Skip to main content

Thẻ: Nhượng quyền

Có tiền chưa chắc mua được nhượng quyền của McDonald’s

Bất kỳ thương hiệu nào khi nhượng quyền cũng sẽ đòi hỏi những yêu cầu với đối tác để đảm bảo đồng nhất về thương hiệu. Nhưng với McDonald’s thì nó còn là vô cùng khó khăn hơn rất nhiều; đòi bên mua nhượng quyền không chỉ có tài chính tốt mà còn rất nhiều yêu cầu vô cùng khắt khe.

Tìm hiểu hệ thống nhượng quyền thương mại của McDonald’s

McDonald’s đã là chính thực thực hiện nhượng quyền từ năm 1955 và những đối tác nhượng quyền đã góp phần quan trọng làm nên thành công như ngày hôm nay của hãng.

Đến hiện tại, McDonald’s vẫn hoạt động kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền thương mại là chủ yếu và nhờ chiến lược này, họ đã trở thành thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu toàn cầu với hơn 35.000 nhà hàng ở hơn 100 quốc gia.

Cụ thể hơn, đã có gần 13.000 nhượng quyền của McDonald’s tại Hoa Kỳ trong đó hơn 6.000 địa điểm của McDonald’s thuộc sở hữu công ty và hơn 17.000 nhượng quyền bên ngoài Hoa Kỳ.

Hầu hết những người mua nhượng quyền chỉ được tham gia vào hệ thống bằng cách mua một nhà hàng đã có sẵn trực tiếp từ McDonald’s, hoặc từ một bên được ủy quyền nhượng quyền hiện có. Tuy nhiên, chỉ một số lượng rất nhỏ các nhà ủy quyền được cấp phép chuyển giao nhượng quyền.

Yêu cầu về tình hình tài chính và chi phí ban đầu để mở cửa hàng McDonald’s

Mcdonald’s sẽ yêu cầu một khoản đặt cọc trước ( thường chiếm 40% tổng chi phí đối với một cửa hàng mới) còn một nhà hàng đã có khoảng 25% tổng chi phí).

Và McDonald’s yêu cầu các khoản thanh toán này phải thuộc sở hữu của cá nhân người đứng tên mua nhượng quyền và không phải là khoản vay, kể cả tiền mặt, chứng khoán, trái phiếu và ghi nợ, chia sẻ lợi nhuận (thuế ròng); và vốn kinh doanh hoặc bất động sản và khoản này sẽ không bao gồm nhà ở thuộc quyền sở hữu.

Bởi vì phụ thuộc vào tổng chi phí và có sự chênh lệch giữa các nhà hàng, do vậy số tiền tối thiểu cho một khoản thanh toán sẽ khác nhau. Nói chung, bạn cần chi trả tối thiểu $500,000 để được nộp hồ sơ xem xét nhượng quyền thương mại của McDonald’s.

Đối với các đối tác nhượng quyền có tiềm lực tài chính tốt thì McDonald’s sẽ cho phép mở nhiều hơn 1 cửa hàng trong một đợt hoặc theo tiến độ được thương lượng giữa 2 bên.

Tính đến năm 2016, khoản đầu tư ban đầu dao động từ $1,003,000 đến $2,228,000, với yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt là $500,000. Ngoài ra còn có phí nhượng quyền ban đầu là $45,000.

Thông thường, với hầu hết các nhượng quyền thương mại thì bên nhận nhượng quyền phải chịu trách nhiệm xác định vị trí cửa hàng dựa trên các tiêu chuẩn của bên nhượng quyền và cần được chấp thuận bởi bên nhượng quyền. Nhưng hợp tác với McDonald’s thì khác, họ tự tìm hiểu, mua lại các địa điểm và thi công cửa hàng cho bạn.

