

Ví dụ: việc đánh giá doanh số bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến một cách độc lập có thể gây ra nhiều tranh cãi nội bộ khiến các nhóm có thể có thêm nhiều mâu thuẫn.

Thay vào đó, việc thống nhất và chia sẻ thông tin giữa các nhóm sẽ đảm bảo sự tập trung của mọi người là nâng cao một trải nghiệm đầy đủ cho khách hàng – tạo ra nhiều cơ hội hơn để bán chéo và thúc đẩy kết quả kinh doanh bền vững.

Suy nghĩ lại về quy trình của sự chuyển đổi.

Việc chuyển đổi kinh doanh hay chuyển đổi doanh nghiệp có thể trở nên khó khăn hơn khi chúng ta coi nó như một cuộc “đại tu” lớn, chúng ta đang làm gián đoạn các hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.

Suy nghĩ này có thể khiến các thương hiệu ngừng thực hiện những việc cần thiết hoặc tiếp cận việc chuyển đổi kinh doanh như một nỗ lực môt lần. Cả hai cách tiếp cận này đều ngăn cản các thương hiệu tối ưu hóa sự tăng trưởng của họ.

Tuy nhiên, bằng cách tiếp cận chiến lược chuyển đổi kinh doanh với tư duy làm nhiều lần và tăng trưởng dần dần, điều này giúp bạn dễ dàng đạt được những chiến thắng nhanh chóng trong ngắn hạn và thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Theo mô hình của hành trình bán lẻ ngày nay, chuyển đổi không phải là một quá trình thực hiện một lần mà là theo những cách thay đổi liên tục và nhiều lần.

Doanh nghiệp bán lẻ của bạn sẽ có một hệ sinh thái đa kênh dành riêng cho bạn, vì vậy bạn có thể bắt đầu bằng cách xác định các yếu tố trong hệ sinh thái của bạn, đâu là những ưu tiên lớn nhất của bạn để tăng trưởng và thay đổi.

Hãy bắt đầu xây dựng hệ sinh thái riêng.

Một hệ sinh thái đa kênh linh hoạt có khả năng vượt qua nhiều thách thức hơn và thích ứng tốt hơn với những thay đổi nhanh chóng trong hành vi hoặc môi trường kinh doanh.

Nó kết nối bạn với nhiều khách hàng hơn và mang đến cho bạn những cơ hội được có mặt ở đó để cung cấp những trải nghiệm mua sắm giá trị nhất.

Cho dù bạn đang ở đâu trong hành trình trưởng thành đa kênh, việc hiểu cách khai thác các công cụ, công nghệ là điều không thể thiếu đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Dưới đây là một số suy nghĩ khởi đầu dành cho bạn:

  • Đặt những nền móng nội bộ đúng đắn. Đảm bảo rằng các sản phẩm, con người và công nghệ của bạn đều hoạt động đồng bộ để cùng hướng tới một mục tiêu chung.
  • Cung cấp những trải nghiệm khách hàng đáng nhớ. Đảm bảo một hành trình liên tục và liền mạch trong suốt quá trình trải nghiệm của khách hàng.
  • Học hỏi từ các chu kỳ marketing. Không ngừng đo lường và phân tích kết quả để bạn có thể cung cấp lại kiến thức cho các chiến lược mới của mình trong tương lai.
  • Thúc đẩy sự tăng trưởng thông qua tự động hóa. Hãy sử dụng dữ liệu để đạt được những tốc độ tăng trưởng liên tục trên quy mô lớn trong môi trường ngày nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Marketers nên làm gì để sẵn sàng cho những mùa mua sắm sắp tới

Google và BCG đã thực hiện một loạt các cuộc khảo sát để tìm hiểu những thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng trước các mùa mua sắm. Dưới đây là những phát hiện rất có ý nghĩa đối với các nhà bán lẻ.

Bà Suchi Sastri, Giám đốc điều hành tại đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới BCG cho biết:

“Tôi hợp tác chặt chẽ với nhiều nhà bán lẻ trên toàn cầu trong quá trình chuyển đổi số quy mô lớn của họ với tư cách là đối tác tại BCG (Boston Consulting Group).

Khi các mùa lễ hội mua sắm đang đến gần và đại dịch vẫn tiếp tục phát triển, nhiều khách hàng của tôi muốn liệu điều gì sẽ xảy ra? Liệu thương mại điện tử có tiếp tục phát triển với tốc độ như năm ngoái hay không?

Việc mua sắm tại các cửa hàng (in-store shopping) sẽ đóng một vai trò lớn như thế nào đối với việc mua sắm trong các dịp lễ?

Theo khảo sát sơ bộ của chúng tôi, có khoảng 35% số người mua sắm ở Mỹ nói rằng COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến cách họ mua sắm trong những ngày lễ năm nay, so với con số 53% vào năm 2020.

Để giúp các nhà bán lẻ trên toàn cầu hiểu rõ hơn về những thay đổi này, chúng tôi đã thực hiện một loạt các cuộc khảo sát với sự hợp tác của Google và Dynata trên hơn 12.000 người tiêu dùng tại Mỹ. Dưới đây là những gì chúng tôi tìm thấy.

Người tiêu dùng đang muốn trải nghiệm đa kênh (omnichannel) hơn bao giờ hết.

Suốt trong thời kỳ đại dịch, chúng ta đã chứng kiến một sự thay đổi mạnh mẽ đối với ngành thương mại điện tử.

Khi xem xét kỹ hơn, chúng ta thấy rằng mặc dù quá trình chuyển đổi trực tuyến diễn ra một cách nhanh chóng, nhưng thương mại điện tử đã dần chững lại hơn khi mọi người đang muốn tìm kiếm những trải nghiệm trực tiếp (in-person experiences) nhiều hơn.

Khi việc mua sắm tại các cửa hàng tăng lên, vai trò của yếu tố kỹ thuật số trong việc mua sắm cũng đã được củng cố nhiều hơn khi có đến 70% người tham gia khảo sát nói rằng hành trình mua sắm của họ liên quan nhiều đến các điểm tiếp xúc trực tuyến.

Kỹ thuật số sẽ là một phần quan trọng trong suốt hành trình của khách hàng, cho dù đó là trực tuyến hay tại các cửa hàng.

Bằng cách nào các thương hiệu có thể gắn kết các hoạt động marketing của họ với khách hàng.

Những thay đổi đó của khách hàng có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn và bạn nên điều chỉnh chiến lược marketing của mình như thế nào?

Đây là 4 phương án mà BCG và Google khuyên bạn nên làm:

  • Làm nổi bật các tuỳ chọn mua sắm trên các danh mục sản phẩm.
  • Đánh giá tính kinh tế của toàn bộ hoat động thương mại điện tử.
  • Nâng cao tính thân thiện trên các thiết bị di động.
  • Thúc đẩy lòng trung thành với các khách hàng hiện tại và phát triển tệp khách hàng mới.

1. Làm nổi bật các tuỳ chọn mua sắm trên các danh mục sản phẩm.

Đối với người tiêu dùng, có bốn động lực chính đưa họ đến với các cửa hàng – sự tiện lợi, tính tức thì, trải nghiệm trực tiếp và dùng thử sản phẩm. Từng động lực cũng có các ảnh hưởng khác nhau đến các danh mục sản phẩm.

  • Sự tiện lợi hoặc tính tức thì có khả năng thúc đẩy khoảng 40% người mua sắm tại cửa hàng cho hàng tạp hóa, làm đẹp, đồ vệ sinh cá nhân, chăm sóc thú cưng, chăm sóc sức khỏe, đồ gia dụng nhỏ…
  • Trải nghiệm trực tiếp hoặc dùng thử sản phẩm có thể thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn tại các cửa hàng đồ trang sức, túi xách và phụ kiện, quần áo và giày dép, đồ nội thất gia đình, nệm và các đồ gia dụng quan trọng khác. Ví dụ: các tìm kiếm cho “cửa hàng nội thất gần tôi” đã tăng hơn 100% trên toàn cầu so với năm ngoái.

Đối với các nhà bán lẻ thuộc nhiều danh mục khác nhau, sự kết hợp giữa yếu tố trải nghiệm và dùng thử sản phẩm trước khi mua sắm tại các cửa hàng có thể mang lại nhiều lợi thế đặc biệt.

Ví dụ: Bạn có thể xem xét việc sử dụng các trải nghiệm được hỗ trợ bởi kỹ thuật số như dùng thử sản phẩm bằng công nghệ ảo (virtual try-on) để làm nổi bật trải nghiệm dùng thử sản phẩm cho các danh mục như làm đẹp hoặc hàng gia dụng.

2. Đánh giá tính kinh tế của toàn bộ hoat động thương mại điện tử.

Nghiên cứu của BCG và Google phát hiện ra rằng nhu cầu cần được đáp ứng của người tiêu dùng là rất khác nhau, tùy thuộc vào yếu tố làm thúc đẩy quá trình mua hàng.

Ví dụ: Trong khi mức độ khẩn cấp là thấp đối với các sản phẩm như đồ tiêu dùng cá nhân hoặc các sản phẩm phục vụ cho các dịp đặc biệt sắp tới, nhiều nhà bán lẻ vẫn giao các gói hàng sớm hơn so với nhu cầu của người tiêu dùng.

Ngược lại, khi người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm có mức độ khẩn cấp cao hơn chẳng hạn như các thiết bị gia dụng quan trọng, hơn 1/4 người mua sắm nói rằng họ không nhận được chúng đủ nhanh.

Việc hiểu nhu cầu giao hàng của khách hàng và marketing tới họ đều cấp thiết như nhau trong việc tối ưu hóa trải nghiệm của họ và tối ưu hóa cho lợi nhuận của thương hiệu.

3. Nâng cao tính thân thiện trên các thiết bị di động.

Người mua sắm tiếp tục xem trải nghiệm trên các thiết bị di động là ưu tiện hàng đầu, điều này thậm chí còn trở nên rõ rệt hơn trong năm qua.

Kể từ khi đại dịch bùng phát, hơn 1/4 người mua sắm trực tuyến đang mua sắm trên thiết bị di động của họ – mức 44% đối với hàng tạp hóa – mặc dù nhiều người đã truy cập gần như liên tục trên các máy tính cá nhân tại nhà của họ.

Theo Google, các từ khoá tìm kiếm liên quan đến “tải xuống ứng dụng mua sắm trực tuyến” đã tăng hơn 300% trên toàn cầu so với cùng kỳ năm ngoái.

Các nhà bán lẻ cần nhận ra các khía cạnh khác biệt của từng kênh và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng sao cho phù hợp.

Họ cũng nên cân nhắc việc sử dụng deep-linking (dẫn khách hàng tới các trang cụ thể trong ứng dụng) hoặc thúc đẩy lượt tải xuống của ứng dụng cho các danh mục sản phẩm như hàng tạp hóa, những danh mục mà khách hàng thường mua qua thiết bị di động.

4. Thúc đẩy lòng trung thành với các khách hàng hiện tại và phát triển tệp khách hàng mới.

Vì người mua sắm đang muốn trải nghiệm đa kênh hơn bao giờ hết, các kênh kỹ thuật số sẽ tiếp tục đóng vai trò là điểm tiếp xúc (touchpoints) quan trọng trong hành trình mua sắm của người tiêu dùng.

Theo nghiên cứu của BCG, trung bình 64% khách hàng hiện tại tương tác với ít nhất là một điểm tiếp xúc kỹ thuật số (digital touchpoints) trong suốt hành trình mua sắm của họ, trong khi con số này với các nhóm khách hàng mới là hơn 80%.

Như thường lệ, khi các nhu cầu là không thể đoán trước, các giải pháp tự động có thể giúp thương hiệu tiếp cận đúng khách hàng vào đúng thời điểm nhất có thể.

Bạn có thể tham khảo nhiều Insights hơn để chuẩn bị cho các chiến lược kinh doanh và marketing của mình tại: Think Retail on Air.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen

Quảng cáo cộng tác: Kết nối các thương hiệu và nhà bán lẻ để tối đa hóa sự tăng trưởng

Các nhà marketer tại APAC đã sử dụng quảng cáo cộng tác (Collaborative Ads) như thế nào? Họ thấy những tiềm năng gì? Các agency nên làm gì để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh doanh?

Quảng cáo cộng tác: Kết nối các thương hiệu và nhà bán lẻ để tối đa hóa sự tăng trưởng

Để giải đáp những vấn đề đó, hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây của các chuyên gia đến từ Shopee, Hsin Hsin Galaxy, OpenMind và cả Facebook.

Ngay cả trong những ngày trước Covid-19, ngành thương mại điện tử đã đạt được mức tăng trưởng kỷ lục với hai con số.

Đại dịch mới đã thúc đẩy sự chuyển dịch từ các cửa hàng truyền thống sang cửa hàng trực tuyến, nhưng hiện nhiều doanh nghiệp vẫn đang thiếu nguồn lực để thiết lập hoặc mở rộng quy mô trên các nền tảng thương mại điện tử của riêng họ.

Các thương hiệu bán sản phẩm của họ thông qua các nhà bán lẻ trực tuyến có thể muốn xem xét đến phương pháp quảng cáo cộng tác của Facebook.

Định dạng quảng cáo này cho phép những người làm marketing đặt các quảng cáo động (dynamic ads) trên các phân khúc danh mục của nhà bán lẻ trực tuyến để thúc đẩy những người mua sắm quan tâm đến trang sản phẩm của các nhà bán lẻ.

Là một phần của hệ thống Facebook Discovery Commerce, quảng cáo cộng tác cho phép các thương hiệu vốn có sự hiện diện ít ỏi trên thương mại điện có thể tiếp cận khách hàng với các quảng cáo có khả năng thúc đẩy sự khám phá, cân nhắc cũng như mua hàng trên các website hay ứng dụng của các đối tác bán lẻ của họ.

Định dạng quảng cáo này được phát triển lần đầu ở khu vực APAC (Châu Á – Thái Bình Dương), đã mang lại rất nhiều hiệu quả cho các ngày hội Mega Sale bao gồm 11.11 (Ngày độc thân) và 12.12 trong hàng thập kỷ qua, nơi phần lớn các giao dịch mua sắm được thực hiện qua các nền tảng thương mại điện tử.

Bà Via Abano, Giám đốc Marketing sản phẩm tại Facebook, cho biết:

“Châu Á đã dẫn đầu trong việc sử dụng quảng cáo cộng tác để thúc đẩy chuyển đổi người dùng, lưu lượng truy cập và bán hàng trong hai năm qua.”

“Các nhà tiếp thị rất yêu thích định dạng này.”

Bà Sol Romero, chuyên gia tại Openmind Team Nestle cho biết:

“Vai trò của quảng cáo cộng tác trong con đường mua hàng của người tiêu dùng không chỉ giới hạn ở việc chuyển đổi hay mua hàng mà còn mở ra các cơ hội mới về khả năng khám phá thương hiệu, tạo ra các mong muốn và ý định mới.”

“Các nền tảng dường như đánh giá rất cao điều đó.”

Bà Peggy Zhu, Trưởng bộ phận phát triển thương hiệu và marketing tại Shopee cho biết:

“Thứ nhất, quảng cáo cộng tác cho phép quảng cáo được cá nhân hóa và sản phẩm được làm nổi bật một cách linh hoạt.

Đối với thương hiệu, điều đó có nghĩa là bạn có thể đẩy các sản phẩm đến các nhóm đối tượng có liên quan hơn, dẫn đến chuyển đổi hiệu quả hơn về chi phí.

Thứ hai, bản chất tự động của các quảng cáo cộng tác cho phép các nhà quảng cáo mở rộng quy mô của chiến dịch một cách dễ dàng hơn nhiều.”

Còn đối với Ông Vince Huang, tổng giám đốc tại Hsin Hsin Galaxy thì cho rằng quảng cáo cộng tác đã trở thành một thành phần quan trọng trong các chiến lược truyền thông hỗn hợp (media mix) của các chiến dịch.

“Một trong số những điều thú vị nhất về quảng cáo cộng tác là nó cho phép hiển thị tất cả các giai đoạn trong hành trình mua sắm của khách hàng.

Với những insights có giá trị này, chúng tôi có thể tìm ra những cách tốt hơn để giúp các thương hiệu và nhà bán lẻ thúc đẩy doanh số bán hàng đồng thời có thể nắm lấy nhiều thị phần hơn trong toàn bộ hệ sinh thái thương mại điện tử.”

Điều này đặc biệt quan trọng trong suốt thời gian diễn ra Covid-19 khi các thương hiệu luôn tìm cách tiếp cận những đối tượng chưa được khai thác trước đây.

Với Mega-sales.

Do tính chất được nhắm mục tiêu và tự động, các quảng cáo cộng tác có các lợi thế lớn để tối đa hóa doanh thu trong những ngày Mega Sale, khi các khoảng không quảng cáo (ad inventory) thường đắt hơn.

Shopee đã hợp tác với hơn 10.000 thương hiệu trên khắp khu vực APAC, với nhiều thương hiệu trong số đó đạt được kết quả rất tích cực.

Đại diện bộ phận marketing từ Shopee chia sẻ: “Quảng cáo cộng tác cho phép các thương hiệu nhắm mục tiêu theo những cách thức phù hợp hơn, điều này có thể giúp thương hiệu tránh được rất nhiều các khoản ngân sách lãng phí.”

Quảng cáo cộng tác nên được tiếp cận như thế nào?

Theo các chuyên gia, thương hiệu nên tận dụng các quảng cáo cộng tác trong suốt cả năm (always-on) chỉ đơn giản là vì người tiêu dùng mua hàng mọi lúc mọi nơi.

Như Bà Abano từ Facebook nói: “Always-on đóng vai trò rất quan trọng vì nó xây dựng đối tượng mục tiêu và thúc đẩy mua hàng bằng cách xây dựng và nắm bắt hàng ngày các ý định mua hàng.”

Bà Abano cho biết thêm: “Chúng tôi đã phân tích hơn 1500 tài khoản trên nhiều danh mục và nhận thấy rằng có nhiều cơ hội lớn hơn cho các nhà quảng cáo nếu họ sử dụng chiến lược Always-on.

Bằng cách quảng cáo trong những ngày trước Mega Sale, chẳng hạn 04 tuần trước đó, chúng tôi đã thấy lượng mua hàng tăng hơn 46%. Chi phí cho mỗi lần mua rẻ hơn 19% so với các ngày bán hàng từ những tuần trước đó.”

Các phương pháp hay nhất về quảng cáo cộng tác.

Cái hay của quảng cáo cộng tác là nó có tính linh hoạt mà bạn có thể sử dụng để đạt được KPIs cho các chiến dịch của mình: đó là việc hướng lưu lượng truy cập đến website của thương hiệu của bạn hay website của đối tác của bạn?

Bà Abano từ Facebook cũng đã nêu bật 5 phương pháp hay nhất cho quảng cáo cộng tác:

  • Xác định các mục tiêu và KPIs một cách rõ ràng.
  • Hãy hướng đến các danh mục sản phẩm rộng hơn.
  • Tách chiến dịch thành các mục tiêu nhắm mục tiêu lại và tìm kiếm mới khách hàng tiềm năng khác nhau.
  • Tận dụng các chiến lược giá thầu tự động và phân phối quảng cáo tự động.
  • Đặt thời lượng chuyển đổi là 7-day-click và 1-day view.

Tích hợp tiếp thị người có ảnh hưởng.

Một cải tiến độc đáo mới ra đời từ APAC là sự tích hợp tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) với quảng cáo cộng tác, đặc biệt là với những người có ảnh hưởng nhỏ (micro-influencer).

Sự kết hợp giữa OpenMind với Nescafe Gold là một ví dụ điển hình. Bằng cách sử dụng quảng cáo cộng tác và nội dung của những người có ảnh hưởng, agency này đã có thể tăng số lượt xem nội dung và đẩy nhiều người hơn xuống các phần dưới của kênh bán hàng.

Agency này đã hợp tác với nhiều người có ảnh hưởng để tạo các quảng cáo hợp tác, điều này cho phép Nescafe Gold tiếp cận được nhiều đối tượng hơn.

Được đánh dấu rõ ràng là mối quan hệ đối tác có trả phí, quảng cáo cũng bao gồm nút “mua ngay” nhằm mục tiêu hướng những khách hàng tiềm năng đến website của nhà bán lẻ để khám phá thêm và mua hàng. Chiến dịch đã tăng thêm 25% chuyển đổi và tăng 40% đối với các hành động thêm vào giỏ hàng.

Tầm quan trọng của các mối quan hệ đối tác.

Khi quảng cáo cộng tác liên quan đến nhiều bên và vẫn còn là một định dạng quảng cáo tương đối mới, các agency có vai trò quan trọng trong việc tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Suy cho cùng, họ biết rõ các danh mục sản phẩm của khách hàng, họ có những cái nhìn toàn diện nhất về người tiêu dùng và có thể giúp thương hiệu đặt KPIs, theo dõi kết quả và cải thiện hiệu suất.

Bà Abano từ Facebook cho biết thêm: “Nhiều nhà quảng cáo sử dụng quảng cáo cộng tác đến từ ngành CPG (hàng đóng gói tiêu dùng), do đó, họ đã dựa trên các kênh ATL hoặc tại các cửa hàng để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Yếu tố kỹ thuật số và thương mại điện tử còn khá mới nhưng chúng có những tiềm năng rất lớn trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi (transformation). Các agency là đối tác chính để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi này được diễn ra.”

Mối quan hệ đối tác lý tưởng giữa các agency, thương hiệu, nền tảng và Facebook là một  mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự cộng tác, giao tiếp cởi mở và trách nhiệm trình bày một cách rõ ràng về các nhiệm vụ.

Điều quan trọng nữa là tất cả các bên phải có mục tiêu rõ ràng. Mối quan hệ đối tác chiến lược không chỉ nên được nhìn nhận thông qua lăng kính của các mục tiêu ngắn hạn mà còn là hướng đến các mục tiêu dài hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen

Facebook chia sẻ Insights mới trong xu hướng mua sắm

Đại dịch COVID-19 đã có tác động lớn đến hành vi của người tiêu dùng, với một số nhà phân tích dự đoán rằng các nỗ lực giảm thiểu và đóng cửa toàn cầu đã thúc đẩy sự dịch chuyển khỏi các cửa hàng thực và hướng tới mua sắm trực tuyến.

Điều đó đặt ra một loạt thách thức hoàn toàn mới và cơ hội cho các nhà bán lẻ và nhà làm marketing bán lẻ. Điều quan trọng là bạn phải hiểu điều gì đang thúc đẩy thói quen mua sắm hiện tại của người dùng từ đó đánh giá cách bạn có thể đáp ứng những nhu cầu đó trong tương lai.

Báo cáo ‘Tương lai của mua sắm‘ mới nhất của Facebook là gì. Bản hướng dẫn dài 64 trang này là một phần của loạt bài ‘Các quan điểm về ngành’ mới của Facebook cho thấy ứng dụng này đã làm việc với rất nhiều chuyên gia theo các ngành dọc khác nhau để xác định các xu hướng chính và cung cấp hướng dẫn cho các thương hiệu dựa trên sự thay đổi mới nhất của người tiêu dùng.

Bạn có thể tải xuống báo cáo xu hướng bán lẻ đầy đủ tại đây, nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét một số lưu ý và thống kê chính.

Trước hết, Facebook xem xét động lực mua sắm đã thay đổi như thế nào và các yếu tố chính hiện đang xác định thói quen mua sắm tại cửa hàng của mọi người.

Tất nhiên, giá cả luôn là yếu tố quan trọng được cân nhắc, nhưng ít nhất ở hiện tại, sự an toàn cũng là điều quan trọng hàng đầu đối với những người mua sắm tại cửa hàng.

Nếu bạn đang tìm cách tối đa hóa hiệu suất tại cửa hàng và / hoặc thương mại điện tử, thì đây là những yếu tố chính cần lưu ý và cần làm nổi bật từng yếu tố trong các hoạt động truyền thông marketing của mình.

Facebook cũng xem xét một số lợi ích hàng đầu mà người tiêu dùng nhận thấy khi chuyển sang thương mại điện tử, bao gồm khả năng cải thiện việc mua hàng của bạn để nhận được các giao dịch tốt nhất.

Theo giải thích của Facebook:

“Người tiêu dùng đang nhận ra những lợi ích mà kỹ thuật số có thể mang lại cho trải nghiệm mua sắm của họ không chỉ đơn thuần là hiệu quả. Gần 8/10 (79%) người mua sắm trên toàn cầu cho biết Internet giúp so sánh các sản phẩm theo giá dễ dàng hơn và 67% nói rằng Internet giúp việc mua sản phẩm ít rủi ro hơn”.

Ngày nay, khách hàng của bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn để phân tích các lựa chọn của họ, có nghĩa là bạn cũng nên biết những gì được cung cấp ở những nơi khác, trong khi bạn cũng nên tìm cách thông báo chính sách trả hàng của mình để đảm bảo hơn.

Facebook cũng lưu ý rằng đại dịch đã thúc đẩy nhiều người tiêu dùng hơn ủng hộ các doanh nghiệp địa phương, trong nỗ lực thúc đẩy cộng đồng của họ.

Đây là một sự thay đổi tích cực, có thể giúp duy trì những nhà cung cấp nhỏ hơn này trong suốt thời kỳ suy thoái kinh tế, đồng thời nó cũng có thể dẫn đến sự hỗ trợ lớn hơn của địa phương trong dài hạn, khi nhiều người biết đến và kết nối với những nhà cung cấp trong khu vực lân cận của họ.

Báo cáo cũng xem xét các loại hình truyền thông mà người tiêu dùng đang tìm kiếm từ các thương hiệu ngay bây giờ, điều này một lần nữa cho thấy sự tập trung vào sự an toàn.

Trong khi Facebook cũng xem xét các yếu tố chính trong lòng trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty) hiện đại – với một số lưu ý về thương hiệu rất có giá trị:

Báo cáo đầy đủ bao gồm một loạt thông tin chi tiết của chuyên gia để giúp các doanh nghiệp áp dụng hiệu quả các xu hướng này. Sự thay đổi của người tiêu dùng có thể giúp định hình chiến lược và cách tiếp cận của bạn.

Bạn có thể tải full báo cáo tại: Future of Shopping

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips