Skip to main content

Thẻ: tên miền

Lịch sử của tên miền (Domain) ảnh hưởng như thế nào đến thứ hạng tìm kiếm?

Theo các xác nhận mới đây từ Google, lịch sử của tên miền (domain) thực sự có ảnh hưởng lớn đến cách Google xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.

Lịch sử của tên miền (Domain) ảnh hưởng như thế nào đến thứ hạng tìm kiếm?
Lịch sử của tên miền (Domain) ảnh hưởng như thế nào đến thứ hạng tìm kiếm?

Theo đó, tên miền hay lịch sử gắn liền với tên miền quan trọng hơn những gì mà người làm marketing hay thương hiệu có thể nghĩ. Thật không may, không có quá nhiều người nhận thức được vấn đề này.

Lịch sử tên miền thực sự là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng.

Kể từ lúc được đăng ký và tải lên những nội dung đầu tiên, một website bắt đầu hình thành nên cái gọi là lịch sử của tên miền (Domain History).

Lịch sử tên miền chính là nơi chứa tất cả những gì mà công cụ tìm kiếm (như Google) có thể hiểu về một website, từ các thông tin như sản phẩm hay dịch vụ mà website cung cấp, các vi phạm mà website mắc phải (vi phạm chính sách) đến các vi phạm bản quyền khác.

Trong khi nội dung xuất hiện trên website có thể mới hoặc thậm chí là chủ sở hữu website xoá hết mọi nội dung có trên website để đăng tải lại các thông mới khác, lịch sử của tên miền hay cách các công cụ tìm kiếm “hiểu” về website đó thì vẫn không thay đổi.

Các công cụ tìm kiếm sẽ sử dụng các thông tin lịch sử này để đưa vào các yếu tố xếp hạng liên quan đến thuật toán xếp hạng của công cụ.

Bằng chứng cho thấy lịch sử của tên miền là yếu tố xếp hạng.

Trong một video được cựu nhân viên Google chia sẻ, chuyên gia này xác nhận rằng lịch sử của một tên miền hay website có ảnh hưởng trực tiếp đến cách các công cụ tìm kiếm như Google xếp hạng nội dung trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Tuỳ vào từng lịch sử vi phạm hay không vi phạm khác nhau, các công cụ tìm kiếm sẽ “đối xử” hay “phạt” theo các cách nặng nhẹ khác nhau.

Chủ sở hữu website có thể xác định xem tên miền của họ có bị áp dụng các biện pháp phạt thủ công hay không bằng cách kiểm tra báo cáo hành động thủ công (Manual Action Report) trong Google Search Console.

Trong các trường hợp khác, một tên miền có thể không bị các hình phạt cụ thể nhưng vẫn có thể có lịch sử tiêu cực với Google.

Lịch sử của bất kỳ tên miền nào cũng có thể được tra cứu tại Archive.org.

Dựa trên các tuyên bố rõ ràng từ Google, lịch sử của tên miền đóng một vai trò “hết sức quan trọng” trong bảng xếp hạng tìm kiếm, và các Marketer cần phải xem xét điều này một cách kỹ lưỡng trong trường hợp website của họ thuộc “danh sách đen” của Google.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tên miền vinfast.com được rao bán với giá 5 triệu USD

VinFast hiện đang sử dụng tên miền vinfastauto.com.

Tên miền vinfast.com được rao bán với giá 5 triệu USD
Tên miền vinfast.com được rao bán với giá 5 triệu USD

Hiện nay, tên miền vinfast.com đang được rao bán với giá 5 triệu USD.

Vinfast.com không thuộc sở hữu của VinFast mà thuộc về Enom – một công ty đầu cơ tên miền quốc tế. Tên miền này được đăng ký lần đầu năm 2006 trong khi hãng xe VinFast được thành lập tháng 6/2017. Enom có quyền sở hữu tên miền này đến năm 2033.

Trong khi đó, VinFast đang sử dụng tên miền vinfastauto.com.

Trong thời đại 4.0 hiện nay, các Website có vai trò không khác gì “gương mặt đại diện” cho chất lượng và hình ảnh của thương hiệu. Do đó, tên miền và địa chỉ URL – nơi mà người dùng sử dụng để truy cập vào Website có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.

