Skip to main content

Thẻ: quyền riêng tư

Marketer nên làm gì khi hướng tới một thế giới quảng cáo tập trung vào quyền riêng tư

Có thể nhiều người làm marketing hay các nhà quảng cáo cho rằng có một xung đột cố hữu giữa quyền riêng tư và hiệu suất; giữa sở thích của khách hàng và mong muốn được nhấp chuột của nhà quảng cáo. Nhưng sự thật có thể không giống như cách bạn đang nghĩ.

Một nghiên cứu trên 7.200 người dùng do Google uỷ quyền cho Ipsos thực hiện, cho thấy rằng, khi được thực hiện đúng cách, digital marketing có thể vừa tôn trọng quyền riêng tư về dữ liệu vừa mang lại giá trị cho thương hiệu và khách hàng của mình.

Google nhận thấy rằng mọi người rất vui khi cung cấp những thông tin cá nhân cho các doanh nghiệp hay thương hiệu mà họ tin tưởng, miễn là họ biết thông tin đó sẽ được sử dụng như thế nào và họ sẽ nhận được gì.

Nhưng thật không may, nhiều thương hiệu đã không thể đáp ứng được kỳ vọng cơ bản này của mọi người và khiến họ ngày càng nghi ngờ khi cung cấp dữ liệu cho các thương hiệu.

Để xây dựng lòng tin của khách hàng, các thương hiệu nên tập trung vào việc đáp ứng vượt quá mong đợi thay vì chỉ đáp ứng đủ các yêu cầu cơ bản.

Những thương hiệu có thể vượt qua sự mong đợi sẽ giành được những lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với những thương hiệu vốn coi nhẹ quyền riêng tư.

Những thương hiệu không dành sự quan tâm xứng đáng cho quyền riêng tư sẽ có nguy cơ đánh mất lòng tin và sự tôn trọng từ phía khách hàng.

Sau nghiên cứu, dưới đây là 3 hành động chính mà các nhà tiếp thị nên làm để đảm bảo hoạt động marketing của họ vừa an toàn về quyền riêng tư vừa hiệu quả về mặt hiệu suất:

1. Marketing cần mang lại nhiều ý nghĩa hơn. 

Trong tâm trí của người tiêu dùng, kỳ vọng của họ vào các hoạt động marketing là rất cao.

Nhìn chung, từ nghiên cứu, Google thấy rằng mọi người cuối cùng ai cũng đều muốn có những trải nghiệm mà họ cảm thấy có giá trị với tư cách là cá nhân.

Người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ dữ liệu của họ nếu họ hiểu những gì mà họ có thể nhận được trong chiều ngược lại.

Thái độ của mọi người đối với quyền riêng tư trực tuyến vốn thay đổi dựa trên các giá trị nhận thức của họ về một quảng cáo.

Giá trị ở đây có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản, mọi người thấy quảng cáo có giá trị khi chúng được điều chỉnh sao cho phù hợp với sở thích cá nhân, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí và xuất hiện trước họ vào đúng thời điểm.

Tất cả những điều này góp phần tạo ra một quảng cáo có ý nghĩa đối với khách hàng.

Thời gian và bối cảnh (context) là hai yếu tố rất quan trọng trong quảng cáo. Mọi người càng gần với các quyết định mua hàng trong hành trình mua hàng, thì họ càng có nhiều khả năng coi các quảng cáo được tối ưu với họ là có ý nghĩa và những trải nghiệm về cảm xúc khi đó sẽ mang nhiều ý nghĩa tích cực hơn.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các hoạt động marketing mang tính giáo dục hoặc giải trí cũng được coi là có giá trị và có ý nghĩa trong một số trường hợp nhất định.

Khi bạn hiểu khách hàng của mình, bạn có thể thu hút họ bằng cách marketing tới họ theo những cách mang lại giá trị để từ đó bạn có thể thúc đẩy nhiều hiệu suất hơn.

Chìa khóa thành công dành cho bạn nằm ở việc sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất – một trong những điểm nổi bật của bất kỳ doanh nghiệp nào lớn mạnh về mặt kỹ thuật số.

2. Marketing cần khiến khách hàng dễ nhớ hơn.

Để marketing được coi là có trách nhiệm, mọi người dùng cần ghi nhớ việc chia sẻ những thông tin của họ với các thương hiệu.

Họ sẽ muốn ghi nhớ việc chia sẻ nó một cách chủ động và tự nguyện, đồng thời không muốn nhận các cuộc gọi, tin nhắn văn bản hoặc email mà chưa có sự đồng ý của họ.

Khả năng tiếp cận không được mong đợi (Unexpected outreach) ​​là một yếu tố góp phần làm mất lòng tin của người dùng đối với các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số.

68% những người tham gia nghiên cứu của Google cho biết họ cảm thấy hoài nghi về cách các thương hiệu sử dụng dữ liệu của họ trong marketing.

Tính minh bạch (Transparency) là yếu tố quan trọng tiếp theo để xây dựng lòng tin. Mọi người thích mua hàng từ các doanh nghiệp có thông tin rõ ràng, cởi mở và trung thực về dữ liệu cá nhân mà họ thu thập.

Cứ 10 người trưởng thành thì có 8 người tin rằng các doanh nghiệp nên cung cấp chi tiết hơn về những dữ liệu mà họ thu thập được từ những người truy cập vào website của họ.

Các thương hiệu có trách nhiệm có thể đáp ứng những nhu cầu này của người dùng bằng cách đảm bảo họ sử dụng các ngôn ngữ dễ hiểu (phi kỹ thuật), cung cấp các thông tin trong các ngữ cảnh phù hợp và tránh các chính sách bảo mật dài dòng.

Khi khách hàng hiểu rõ về cách thức và lý do dữ liệu của họ được thu thập và có thể nhớ lại việc họ chấp thuận yêu cầu đó, thông điệp của thương hiệu sẽ trở nên hiệu quả hơn.

Khi cần thiết, các thương hiệu cũng nên trấn an khách hàng của họ bằng những lời nhắc nhở về thời điểm và cách thức họ đã đưa ra sự đồng ý.

3. Marketing cần tạo điều kiện để khách hàng có thể kiểm soát được dữ liệu.

Nghiên cứu của Google cho thấy hầu hết mọi người cảm thấy họ thiếu quyền kiểm soát đối với những dữ liệu của chính họ. 80% mọi người lo ngại về khả năng những thông tin cá nhân của họ được sử dụng sai mục đích.

Mọi người muốn giữ quyền sở hữu thông tin của họ và họ muốn cảm thấy mình có quyền kiểm soát. Khách hàng phải có thể xem xét và quản lý cách dữ liệu của họ được sử dụng, chẳng hạn như từ chối hoặc quản lý tần suất tiếp nhận các hoạt động marketing.

Mọi người có khả năng phản ứng tích cực với quảng cáo cao hơn gấp 3 lần khi họ cảm thấy họ có quyền kiểm soát về cách các dữ liệu của họ được sử dụng. Mọi người cảm thấy được trao quyền khi họ có được cảm giác này.

Đối với một số người, điều này cũng có nghĩa là thương hiệu nên tạo ra các trải nghiệm marketing phù hợp hơn với nhu cầu cá nhân của họ – các thương hiệu nên xây dựng những mối quan hệ lâu dài giúp mang lại giá trị cho cả hai bên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Duy trì quyền riêng tư và yếu tố hiệu suất sẽ giúp bảo vệ tương lai của việc quảng cáo

Khi thế giới đang hướng tới một không gian quảng cáo minh bạch hơn và ít bị theo dõi hơn, những nhà quảng cáo nói riêng và người làm marketing nói chung nên chuẩn bị sẵn sàng để thích nghi với xu hướng mới này.

Duy trì quyền riêng tư và yếu tố hiệu suất sẽ giúp bảo vệ tương lai của việc quảng cáo

Quảng cáo, từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm cho thế giới Internet trở nên rộng mở hơn và tất cả mọi người đều có thể truy cập một cách dễ dàng hơn.

Nhưng để quảng cáo tiếp tục có được vai trò đó, công nghệ quảng cáo (Adtech) phải phát triển để đáp ứng một thế giới trong đó ưu tiên hơn về quyền riêng tư.

Quảng cáo phải phù hợp với tất cả mọi người – từ nhà xuất bản, nhà quảng cáo đến thành phần quan trọng nhất là người dùng.

Đó cũng là lý do tại sao Google đã cam kết nâng cao quyền riêng tư của người dùng và đã thông báo rằng một khi cookies của bên thứ ba bị loại bỏ dần, Google sẽ không xây dựng các chỉ số nhận dạng thay thế để theo dõi các cá nhân khi họ duyệt web hoặc sử dụng chúng trong các sản phẩm của Google.

“Điều quan trọng là toàn bộ ngành quảng cáo phải nỗ lực cùng nhau để xây dựng và phát triển một môi trường an toàn, tập trung bảo vệ quyền riêng tư cho tất cả mọi người.”

Ông Luis Di Como, Phó chủ tịch phụ trách truyền thông toàn cầu tại Unilever.

Ông David Temkin, Giám đốc Quản lý Sản phẩm của Google viết:

“Mọi người không cần phải chấp nhận việc bị theo dõi trên website để có được những lợi ích của các quảng cáo có liên quan.

Và các nhà quảng cáo không cần phải theo dõi từng người tiêu dùng trên website để nhận được những lợi ích về hiệu suất của các quảng cáo kỹ thuật số.”

“Thay vì xác định sở thích cho những người dùng duy nhất, giờ đây chúng tôi có khả năng ẩn các cá nhân trong các nhóm lớn người dùng có chung sở thích, trong khi vẫn hiển thị cho họ những quảng cáo có liên quan và hữu ích.

Các thử nghiệm mới nhất của chúng tôi về ‘thuật toán học tập liên kết của các nhóm người dùng cụ thể’ (FLoC) có thể làm được điều đó, nó chứng minh một phần của tương lai của các quảng cáo không có cookies của bên thứ ba là như thế nào.”

“Chúng tôi từ lâu đã nhận ra và ủng hộ cho sự quan trọng của dữ liệu của bên thứ nhất, và nó càng trở nên thiết yếu hơn trong một thế giới đặt quyền riêng tư lên ưu tiên hàng đầu.”

Bà Aude Gandon, Giám đốc Marketng toàn cầu tại Nestlé.

Bà Aude Gandon cho biết:

“Phát triển mối quan hệ bền chặt với khách hàng luôn là yếu tố quan trọng để xây dựng một doanh nghiệp thành công và điều này càng trở nên quan trọng hơn khi nói đến việc giữ gìn lòng tin của họ. Chúng tôi hoan nghênh cập nhật này từ Google.”

“Chúng tôi nhận thấy điều này như là một sự khởi động lại toàn diện và cần thiết của ngành quảng cáo kỹ thuật số, điều có thể mang lại một trải nghiệm với nhiều ý nghĩa hơn với thương hiệu thông qua toàn bộ hành trình của khách hàng.”

Ông John Lee, Chủ tịch tại Merkury và Giám đốc dữ liệu tại Merkle.

Ông John Lee cho biết:

“Cả những người làm marketing và người tiêu dùng đều muốn quảng cáo được nhắm mục tiêu tốt hơn và bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn.

Khi ngành quảng cáo xoay quanh dữ liệu của bên thứ nhất (First-party data), chúng tôi coi đây là bước khởi động lại hoàn toàn và rất cần thiết đối với ngành quảng cáo kỹ thuật số, điều sẽ mang lại những trải nghiệm có ý nghĩa hơn và hấp dẫn hơn với thương hiệu trong suốt hành trình của khách hàng.”

Khi cookies của bên thứ ba bị loại bỏ dần, các nhà cung cấp công nghệ quảng cáo (Adtech Providers) khác có thể cung cấp các cấp độ nhận dạng người dùng để theo dõi quảng cáo trên website mà Google sẽ không cung cấp, chẳng hạn như việc dựa trên địa chỉ email.

Tuy nhiên, Google không tin các giải pháp này sẽ đáp ứng được kỳ vọng ngày càng tăng của người tiêu dùng về quyền riêng tư, đó cũng là lý do tại sao Google không tin rằng chúng là những khoản đầu tư lâu dài và bền vững.

Thay vào đó, các sản phẩm web sẽ được trao sức mạnh bởi các API bảo vệ quyền riêng tư (privacy-preserving APIs) giúp ngăn chặn việc theo dõi các cá nhân trên web trong khi vẫn mang lại kết quả cho các nhà quảng cáo và nhà xuất bản.

“Chúng tôi đang hướng tới sự hợp tác để xác định tương lai của ngành quảng cáo kỹ thuật số và chuyển các nhà quảng cáo vào thế giới mới đó. ”

Ông Martin Sorrell, Nhà sáng lập và chủ tịch của S4 Capital.

Ông Martin Sorrell cho biết:

“Người tiêu dùng đang ngày càng muốn kiểm soát nhiều hơn quyền riêng tư của họ, các nhà lập pháp và cơ quan quản lý khác đang thúc đẩy ngành quảng cáo phải thay đổi và các công ty công nghệ khác cũng đang phản ứng lại với tất cả những áp lực này.

Chúng tôi ủng hộ cách tiếp cận của Google và chúng tôi mong muốn được hợp tác để xác định lại tương lai của ngành quảng cáo kỹ thuật số và chuyển các nhà quảng cáo vào thế giới mới đó một cách nhanh nhất.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook chia sẻ cách tiếp cận quảng cáo tập trung vào quyền riêng tư mới

Đây là một sự thay đổi đáng kể đối với các nhà quảng cáo trên Facebook nói riêng và các nhà quảng cáo nói chung trong một tương lai quảng cáo ít bị theo dõi.

Sau nhiều động thái phản đối mạnh mẽ các phương pháp tiếp cận mới nhằm giảm mức độ theo dõi dữ liệu người dùng, đặt ra những hạn chế đáng kể đối với những thông tin mà nó có thể sử dụng trong các quy trình nhắm mục tiêu quảng cáo của mình.

Facebook dường như đã chấp nhận rằng đây là tiêu chuẩn mới và nền tảng này sẽ cần phải nổ lực để cập nhật hệ thống của mình nhằm trở nên phù hợp hơn với các giới hạn mới về thông tin mà nó có thể truy cập liên quan đến các phản ứng của người dùng với quảng cáo.

Theo giải thích của Facebook:

“Với việc Apple và Google tiếp tục thực hiện các thay đổi thông qua trình duyệt và hệ điều hành của họ và với bối cảnh quy định mới về quyền riêng tư đang thay đổi trên toàn thế giới, điều quan trọng là phải thừa nhận rằng quảng cáo kỹ thuật số phải phát triển để ít phụ thuộc hơn vào dữ liệu của bên thứ ba (third-party) hơn.

Đó là lý do tại sao chúng tôi đã đầu tư và nỗ lực trong nhiều năm để xây dựng danh mục các công nghệ có thể nâng cao quyền riêng tư và hợp tác với ngành dựa trên các tiêu chuẩn này để hỗ trợ kỷ nguyên tiếp theo của ngành quảng cáo nói chung.”

Bản cập nhật binh bạch theo dõi ứng dụng (ATT) của Apple, được tung ra vào tháng 4 như một phần cập nhật của iOS 14.5, đã có tác động rất lớn đến lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số (digital advertising).

Cụ thể là các nhà quảng cáo Facebook vẫn đang điều chỉnh các phương pháp tiếp cận của họ và tìm ra những cách tốt hơn để giảm thiểu sự ảnh hưởng do việc thiếu đi nhiều thông tin chi tiết về đối tượng tương tác với quảng cáo.

Các tác động thực sự của thay đổi ATT vẫn đang tiếp tục phát triển, với nhiều báo cáo cho thấy hơn một nửa tổng số người dùng iOS đang chọn không theo dõi ứng dụng, khi được hiển thị lời nhắc mới.

Trước những rào cản đầy khó khăn này, Facebook nói rằng sắp tới họ sẽ có một loạt các tùy chọn mới để xem xét về điều này.

Để giúp cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn về những giới hạn dữ liệu này, Facebook đang phát triển một bộ công nghệ tăng cường quyền riêng tư (PET) cho quảng cáo, công cụ sẽ làm giảm thiểu lượng dữ liệu được thu thập và xử lý, nhằm vừa bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng, vừa vẫn tạo điều kiện cho các chiến dịch hiệu suất.

“Chúng tôi tin rằng PETs sẽ hỗ trợ thế hệ quảng cáo kỹ thuật số tiếp theo tốt hơn, đó là lý do tại sao chúng tôi đang đầu tư vào nỗ lực trong nhiều năm với các học giả, tổ chức toàn cầu và nhà phát triển để xây dựng các giải pháp mới.”

Facebook cho biết PET sẽ liên quan đến ‘các kỹ thuật tiên tiến được rút ra từ các lĩnh vực mật mã và thống kê’, giúp giảm thiểu tối đa lượng dữ liệu được xử lý, trong khi vẫn duy trì các chức năng marketing quan trọng như đo lường và cá nhân hóa quảng cáo.

Facebook cũng đang khám phá một số cách để áp dụng những cách tiếp cận này cho các giải pháp đo lường mới.

“Năm ngoái, chúng tôi đã bắt đầu thử nghiệm giải pháp đo lường mức độ ảnh hưởng của quyền riêng tư (PLM) của mình với một số đối tác sử dụng công nghệ nâng cao quyền riêng tư được gọi là tính toán mức độ an toàn cho nhiều bên (MPC – secure multi-party computation).

Điều này giúp các nhà quảng cáo có thể hiểu chiến dịch của họ đang hoạt động như thế nào, đồng thời bổ sung thêm các lớp bảo mật nhằm hạn chế việc thông tin hay dữ liệu có thể được học bởi nhà quảng cáo hoặc Facebook.”

Facebook cho biết tính năng PLM này sẽ có sẵn cho các nhà quảng cáo vào năm tới, đồng thời nó cũng đang thử nghiệm trên các công cụ theo dõi bổ sung, chẳng hạn như MPC, cho phép hai hoặc nhiều tổ chức làm việc cùng nhau trên việc chia sẻ dữ liệu, đồng thời hạn chế thông tin mà một trong hai bên có thể học hỏi.

“Dữ liệu được mã hóa end-to-end (mã hoá đầu cuối): trong quá trình truyền tải, lưu trữ và sử dụng, đảm bảo không có bên nào có thể xem dữ liệu của bên kia.

MPC hữu ích để tăng cường quyền riêng tư trong khi vẫn có thể tính toán kết quả từ nhiều bên, chẳng hạn như báo cáo kết quả của chiến dịch quảng cáo hoặc đào tạo mô hình máy học trong đó dữ liệu được giữ bởi hai hoặc nhiều bên thay vì một bên.”

Facebook cho biết họ cũng đang nghiên cứu tính năng học tập trên thiết bị (on-device learning), điều này sẽ tạo điều kiện cho việc cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất quảng cáo mà không cần chia sẻ dữ liệu cá nhân.

Tương tự như dự án Privacy Sandbox của Google, nhằm hạn chế việc thu thập dữ liệu, trong khi vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi hiệu suất quảng cáo, các công cụ mới này của Facebook nhằm mục đích tìm ra điểm trung gian để vừa đảm bảo rằng các nhà marketers vẫn có thể tối đa hóa chi tiêu quảng cáo của họ, vừa đảm bảo sự an toàn về dữ liệu cho người tiêu dùng.

Nhưng để thực hiện những cách tiếp cận mới này, Facebook sẽ cần sự hợp tác với nhiều bên trong ngành:

Facebook cho biết:

“Những công nghệ này sẽ chỉ thành công đối với mọi người và doanh nghiệp ở mọi quy mô nếu có sự hợp tác trong ngành và một bộ tiêu chuẩn mới được chia sẻ.

Đó là lý do tại sao chúng tôi kêu gọi các nền tảng, nhà xuất bản, nhà phát triển và những người tham gia khác trong ngành phối hợp cùng nhau – trên các công nghệ này và các các tiêu chuẩn trung vào quyền riêng tư khác.”

Facebook hy vọng rằng, giờ đây những tác động ban đầu của bản cập nhật ATT của Apple đã quá rõ ràng, nhiều nhóm trong ngành hơn sẽ bị buộc phải cùng nhau thực hiện các giải pháp mới và cần hợp tác với nhau nhiều hơn.

Trong khi một số nền tảng như Twitter đã tuyên bố rằng họ không thấy những tác động quá lớn do bản cập nhật ATT, thì Facebook đang là nền tảng quảng cáo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự thay đổi này.

Với sự thống trị của mình trong không gian quảng cáo kỹ thuật số, có thể một số nhà quảng cáo sẽ không quan tâm đến việc giúp Facebook lấy lại vị thế, trong khi các nhà quảng cáo cá nhân cũng đang chuyển sang theo dõi dữ liệu của bên thứ nhất, cuối cùng họ cũng sẽ dần ít phụ thuộc hơn vào Facebook hay thông tin về hiệu suất của các chiến dịch.

Tuy nhiên, cuối cùng, sự ảnh hưởng nhiều nhất có thể sẽ thuộc về các nhà quảng cáo nhỏ với ít ngân sách và nguồn lực tối ưu hơn.

Do đó, bằng cách hợp tác với các nhóm doanh nghiệp nhỏ hơn, Facebook có thể thúc đẩy những thay đổi này một cách nhanh chóng hơn.

Nhưng dù sao đi nữa, khi xét về toàn ngành quảng cáo nói chung, mọi thứ đang thay đổi, kỷ nguyên quảng cáo tập trung vào quyền riêng tư đang đến gấn, với tư cách là các nhà quảng cáo, chúng ta cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Tương lai của quyền riêng tư đang đến gần – Thương hiệu nên làm gì

Có thể rất khó để tưởng tượng một hệ sinh thái quảng cáo kỹ thuật số đang hoạt động mà không có cookies của bên thứ ba, được sử dụng để theo dõi thói quen duyệt web của người dùng trên các website.

Làm thế nào để bạn phân phối các quảng cáo có liên quan phù hợp với sở thích của mọi người dựa trên các website mà họ truy cập?

Làm thế nào để bạn biết được liệu mọi người có tương tác với quảng cáo của bạn trên website và sau đó thực hiện một hành động chuyển đổi hay không?

Tất cả những điều này là ý tưởng đằng sau Privacy Sandbox, một giải pháp mới của Google nhằm thay thế sau khi dữ liệu của bên thứ 3 (third-party cookies) bị loại bỏ.

Bằng cách đó, các nhà quảng cáo có thể tiếp tục phát triển bằng cách tiếp cận với những quảng cáo phù hợp – và đo lường kết quả – mà không cần theo dõi mọi người trên website.

Cách tiếp cận này được thực hiện nhờ vào các chiến lược bảo vệ quyền riêng tư.

  • Thay vì theo dõi các cá nhân trên web để tìm hiểu những gì mỗi người có thể quan tâm, mọi người có thể được đưa vào các nhóm lớn có cùng sở thích.
  • Thay vì đo lường cách mọi người phản ứng với quảng cáo theo cách có thể tiết lộ danh tính của họ, các cá nhân có thể được giữ ở chế độ ẩn danh bằng cách giới hạn lượng dữ liệu có thể được chia sẻ về họ.
  • Thay vì yêu cầu các công ty thu thập thông tin của mọi người trong quá trình hiển thị quảng cáo cho họ, thông tin đó có thể được lưu trên thiết bị của mỗi người để nó luôn ở chế độ riêng tư.

Một sự thay đổi có vẻ như phức tạp và mang tính kỹ thuật, nhưng đây là cách mà Google và các công ty công nghệ quảng cáo khác có thể hỗ trợ nhà quảng cáo.

Google tìm đủ mọi cách để chuyển từ cookies của bên thứ ba sang các lựa chọn thay thế ưu tiên quyền riêng tư này, vì vậy bạn sẽ vẫn có thể mua và bán quảng cáo trên các nền tảng mà bạn tin cậy hiện nay – nhưng thông qua các công nghệ được thiết kế riêng.

Dưới đây là cách ba trường hợp sử dụng quảng cáo sẽ được hỗ trợ bởi công nghệ đang được phát triển trong Privacy Sandbox.

  • Hiển thị những quảng cáo liên quan dựa trên sở thích.
  • Tương tác với những người dùng từng truy cập website.
  • Đo lường chuyển đổi từ quảng cáo.

Ngoài các trường hợp sử dụng này, Privacy Sandbox cũng bao gồm các đề xuất để ngăn chặn những thứ như gian lận quảng cáo và lấy dấu vân tay thiết bị (nơi dữ liệu được thu thập để xác định chủ sở hữu của thiết bị).

Google thực hiện nó như thế nào.

Các công nghệ trình duyệt mã nguồn mở mới, chẳng hạn như những công nghệ đang được phát triển trong Privacy Sandbox của Chrome, thường trải qua một vài giai đoạn trước khi được áp dụng rộng rãi.

Các đề xuất thường bắt đầu với giai đoạn đánh giá và thử nghiệm công khai, khi các nhà quảng cáo hay thương hiệu có thể thảo luận, kiểm tra và cung cấp phản hồi để xây dựng lòng tin và chứng minh tính hiệu quả của phương pháp tiếp cận.

Trong khi các đề xuất được đề cập ở trên hiện vẫn đang ở giai đoạn đầu tiên, nhưng mục tiêu là mỗi đề xuất được khởi chạy dưới dạng các tính năng trong Chrome và bất kỳ trình duyệt nào quyết định áp dụng công nghệ mới đó.

Sau đó, các công ty công nghệ quảng cáo có thể bắt đầu sử dụng chúng trong các sản phẩm quảng cáo của họ.

Bạn có thể làm gì bây giờ.

Thái độ của người tiêu dùng đã thay đối tới các quyền riêng tư và quy định có nghĩa là Google phải đưa ra một giải pháp thay thế cho phương pháp cũ, vốn theo dõi mọi người dùng trên các website như hiện nay.

Google tin rằng Privacy Sandbox cung cấp những con đường tốt nhất cho ngành về lâu dài, cung cấp cho các doanh nghiệp những công cụ họ cần, đồng thời đảm bảo mọi người dùng có được quyền riêng tư mà họ muốn.

Trong thời gian chờ đợi, dưới đây là một số bước quan trọng bạn có thể thực hiện ngay từ hôm nay đến khi Privacy Sandbox thực sự được sẵn sàng:

  • Tìm kiếm các cơ hội để xây dựng mối quan hệ trực tiếp với khách hàng. Các mối quan hệ này nên được hỗ trợ bằng giải pháp đo lường toàn diện của bên thứ nhất (First-party Data) cho website của bạn.
  • Tận dụng các giải pháp sử dụng tự động hóa và công nghệ máy học để giúp xác định xu hướng và lập mô hình kết quả khi có những khoảng trống trong dữ liệu của bạn.

Bạn có thể tìm hiểu về Privacy Sandbox của Google tại: Privacy Sandbox

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | Theo Google