Các điều kiện bắt buộc khác của McDonald’s

  • Kinh nghiệm kinh doanh: bên mua nhượng quyền phải có kinh nghiệm trực tiếp sở hữu hoặc quản lý các cơ sở kinh doanh, hoặc đã từng có kinh nghiệm ở nhiều vị trí trong cùng 1 cơ sở kinh doanh.
  • Tốc độ tăng trưởng: các đối tác phải có khả năng tăng trưởng đúng tiến độ cam kết
  • Kế hoạch kinh doanh: khả năng phát triển và quản trị kế hoạch kinh doanh.
  • Quản lý tài chính: khả năng quản lý tài chính và sự hiểu biết sâu về báo cáo tài chính doanh nghiệp.
  • Kỹ năng quản lý: phải quản lý được các hoạt động hàng ngày của nhà hàng.
  • Tham gia khóa đào tạo: sẵn sàng hoàn thành chương trình đào tạo toàn diện,  tại Đại học Hamburger và dành 9 – 18 tháng làm việc tại một nhà hàng McDonald’s, để thành thạo mọi công việc trong việc điều hành kinh doanh.
  • Chăm sóc khách hàng: khả năng quản lý hiệu quả tổ chức bao gồm tuyển dụng, đào tạo và tạo động lực nhân viên nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
  • Có lịch sử tín dụng tốt: bạn cần thanh toán khoản vay đúng hạn, đủ tiền và không quỵt nợ.
  • Phí duy trì:

Trong thời hạn của nhượng quyền thương mại, bên nhận nhượng quyền trả cho McDonald’s các khoản phí sau:

Phí dịch vụ: Phí hàng tháng dựa trên hiệu suất bán hàng của nhà hàng (thường chiếm 4,0% doanh thu hàng tháng).

Tiền thuê: Tiền thuê cơ sở hàng tháng hoặc phần trăm tiền thuê sẽ được quy ra phần trăm doanh thu hàng tháng và McDonald’s thường cũng chính là chủ sở hữu của các vị trí này.

Trên đây chỉ là một vài nguyên tắc bắt buộc tối thiểu mà McDonald’s yêu cầu đối với bên đối tác nhận nhượng quyền, để thực sự trở thành đối tác nhượng quyền của McDonalds sẽ còn có những điều khoản đặc biệt khác bổ sung nữa. Vậy mới nói, có tiền chưa chắc mua được nhượng quyền của McDonald’s!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via FnBVietnam

Chi phí nhượng quyền một số thương hiệu trà sữa tại Việt Nam

Bắt đầu du nhập vào thị trường Việt Nam từ 10 năm trước, và nở rộ đặc biệt vào năm 2017, tuy đến nay thị trường trà sữa đã bước qua giai đoạn cực thịnh nhưng kinh doanh trà sữa vẫn là một thị trường béo bở cho những ai muốn tham gia vào lĩnh vực F&B.

Bắt đầu dấn thân vào kinh doanh trà sữa không phải là là điều dễ dàng nhất là đối với những nhà đầu tư tay ngang, một lựa chọn khác mà nhà đầu tư có thể lựa chọn là mua lại  các thương hiệu nhượng quyền trà sữa đã sẵn có trên thị trường, cùng với toàn bộ quy trình cũng như thương hiệu sẵn có.

Dưới đây là 10 cái tên thương hiệu nhượng quyền trà sữa nổi tiếng tại Việt Nam cùng với mức giá tham khảo:

Gong Cha

Gong Cha là thương hiệu trà sữa đến từ Đài Loan, nổi tiếng bởi sự lâu đời và giá trị thương hiệu cao. Tuy nhiên, thương hiệu này không lựa chọn mở rộng ồ ạt mà khá thận trọng trong vấn đề nhượng quyền trà sữa.

Các cửa hàng nhận nhượng quyền của Gong Cha thường xuyên được chuyên gia của hãng đến kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng cũng như giữ thương hiệu đắt giá của mình.

Cho đến hiện tại, ở Việt Nam có 45 cửa hàng Gong Cha đang hoạt động (và 1 cửa hàng sắp mở tại Nha Trang)

Tổng chi phí nhượng quyền: Khoảng 3 tỷ VND

Ding Tea

Ding Tea xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2013, và cho đến nay, là một trong những cửa hàng trà sữa được ưa thích nhất.

Giá trị thương hiệu (Brand Value) của Ding Tea cao khi đây được coi là thương hiệu trà sữa lớn nhất Đài Loan, được nhiều người ưa chuộng tin dùng. Bởi lẽ đó, chi phí nhượng quyền của Ding Tea không hề nhỏ.

Chi phí nhượng quyền vĩnh viễn cho 1 cửa hàng: 20.000USD (khoảng 450 triệu VND)

ToCoToCo

Là một thương hiệu của Việt Nam nhưng Tocotoco cũng nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng không kém các hãng nước ngoài.

Thương hiệu trà sữa này được đánh giá cao đánh vào tâm lí công ty Việt, sử dụng nguồn nguyên liệu Việt Nam. Nhờ có điều đó, thương hiệu này được định giá cao và được săn đón mua nhượng quyền trà sữa bởi nhiều chủ đầu tư.

Chi phí nhượng quyền: 160-300 triệu VND/3 năm, tùy khu vực chiến lược

Royaltea

Thương hiệu trà sữa được yêu thích từ Hồng Kông này bước chân vào thị trường Việt Nam năm 2017. Chen chân vào thị trường khi đã có quá nhiều hãng lớn đang làm mưa làm gió nhưng Royaltea vẫn tồn tại và ngày càng mở rộng với đông đảo các cửa hàng nhượng quyền.

Ngân sách Royaltea yêu cầu chủ đầu tư: tối thiểu 1-1.2 tỷ VND

Leetee

Tuy là cái tên mới trong thị trường trà sữa nhưng Leetee cũng là một điểm đến ưa thích của nhiều bạn trẻ. Thương hiệu nổi bật với màu hồng chủ đạo này cũng bắt đầu mở nhượng quyền từ năm 2018.

Chi phí nhượng quyền trà sữa: 300 triệu VND/3 năm

R&B

Nổi tiếng là thương hiệu trà sữa duy nhất có nhà máy gia công thực phẩm, R&B là một hãng có giá trị thương hiệu tương đối lớn.

Hãng trà sữa Đài Loan này đã có hơn 500 cửa hàng trên toàn thế giới và vẫn được biết đến tin dùng nhờ có kinh nghiệm lâu năm trong ngành trà sữa.

Goky

Giữa làn sóng ồ ạt của các thương hiệu của Đài Loan, Goky được nhiều người tiêu dùng tìm đến do đây là thương hiệu đến từ Nhật Bản, mang hương vị khác biệt.

Để được nhận nhượng quyền Goky, các mặt bằng cần phải nằm ở mặt tiền lô góc hoặc có mặt tiền tối thiểu 5m.

Chi phí nhượng quyền trà sữa: 600-800 triệu VND

BoBapop

Bobapop đã từng trở thành một “hiện tượng” tại Việt Nam vào thời kì trà sữa nở rộ do đã có danh tiếng từ năm 2010. Thương hiệu này đã mở rộng nhượng quyền trên nhiều tỉnh thành phố tại Việt Nam.

Cho đến năm 2017, Bobapop thông báo chính thức ngừng nhận nhượng quyền tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhưng vẫn nhận bán nhượng quyền thương hiệu tại các tỉnh thành phố khác trên cả nước.

The Alley

Thương hiệu trà sữa Đài Loan ra đời năm 2013 này đã xuất hiện trên nhiều quốc gia, đặc trưng với đồ uống phục vụ trong cốc đế tròn. Các chủ đầu tư muốn nhận nhượng quyền The Alley cần đạt được một số yêu cầu nhất định về vị trí, địa điểm mở quán.

Chi phí nhượng quyền: 600-1200 triệu VND

Ngoài 10 cái tên được kể đến, trên thị trường Việt Nam hiện nay còn vô số những hãng trà sữa mở quyền nhượng quyền với nhiều mức giá, điều kiện cũng như quyền lợi nhượng quyền khác nhau. Thị trường trà sữa nhượng quyền vẫn chưa bao giờ hết hot do các quyền lợi về thương hiệu, sản phẩm cũng như tốc độ hoàn vốn nhanh.

Tuy nhiên, trước khi ra quyết định mua nhượng quyền, hãy cân nhắc kĩ về tiềm lực tài chính, định vị thương hiệu, giá trị hiện tại cũng như tương lai và các chính sách thương hiệu các hãng đề ra để có thể tồn tại vững bền và ổn định trong thị trường cạnh tranh hiện nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: fnbvietnam