Đăng ký một tên miền chỉ mất vài chục USD, duy trì nó cũng chỉ mất vài chục USD/năm, nhưng khi bị mất mà muốn “chuộc” lại thì giá trị tên miền có thể lên đến vài chục, vài trăm nghìn, thậm chí cả triệu USD.

Nissan đã mất 8 năm và cả khối tài sản để đòi lại tên miền nissan.com nhưng bất thành. Một người tên Uzi Nissan tại Mỹ đã đăng ký tên miền www.nissan.com từ năm 1994 cho công ty bán lẻ quy mô nhỏ cùng tên mình.

Đến tháng 10/1999, Nissan đã liên hệ với Uzi để thương thảo về việc sử dụng tên miền nissan.com mà người này đang nắm giữ. Tuy nhiên, trong suốt gần 10 năm sau đó, ông liên tục nói không trước các lời đề nghị của hãng ô tô.

Các “đại gia” như Apple cũng phải bỏ ra con số lên tới 4,5 triệu USD để mua lại “icloud.com”, Facebook đã phải trả tới 8,5 triệu USD để mua lại tên miền “Fb.com”.

HSBC, Ebay khi đặt chân đến thị trường Việt Nam cũng phải mua lại tên miền “.com.vn” và “.vn” với cái giá không hề dễ chịu để bảo vệ thương hiệu của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Ngọc Diệp | Markettimes 

Facebook ra mắt ‘luật’ mới nhằm chống lại việc lạm dụng tên miền để lừa đảo

Facebook đã công bố những hành động pháp lý mới nhất của mình nhằm ngăn chặn việc nhiều người đang lạm dụng nền tảng và thương hiệu của mình.

Lần này, Facebook tập trung vào một công ty đã mua các tên miền giống Facebook với ý định lừa đảo người dùng thông qua các trò gian lận.

Theo giải thích của Facebook:

“Tuần này, chúng tôi đã đệ đơn kiện ở Pennsylvania nhằm chống lại New Ventures Services Corp (NVSC), NVSC đã đăng ký hàng trăm tên miền được sử dụng để lừa dối mọi người bằng cách mạo danh Facebook, Instagram và WhatsApp.”

Như bạn có thể thấy ở trên, tên miền địa chỉ email này là ‘facbook.com’ chứ không phải ‘Facebook.com’.

Đối với những người dùng web có kinh nghiệm, đây là một trò lừa đảo khá rõ ràng, tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn bị lừa bởi điều đó và cuối cùng họ sẽ vô tình chuyển thông tin cá nhân của họ tới những nhóm tổ chức lừa đảo đó.

Trong trường hợp cụ thể này, Facebook nói rằng NVSC đã mua một loạt tên miền sao chép, bao gồm ‘instagram-login.com’, ‘facebooked.net’ và ‘installwhatsapps.com’.

Để hạn chế các nạn lừa đảo đang diễn ra trên nền tảng, Facebook gần đây đã thêm các công cụ như tab ‘Các email gần đây từ Facebook‘ để kiểm tra kỹ mọi thông tin liên lạc được gửi từ phía công ty mình.

Tuy nhiên, những kẻ lừa đảo vẫn sẽ tiếp tục, và do đó, những hành động pháp lý mới này là một bước quan trọng trong việc chống lại những âm mưu tương tự.

Đây là hành động mới nhất trong chuỗi các hành động pháp lý liên tục của Facebook nhằm chống lại việc lạm dụng nền tảng, đồng thời thiết lập tiền lệ pháp lý rõ ràng cho các hình phạt xung quanh các hình thức tội phạm mạng đang phát triển.

Nếu Facebook có thể truy tố những người thực hiện các hoạt động như vậy (NVSC), điều đó sẽ giúp ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai đồng thời cung cấp cho Facebook những cơ sở pháp lý rõ ràng để thực thi tốt hơn các quy tắc nền tảng của mình.

Về phần bạn, hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ về những trò gian lận tương tự như vậy và kiểm tra những email đó một cách thận trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips