Skip to main content

Thẻ: niềm tin

Cách thoát khỏi ‘vùng an toàn’ để vươn tới tiềm năng cao nhất của bản thân

Mỗi con người chúng ta ai cũng có một niềm tin (Beliefs) riêng, và đôi khi chính niềm tin đó lại là thứ ‘níu’ chúng ta lại trước những tiềm năng và giấc mơ to lớn.

vùng an toàn

Bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có hai loại niềm tin? Có loại niềm tin cho phép chúng ta thành công và ngược lai, cũng có những niềm tin sẽ hạn chế chúng ta phát triển và vươn tới những tiềm năng của bản thân.

Đến đây, chúng ta có thể tự hỏi. vậy thì niềm tin là gì?

Niềm tin là một loạt các nguyên tắc, ý tưởng, quy tắc hoặc suy nghĩ có nguồn gốc sâu xa từ thời thơ ấu của chúng ta và được cố định trong tiềm thức của chúng ta bởi một thứ ‘siêu quyền năng’ nào đó hoặc là do bởi kinh nghiệm của chính chúng ta.

Chúng ta có thể phân niềm tin thành 2 loại, một loại là trao quyền và cung cấp cho chúng ta năng lương hay sức mạnh để vượt qua giới hạn của bản thân và một loại khác được sinh ra nhằm khiến chúng ta rơi vào vùng an toàn và từ đó chúng ta không thể đạt được các mục tiêu của mình.

Cả hai loại niềm tin này đều ảnh hưởng đến cách chúng ta hành động và suy nghĩ, niềm tin là những nguyên tắc hành động.

Có nghĩa là, nếu bạn muốn biết một người nào đó tin vào điều gì gì, đừng nhìn vào cách họ nghĩ hay tin, hãy nhìn vào những gì họ làm.

Mỗi con người chúng ta xây dựng những niềm tin cho riêng mình dựa trên những kinh nghiệm của bản thân, nhưng sau đó chúng ta lại hành động như thể chúng là chân lý tuyệt đối, nói cách khác, chúng ta chỉ là những gì chúng ta làm.

Nếu bạn quan sát một người thành công, bạn chắc chắn sẽ thấy rằng họ có một loạt những niềm tin đầy sức mạnh xung quanh họ.

Những kinh nghiệm của họ đã khiến họ nghĩ rằng không có gì hoặc không có ai có thể ngăn cản được mục tiêu của họ.

Nhưng mặt khác cũng có những người có niềm tin hạn chế. Những người thức dậy mỗi ngày và tự nói với bản thân rằng: “Thành công rất khó”, “Người khác giỏi hơn mình”, “Cần có may mắn để thành công”, “Thu nhập cố định sẽ an toàn hơn”, v.v.

Những loại niềm tin này là thủ phạm khiến chúng ta không đạt được mục tiêu của mình và nói chung là chúng khiến chúng ta sợ hãi, chúng ngăn cản chúng ta phát triển và không cho phép chúng ta nhìn thấy những khả năng tiềm ẩn mà chúng ta có thể có.

Vậy, bạn cần làm gì để thoát khỏi những niềm tin giới hạn đó?

Dưới đây là 10 bước giúp chúng ta loại bỏ những ‘niềm tin hạn chế’ và thay thế chúng bằng ‘niềm tin có sức mạnh’.

1. Xác định niềm tin giới hạn (limiting belief).

Trước tiên, bạn phải xác định niềm tin giới hạn bằng cách tự hỏi bản thân những câu hỏi như sau: Tại sao điều này xảy ra với tôi thường xuyên?

Ai đã nói với tôi rằng điều này phải như vậy? Điều gì làm cho tôi nghĩ điều này là đúng? Một số ví dụ về niềm tin hạn chế có thể là: “Tôi sẽ không bao giờ có thể đạt được điều đó”, “Tôi không giỏi thuyết trình trước đám đông”, v.v.

2. Tự hỏi bản thân rằng chúng ta lấy niềm tin đó từ đâu.

Chúng ta cần tự hỏi mình, tôi đã lấy niềm tin này từ đâu? Đó là từ kinh nghiệm hay từ một người có ảnh hưởng nào đó và bối cảnh đang diễn ra là gì? Lý do gì khiến tôi nghĩ như vậy?

3. Tự hỏi bản thân rằng niềm tin này có ích gì đối với chúng ta. (Tích cực và tiêu cực)

Tất cả các niềm tin đều có một số điểm tích cực nhất định, tuy nhiên một số niềm tin lại vô giá trị, ví dụ: Khi còn nhỏ, chúng ta được dạy rằng không nên nói chuyện với người lạ, niềm tin đó là tích cực khi còn nhỏ.

Ngược lại, ở tuổi trưởng thành, niềm tin đó mất giá trị khi chúng ta phải học cách tiếp xúc với những người bên ngoài, kết nối với nhiều mối quan hệ mới.

4. Hãy cho chúng ta cơ hội để thay đổi niềm tin.

Sau khi biết được giá trị của niềm tin và hiểu nó có thể tạo ra sự giới hạn đối với sự phát triển của chúng ta như thế nào, chúng ta phải cho mình cơ hội để thay đổi niềm tin đó bằng một niềm tin mới. Đây là lúc chúng ta bắt đầu xây dựng ý thức mới.

5. Thay thế niềm tin cũ bằng niềm tin mới.

Một khi chúng ta đã quyết định thay đổi niềm tin, chúng ta phải thay thế nó bằng niềm tin tích cực ngược lại.

Ví dụ, chúng ta có thể thay thế niềm tin rằng “Tôi không giỏi thuyết trình trước đám đông” bằng “Tôi chưa có kỹ năng nói trước đám đông.” niềm tin mới này gợi ý rằng các kỹ năng mặc dù không có sẵn, nhưng chúng có thể học được.

6. Làm thế nào tôi có thể cải thiện cuộc sống của mình bằng cách áp dụng niềm tin mới?

Bây giờ, chúng ta phải phân tích các tình huống khác nhau và cách chúng ta có thể cải thiện cuộc sống của mình bằng cách áp dụng niềm tin tích cực mới.

Theo ví dụ trước, chúng ta có thể suy luận rằng bằng cách có được những kỹ năng mới, chúng ta không chỉ có thể nói chuyện trước đám đông mà còn giúp chúng ta có thể giao lưu với nhiều người hơn, và từ đó chúng ta dễ thành công hơn.

7. Niềm tin mới này có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chúng ta như thế nào ?

Theo cách tương tự, chúng ta phải phân tích các kịch bản tiêu cực sẽ như thế nào trong trường hợp chúng ta áp dụng niềm tin mới.

Mục tiêu ở đây là phản ánh cuộc sống của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng xấu đến mức nào khi chúng ta đang cố gắng nuôi dưỡng những niềm tin tích cực mới thay vì niềm tin cũ.

8. Điều tốt nhất có thể xảy ra với chúng ta là gì nếu tiếp tục với niềm tin cũ?

Như những câu hỏi trước đó, bạn cần phải phân tích xem đâu sẽ là kịch bản tốt nhất có thể xảy ra với chúng ta nếu chúng ta tiếp tục với niềm tin cũ.

Khi suy ngẫm về câu hỏi này, chúng ta sẽ hiểu rằng chúng ta sẽ tiếp tục như vậy và tức là với những hạn chế tương tự mà niềm tin cũ mắc phải.

9. Điều tốt nhất có thể xảy ra với chúng ta với niềm tin mới là gì?

Và sau đó hãy tự hỏi mình rằng viễn cảnh tốt nhất sẽ là gì nếu chúng ta thay đổi sang niềm tin mới tích cực hơn. Ví dụ, có kỹ năng nói trước đám đông có thể cải thiện các cuộc họp hay công việc của tôi, hoặc tôi có thể thuyết trình trình bày dự án dễ dàng hơn, v.v.

Einstein từng nói, “Thật điên rồ khi làm đi làm lại một việc nhưng lại hy vọng thu được những kết quả mới. Nếu bạn đang tìm kiếm những kết quả mới, hãy làm những điều khác biệt”.

10. Tạo một kế hoạch hành động để thiết lập và sửa chữa niềm tin mới.

Cuối cùng, những gì chúng ta phải làm là đảm bảo rằng niềm tin tích cực mới đã được ‘cài đặt’ vào trong tiềm thức của chúng ta và những hành động của chúng ta phù hợp với lối suy nghĩ mới này.

Chúng ta phải phát triển một kế hoạch hành động nhỏ với các nhiệm vụ và cam kết bao gồm các hành vi và hình thức ngôn ngữ mới liên quan đến niềm tin tích cực mà chúng ta muốn thực hiện.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Cách xây dựng niềm tin với khách hàng trong năm 2021

Bắt buộc phải đổi mới để bảo vệ quyền riêng tư, tính minh bạch và bảo mật dữ liệu là những gì bạn cần làm để xây dựng niềm tin với khách hàng trong năm 2021.

Từ đại dịch Covid-19 đến những cuộc khủng hoảng của nền kinh tế, năm 2020 đã giáng nhiều đòn vào lòng tin của công chúng và trong đó có cả khách hàng của bạn.

Những nhà sáng lập hay người làm kinh doanh nói chung cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm cho riêng mình và đảm bảo rằng họ không phải là người ngoài cuộc.

Trong năm 2020 này, vấn đề là cơ hội đến năm 2021. Năm mới cung cấp cho những người sáng lập cơ hội để sáng tạo và giải quyết các vấn đề mà niềm tin đã đổ vỡ này đã gây ra – và cũng đảm bảo rằng bạn không phải là một phần của vấn đề.

Điều đó bắt đầu bằng cách giải quyết các sự cố trong ba lĩnh vực: quyền riêng tư, tính minh bạch và bảo mật của dữ liệu.

Quyền riêng tư – Data privacy

Trong thế giới kỹ thuật số của chúng ta, khách hàng chia sẻ nhiều thông tin về họ hơn bao giờ hết trên nhiều nền tảng khác nhau; tuy nhiên, có những sự nhầm lẫn xoay quanh việc ai sẽ chịu trách nhiệm về quyền riêng tư của dữ liệu.

Trong một cuộc khảo sát về quyền riêng tư của người tiêu dùng do Cisco thực hiện, gần 50% số người được hỏi cho rằng đó là trách nhiệm của chính phủ, trong khi 25% lại tin rằng người tiêu dùng nên làm nhiều hơn để bảo vệ dữ liệu cá nhân của họ.

Các đạo luật bảo mật dữ liệu chẳng hạn như GDPR và CCPA đã thúc đẩy các tổ chức nhiều hơn để đảm bảo quyền riêng tư của dữ liệu.

Trên thực tế, Gartner dự đoán vào năm 2023, 65% dân số thế giới sẽ được bảo vệ thông tin cá nhân của họ bằng các đạo luật bảo mật dữ liệu.

Tiền phạt và các tác động kinh doanh khác về thương hiệu sẽ khiến các công ty nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc duy trì bảo vệ dữ liệu.

Hầu hết các công ty khởi nghiệp không đáp ứng các tiêu chí tối thiểu cần thiết để tuân thủ các quy định về quyền riêng tư dữ liệu, nhưng điều đó không cho phép những nhà sáng lập có cơ hội bỏ qua các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu.

Thay vào đó, việc đáp ứng các yêu cầu về quyền riêng tư của dữ liệu ngay từ đầu sẽ đảm bảo công ty của bạn được chuẩn bị sẵn sàng khi quy mô hoạt động và đạo luật bảo mật mới được áp dụng chung.

Bạn cần có sự quản lý chặt chẽ đối với dữ liệu để quyền riêng tư có thể được duy trì một cách thích hợp và các yêu cầu khác từ khách hàng có thể được giải quyết ngay lập tức.

Tính minh bạch – Transparency

Tính minh bạch là một yêu cầu quan trọng trong việc tuân thủ quyền riêng tư của dữ liệu.

Các thông tin của đạo luật GDPR cũng nêu rõ rằng những câu trả lời cho các câu hỏi của khách hàng xung quanh dữ liệu của họ sẽ được thực hiện ở dạng “ngắn gọn, minh bạch, dễ hiểu và dễ tiếp cận, sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và đơn giản”.

Để làm được điều này, các công ty sẽ cần phải trả lời được những điều sau:

  • Ai sẽ chịu trách nhiệm về quản trị dữ liệu và quyền riêng tư? Có cá nhân nào được chỉ định chịu trách nhiệm về thông tin này không?
  • Bạn có sẵn sàng chia sẻ tất cả thông tin liên hệ theo yêu cầu không?
  • Bạn đã xác định mục đích lưu giữ dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng chưa?
  • Nó sẽ được giữ trong bao lâu? Nó hiện đang được xử lý như thế nào?
  • Thông tin có được chuyển cho bên thứ ba không?

Mặc dù những câu hỏi này dành riêng cho GDPR, mức độ minh bạch này phải là tiêu chuẩn cho các công ty khởi nghiệp. Nó có tác dụng thúc đẩy lòng trung thành giữa khách hàng, đối tác, nhà đầu tư với doanh nghiệp của bạn.

Cuối cùng, các doanh nghiệp có dữ liệu không chỉ có thể tuân thủ luật pháp mà còn mang lại những trải nghiệm khách hàng phong phú hơn.

Bảo mật dữ liệu – Data security

‘Work From Home’ trong thời gian xảy ra Covid-19 đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể các vụ liên quan đến vi phạm dữ liệu, khoảng 20% các vụ vi phạm và sự cố mạng vào năm 2020 liên quan trực tiếp đến làm việc từ xa.

Chúng ta không thể không nghi ngờ rằng dữ liệu đang bị tấn công. Các doanh nghiệp phải hành động để bảo vệ nó.

Điều này khó thực hiện hơn nhiều khi công ty của bạn nhỏ, bạn có nguồn lực hạn chế và lực lượng lao động của bạn đang truy cập hệ thống mạng trên các thiết bị cá nhân từ khắp nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, có những quy tắc cơ bản bạn cần phải áp dụng, chẳng hạn như sử dụng xác thực đa yếu tố để truy cập vào tất cả dữ liệu của công ty và khách hàng.

Các công nghệ đám mây như Security-as-a-Service cung cấp khả năng quản lý bảo mật cho nhân viên mọi lúc mọi nơi.

Các công cụ cung cấp bảo mật vượt trội sẽ cung cấp khả năng bảo vệ trực tiếp cho dữ liệu, cho dù đó là trên mạng hay truy cập trên điện thoại thông minh thông qua đám mây .

Vào năm 2020 và cả 2021, bạn buộc phải điều chỉnh lại cách tiếp cận của mình để bảo vệ dữ liệu một cách nhanh chóng bằng cách sử dụng các giải pháp có sẵn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

[the_ad id=”6141″]

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Tham khảo: entrepreneur