Skip to main content

Thẻ: thuật toán instagram

Thuật toán Instagram 2021 và những cập nhật mới

Instagram vừa công bố cập nhật thuật toán của mình năm 2021 nhằm cung cấp chính xác cách các thuật toán tìm kiếm của nó đang hoạt động và cách bạn có thể tối đa hóa cơ hội hiển thị trong các kết quả tìm kiếm có liên quan.

Thuật toán Instagram năm 2021
Thuật toán Instagram và những cập nhật mới nhất năm 2021

Trong bài đăng đầu tiên về thuật toán của Instagram, nền tảng này đã cung cấp cách thức hoạt động và xếp hạng của nguồn cấp dữ liệu của Instagram, cung cấp nhiều thông tin về cách nền tảng này hiển thị những nội dung có liên quan đến người dùng.

Và với cập nhật thứ hai lần này trong năm 2021, thuật toán tìm kiếm trên nền tảng là yếu tố quan trọng nhất mà Instagram muốn cung cấp.

Nếu bạn đang tìm cách tối đa hóa sự hiện diện trên Instagram của mình, bạn cần hiểu rõ về tất cả các hệ thống hiện có của nó và cách bạn có thể gắn kết những điều đó với chiến lược của mình.

Các cập nhật chính của thuật toán Instagram trong năm 2021.

Khái niệm cơ bản của tìm kiếm trên Instagram khá đơn giản – Instagram sử dụng các từ khóa mà bạn nhập vào trường tìm kiếm để hiển thị các nội dung có liên quan nhất với văn bản cụ thể mà bạn nhập.

Nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất – khi cung cấp các kết quả tìm kiếm phù hợp cho một truy vấn cụ thể, thuật toán Instagram 2021 đánh giá 03 yếu tố chính dưới đây:

  • Văn bản bạn nhập – Instagram cho biết, cho đến nay đây là tín hiệu quan trọng nhất cho tìm kiếm. “Chúng tôi luôn cố gắng để kết nối những gì bạn nhập với tên người dùng, phần tiểu sử, các chú thích, thẻ hashtag và các địa điểm có liên quan”.
  • Hoạt động của bạn trong ứng dụng – Ngoài các đối sánh từ khoá bằng văn bản, Instagram cũng sẽ xếp hạng kết quả tìm kiếm của bạn dựa trên hoạt động trong ứng của bạn trước đó, bao gồm các tài khoản bạn theo dõi, bài đăng bạn đã xem và cách bạn đã tương tác với một số tài khoản trong quá khứ. “Chúng tôi thường hiển thị các tài khoản và thẻ hashtag bạn đã chọn theo dõi hoặc truy cập nhiều. Điều này là để giúp bạn tìm thấy những thứ mà bạn có nhiều khả năng quan tâm nhất.”
  • Mức độ phổ biến của từng truy vấn – Cuối cùng, Instagram cũng tính đến mức độ phổ biến của các truy vấn để hiển thị những kết quả trong trang kết quả của bạn. Các yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến điều này bao gồm số lần nhấp chuột, lượt thích, lượt chia sẻ, các thẻ hashtag hoặc các địa điểm cụ thể được sử dụng.

Do đó, các hoạt động trước đây của bạn cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng tới những gì Instagram sẽ hiển thị tới bạn, đây là một yếu tố bạn cần xem xét để tối đa hóa khả năng khám phá của mình.

Xây dựng sự hiện diện của bạn theo thời gian và duy trì hoạt động thường xuyên có thể giúp cải thiện tiềm năng khám phá của bạn trong ứng dụng và đảm bảo rằng tài khoản của bạn được hiển thị trong nhiều loại truy vấn hơn.

Mạng xã hội Instagram cũng lưu ý rằng bất kỳ tài khoản, bài đăng và/hoặc thẻ hashtag nào đi ngược lại với những nguyên tắc của nó đều sẽ bị xếp hạng thấp hơn trong kết quả tìm kiếm.

“Các tài khoản đăng spam hoặc vi phạm nguyên tắc của chúng tôi có thể xuất hiện thấp hơn trong kết quả tìm kiếm và bạn có thể phải tìm kiếm tên người dùng đầy đủ của họ mới có thể tìm thấy họ.

Chúng tôi cũng cân bằng các tìm kiếm cho các chủ đề nhạy cảm với các yếu tố an toàn bổ sung để đảm bảo rằng chúng tôi không hiển thị cho bạn những nội dung có thể gây hại.”

Nói về các nguyên tắc của Instagram, dưới đây là các yếu tố có thể làm cho thương hiệu của bạn ít được xếp hạng hơn:

  • Nội dung quảng bá hoặc mô tả các quy trình thẩm mỹ.
  • Nội dung chứa các tuyên bố thiếu chính xác về sức khỏe, chẳng hạn như “phương pháp chữa bệnh bằng phép lạ”.
  • Nội dung cố gắng bán các sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên các tuyên bố liên quan đến sức khỏe, chẳng hạn như sử dụng quảng cáo thực phẩm chức năng để giúp một người giảm cân.
  • Nội dung quảng bá các mô hình kinh doanh gây hiểu lầm hoặc lừa đảo, chẳng hạn như các khoản cho vay ngắn hạn hoặc các khoản đầu tư “không có rủi ro”.
  • Nội dung khiêu dâm hoặc khêu gợi, chẳng hạn như hình ảnh của những người mặc quần áo xuyên thấu.
  • Nội dung quảng bá các sản phẩm vốn bị cấm quảng cáo chẳng hạn như sản phẩm thuốc lá hoặc thuốc lá, sản phẩm và dịch vụ ‘dành cho người lớn’.
  • Nội dung không nguyên bản hoặc phần lớn nội dung được sử dụng lại từ một nguồn khác mà không có thêm bất cứ giá trị nào quan trọng.
  • Nội dung quảng bá các cuộc thi (contest) hoặc quà tặng (give away).

Hầu hết những điều này đều khá đơn giản và logic, nhưng bạn cũng cần lưu ý thêm 02 điểm quan trọng dưới đây.

Thứ nhất, việc chia sẻ lại meme có thể khiến bạn nhận được nhiều lượt thích, nhưng nó lại ảnh hưởng xấu đến khả năng bạn được khám phá trong kết quả tìm kiếm, thứ hai, Instagram cũng sẽ tìm cách hạn chế phạm vi tiếp cận (ít nhất là theo nghĩa khám phá) của các bài đăng về các cuộc thi hoặc tặng quà.

Ngoài những thông tin chi tiết này, Instagram cũng lưu ý rằng họ đang tìm cách mở rộng hơn nữa các công cụ tìm kiếm của mình, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến cách bạn đang tiếp cận quy trình tối ưu hóa.

Với các kết quả tìm kiếm, thay vì chúng bị giới hạn ở các tài khoản, thẻ hashtag và vị trí, Instagram cũng đang tìm các cách mới để hiển thị một phạm vi kết quả rộng lớn hơn dựa trên truy vấn của bạn.

“Chúng tôi đang làm cho các kết quả tìm kiếm trở nên tốt hơn. Ví dụ: khi bạn tìm kiếm “space” chúng tôi cũng sẽ hiển thị cho bạn hình ảnh và video liên quan đến “space”.

Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn không biết tên người dùng hoặc thẻ hashtag chính xác khi tìm kiếm một chủ đề nhất định.”

Thuật toán Instagram và những cập nhật mới nhất năm 2021

Cuối cùng, dựa trên những thông tin chi tiết này, Instagram cũng đã cung cấp 03 đề xuất cho những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và thương hiệu đang tìm cách tối đa hóa tiềm năng khám phá của họ trong ứng dụng:

  • Sử dụng tên tài khoản một cách khôn ngoan – kết quả tìm kiếm của Instagram chủ yếu được đối sánh bằng văn bản, vì vậy việc sử dụng các tên tài khoản có liên quan đến nội dung bài đăng của bạn là cách tốt nhất để được hiển thị trong các tìm kiếm có liên quan. Instagram cũng khuyên rằng nếu bạn bè hoặc người hâm mộ của bạn biết bạn bằng một cái tên nhất định, hãy đưa cái tên đó vào tên người dùng hoặc tài khoản của bạn để bạn có thể được hiển thị khi họ tìm kiếm bạn.
  • Bao gồm các từ khóa và vị trí có liên quan trong phần tiểu sử (bio) của bạn – Đảm bảo rằng tiểu sử của bạn bao gồm các từ khóa về việc bạn là ai và bạn nói về điều gì, điều này cũng sẽ giúp cải thiện tiềm năng được khám phá của bạn.
  • Sử dụng các từ khóa và thẻ hashtags có liên quan trong phần chú thích (captions) – Để một bài đăng được tìm thấy trong phần tìm kiếm, hãy đặt các từ khoá và thẻ hashtags trong phần chú thích chứ không phải trong phần bình luận.

Thẻ hashtag từ lâu đã là một công cụ hiệu quả trên các nền tảng mạng xã hội nói chung và Instagram nói riêng. Và cũng theo các giải thích này từ Instagram, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về những gì mà một thẻ hashtag có thể có ý nghĩa với bạn.

Tất nhiên, điều này không nhất thiết xác nhận rằng việc đặt các thẻ hashtag vào các phần nội dung sẽ có thể tối đa hóa phạm vi tiếp cận của bài đăng, nhưng nó chắc chắn sẽ giúp bạn tối đa hóa cơ hội được khám phá trong các trang tìm kiếm.

Hy vọng những cập nhật và mẹo này sẽ có thể giúp bạn đi đúng hướng hơn để tối đa hóa nhiều hơn tiềm năng được khám phá của bạn trong ứng dụng.

Kết luận.

Trong khi các nền tảng mạng xã hội (Social Media) nói chung và Instagram nói riêng vẫn liên tục cập nhật các thuật toán qua các năm, bằng cách cập nhật thuật toán mới của Instagram trong 2021, bạn có nhiều cách hơn để tối ưu hoá nội dung của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Instagram: 30 ‘sự thật’ bạn cần biết về nền tảng này (P1)

Bạn tò mò về Instagram? Hãy xem ngay những số liệu thống kê cập nhật về mọi thứ từ quảng cáo Instagram, ‘Câu chuyện’, mức sử dụng, giá trị và hơn thế nữa!

Cùng khám phá thông tin chi tiết về một trong những nền tảng truyền thông mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, bao gồm dữ liệu nhân khẩu học, sự phát triển chính, giá trị ròng, thống kê sử dụng, vị trí lãnh đạo hiện tại, thị phần và nhiều hơn thế nữa.

1. Có 1 tỷ người dùng Instagram hoạt động hàng tháng tính đến năm 2019.

2. Instagram chính thức ra mắt vào năm 2010 dưới dạng một ứng dụng dành cho iPhone.

Trong vòng một tháng, nó đã đạt được 1 triệu người dùng (nếu so sánh, Foursquare và Twitter phải mất đến 02 năm để đạt được mốc 1 triệu người dùng).

3. 33% câu chuyện được xem nhiều nhất trên nền tảng là từ các doanh nghiệp.

4. 200 triệu người dùng Instagram truy cập ít nhất một hồ sơ doanh nghiệp mỗi ngày và 80% tài khoản theo dõi ít nhất một doanh nghiệp trên Instagram.

5. Có 25 triệu doanh nghiệp trên Instagram.

6. Instagram hiện được Alexa xếp hạng là website phổ biến thứ 13 trên thế giới.

7. Instagram có giá trị ước tính khoảng 100 tỷ USD.

8. Các thương hiệu tương tác nhiều nhất trên Instagram bao gồm:

  • National Geographic: 112 triệu người theo dõi
  • Nike: 83,9 triệu người theo dõi
  • NBA: 38,3 triệu người theo dõi
  • Chanel: 35,4 triệu người theo dõi
  • Louis Vuitton: 32,6 triệu người theo dõi
  • Adidas: 23,9 triệu người theo dõi
  • Starbucks: 17,9 triệu người theo dõi
  • GoPro: 15,8 triệu người theo dõi

9. Năm 2017, lượng người dùng Instagram Stories hoạt động hàng ngày là 200 triệu, đã vượt qua người dùng hàng ngày của Snapchat là 161 triệu.

10. Một trong những phát triển thú vị nhất gần đây của Instagram là khả năng gắn thẻ sản phẩm trong các bài đăng.

Khi thông báo về việc phát hành tính năng gắn thẻ sản phẩm, Instagram đã nêu bật những cơ hội mà điều này mang lại cho các doanh nghiệp:

“Đối với các thương hiệu, điều này có nghĩa là có một cách mới để tiếp cận những khán giả đã tương tác, những người đang tích cực tìm kiếm những người sáng tạo yêu thích của họ để lấy cảm hứng và giúp việc mua sắm các sản phẩm của thương hiệu trở nên dễ dàng hơn”.

11. Facebook mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD vào năm 2012.

12. Dưới đây là 05 tài khoản Instagram được theo dõi nhiều nhất, tính đến năm 2019:

Instagram: 305 triệu người theo dõi

  • Cristiano Ronaldo: 173 triệu người theo dõi
  • Ariana Grande: 158 triệu người theo dõi
  • Selena Gomez: 152 triệu người theo dõi
  • Kim Kardashian West: 142 triệu người theo dõi
  • Kylie Jenner: 139 triệu người theo dõi

13. Bức ảnh Instagram có nhiều lượt thích nhất là quả trứng này trên nền trắng. Toàn bộ tài khoản (@world_record_egg) được tạo với mục đích duy nhất là giành được kỷ lục thế giới về lượt thích nhiều nhất, kỷ lục này trước đây do Kylie Jenner nắm giữ.

14. 89,5% ảnh trên Instagram được đăng bình thường mà không có bộ lọc (filter) nào (ít nhất là từ Instagram) được thêm vào. (Đây là một trong những sự thật Instagram đáng ngạc nhiên nhất trong danh sách này!)

15. Đối với ảnh có bộ lọc Instagram, Clarendon là bộ lọc phổ biến nhất, tiếp theo là Juno, Ludwig, Lark và sau đó là Gingham.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips