Skip to main content

Thẻ: từ chức

Great Resignation là gì? Làn sóng “Từ chức vĩ đại” trên toàn cầu

Trong thời gian gần đây, do nhữnh ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch, mọi người đang phải chứng kiến làn sóng Great Resignation lớn ở Mỹ và trên toàn thế giới. Vậy Great Resignation là gì và nó tác động ra sao đến doanh nghiệp?

Great Resignation là gì
Great Resignation: Ai đang thúc đẩy làn sóng “từ chức vĩ đại” trên toàn cầu. Source: Nick Dolding/Getty Images

Theo Cục Thống kê Lao động của Mỹ, 4 triệu người Mỹ đã nghỉ việc vào tháng 7 năm 2021. Số lượng đơn xin nghỉ việc đạt đỉnh điểm vào tháng 4 và vẫn đang ở mức rất cao trong vài tháng qua, với con số kỷ lục 10,9 triệu việc làm đang bỏ ngỏ vào cuối tháng 7.

Bài toán đặt ra là, làm thế nào để các nhà tuyển dụng có thể giữ chân nhân viên khi đối mặt với làn sóng từ chức (Great Resignation) này?

Great Resignation là gì?

Great Resignation là khái niệm mô tả một làn sóng nghỉ việc hay từ chức hàng loạt diễn ra tại nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu, đặc biệt là các doanh nghiệp tại Mỹ.

Để tìm hiểu chính xác ai đã góp phần thúc đẩy sự thay đổi này, các nhà nghiên cứu đến từ Visier đã tiến hành phân tích chuyên sâu hơn 9 triệu hồ sơ nhân viên từ hơn 4.000 công ty.

Tập dữ liệu toàn cầu này bao gồm các nhân viên đến từ nhiều ngành nghề, chức năng và mức độ kinh nghiệm khác nhau. Dưới đây là một số xu hướng chính.

1. Tỷ lệ từ chức cao nhất thuộc về nhóm các nhân viên đang ở giữa trong cấp độ phát triển sự nghiệp (mid-career).

Nhân viên từ 30 đến 45 tuổi có tỷ lệ từ chức tăng mạnh nhất, với mức tăng trung bình hơn 20% từ năm 2020 đến năm 2021.

Trong khi mức luân chuyển thường cao nhất ở những nhân viên trẻ tuổi, nghiên cứu cho thấy rằng trong năm ngoái, số người từ chức thực sự giảm đối với những lao động trong độ tuổi từ 20 đến 25 (có thể là do họ đang lo lắng về sự bất ổn về mặt tài chính của họ).

Điều thú vị nữa là tỷ lệ thôi việc cũng giảm đối với những người trong độ tuổi từ 60-70, trong khi nhân viên ở độ tuổi 25 đến 30 và 45+ có tỷ lệ thôi việc cao hơn một chút so với năm 2020.

Có một vài yếu tố có thể giúp giải thích tại sao làn sóng từ chức chủ yếu được thúc đẩy bởi những nhân viên cấp trung này.

Đầu tiên, có thể việc chuyển sang làm việc từ xa đã khiến các nhà tuyển dụng cảm thấy rằng việc tuyển những người có ít kinh nghiệm hơn sẽ gặp nhiều rủi ro hơn bình thường, vì nhân viên mới sẽ không được đào tạo và hướng dẫn trực tiếp.

Điều này vô tình làm cho nhu cầu với các nhân viên cấp trung tăng lên, do đó họ giờ đây có nhiều quyền lực hơn trong việc lựa chọn các công việc tốt hơn.

Tiếp đến, nhiều nhân viên cấp trung đang muốn chuyển đổi khỏi vai trò của họ dưới sự bất ổn do đại dịch gây ra, những gì mà chúng ta đang thấy trong vài tháng qua chỉ là kết quả của hơn một năm bị dồn nén trước đó.

Cuối cùng, với những khó khăn và áp lực trong đại dịch, nhiều người cũng đang phải suy nghĩ lại về mục tiêu công việc và cuộc sống của họ trong tương lai.

2. Nhóm ngành công nghệ và chăm sóc sức khỏe đóng góp nhiều nhất vào làn sóng Great Resignation.

Trong khi số người từ chức thực sự giảm nhẹ trong các ngành như sản xuất và tài chính, số nhân viên làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe bỏ việc nhiều hơn 3,6% so với năm trước, và trong lĩnh vực công nghệ, con số này là 4,5%.

Nhìn chung, nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ từ chức cao hơn ở những nhân viên đang làm việc trong các lĩnh vực có nhu cầu tăng cao do đại dịch, có khả năng khối lượng công việc gia tăng và tình trạng kiệt sức đã khiến họ đi đến quyết định cuối cùng là thôi việc.

Nhà tuyển dụng phải áp dụng phương pháp tiếp cận theo hướng dữ liệu (data-driven) để cải thiện tỷ lệ giữ chân nhân viên và hạn chế Great Resignation.

Việc áp dụng phương pháp tiếp cận theo hướng dữ liệu nhằm mục tiêu xác định không chỉ là có bao nhiêu người sẽ bỏ việc mà còn xác định chính xác ai là người có rủi ro cao nhất, tại sao mọi người rời đi và doanh nghiệp có thể làm gì để ngăn chặn điều đó.

Về cơ bản, có 3 bước chính để giúp bất kỳ nhà tuyển dụng nào tận dụng dữ liệu một cách hiệu quả hơn để cải thiện khả năng giữ chân nhân viên của họ.

1. Định lượng vấn đề.

Trước khi bạn có thể xác định nguyên nhân cơ bản của sự thay đổi tại tổ chức của mình, điều quan trọng là phải xác định cả phạm vi của vấn đề lẫn sức tác động của nó.

Bạn có thể  tính toán tỷ lệ giữ chân nhân viên của bạn bằng công thức sau:

Tỷ lệ luân chuyển = Số lượng nhân viên nghỉ mỗi năm ÷ Tổng số nhân viên trung bình.

Tiếp theo, bạn cần xác định tác động của việc từ chức đối với các chỉ số kinh doanh chính.

Khi một nhân viên rời khỏi một tổ chức, các đội nhóm còn lại thường thấy mình thiếu đi nguồn lực quan trọng và bộ kỹ năng cần thiết, điều này làm tác động tiêu cực đến mọi thứ, từ chất lượng công việc, thời gian hoàn thành đến doanh thu cuối cùng của doanh nghiệp.

Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải theo dõi được mức luân chuyển tăng lên sẽ tương quan như thế nào với những thay đổi trong các chỉ số liên quan khác để từ đó có được bức tranh đầy đủ hơn về chi phí của việc từ chức.

Việc định lượng vấn đề vừa giúp các nhà lãnh đạo chủ động trong việc giải quyết nó vừa có thể đưa ra các quyết định sáng suốt hơn về các biện pháp giữ chân hiệu quả nhất.

2. Xác định các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

Khi bạn đã xác định được phạm vi của vấn đề, đây là lúc bạn cần tiến hành phân tích dữ liệu chi tiết để xác định điều gì thực sự khiến nhân viên của bạn rời đi. Hãy tự hỏi bản thân xem yếu tố nào đang làm cho tỷ lệ từ chức ngày càng cao hơn?

Bạn cần khám phá các chỉ số như lương thưởng, thời gian giữa các lần thăng chức, mức độ tăng lương, nhiệm kỳ làm việc, hiệu suất hay các cơ hội đào tạo khác, những thứ có thể giúp xác định các xu hướng và điểm mù trong tổ chức của bạn.

Bạn cũng có thể phân khúc nhân viên theo các danh mục như vị trí, chức năng và các chỉ số nhân khẩu học khác để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm làm việc và tỷ lệ giữ chân khác nhau giữa các nhóm nhân viên.

Những phân tích này có thể giúp bạn không chỉ xác định những nhân viên nào có nguy cơ nghỉ việc cao nhất mà còn cả những nhân viên nào trong số những nhân viên này có thể được giữ lại bằng các biện pháp can thiệp khác.

3. Phát triển các chương trình giữ chân nhân viên.

Bây giờ, khi bạn đã xác định được nguyên nhân gốc rễ của sự luân chuyển nhân sự tại tổ chức của mình, bạn có thể bắt đầu xây dựng các chương trình tùy chỉnh cao (cá nhân hoá) nhằm khắc phục các vấn đề cụ thể.

Ví dụ: nếu bạn phát hiện ra rằng những người lãnh đạo cấp trung đang rời bỏ tổ chức của bạn với tỷ lệ cao hơn những người khác, thì việc phát triển một chương trình dành riêng chọ họ là điều cần thiết nhất.

Nếu bạn thấy rằng thời gian giữa các lần thăng chức tương quan chặt chẽ với tỷ lệ từ chức cao, có thể đã đến lúc bạn nên suy nghĩ lại về các chính sách thăng tiến của mình.

Điều quan trọng là thông qua quá trình này, bạn sẽ dần phát hiện ra rằng việc thiếu đi những dữ liệu hiệu quả đang là nguyên nhân làm cản trở khả năng của bạn trong việc đưa ra các loại quyết định sáng suốt hơn dựa trên dữ liệu.

Việc áp dụng chiến lược duy trì theo hướng dữ liệu thực sự không hề dễ dàng, nhưng bạn cần nỗ lực để làm đúng, đặc biệt là trong thị trường hiện tại.

Khi đã xác định được các vấn đề gốc rễ, bạn sẽ có nhiều cách hơn để thu hút những nhân tài hàng đầu, giảm chi phí luân chuyển và cuối cùng là xây dựng một lực lượng lao động gắn bó và hiệu quả hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Tại sao những ông chủ thông minh không bao giờ “níu kéo” khi nhân viên nghỉ việc

Đâu là thời điểm tốt nhất để khiến nhân viên muốn ở lại? Rất lâu trước khi họ nghĩ đến việc tìm kiếm một công việc khác.

Getty Images

Một nhân viên giỏi – một người có thành tích trên mức trung bình, nhưng không phải là một siêu sao – đã thông báo với tôi là cậu ấy muốn nghỉ việc. Tôi đã đề cập điều này với sếp của mình vào cuối ngày hôm đó.

Anh ấy hỏi tôi: “Có phải là vì vấn đề thu nhập không?”

Tôi nói: “Tôi chắc chắn rằng tiền hay thu nhập là một yếu tố, tuy nhiên cậu ấy nói với tôi là cậu ấy muốn tìm một công việc gần nhà hơn. Và cậu ấy cũng sẽ không phải làm việc nhiều vào cuối tuần như ở công ty chúng ta nữa.”

Sếp tôi hỏi tôi, “Vậy cậu có giải pháp gì không?”. Tôi nói: “Chúng ta thử đề nghị tăng cho cậu ấy 10% lương và xem liệu cậu ấy có ở lại không.”

Tôi hỏi tiếp: “Anh có tăng lương cho cậu ấy sáu tháng trước không?”

Sếp tôi lắc đầu và nói là không.

Và kết quả là…cậu ấy chỉ làm đúng một năm.

Giữ chân nhân viên là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp. Việc để mất đi những nhân viên tài năng có thể khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn – và do đó không ít những ông chủ sẽ phản đối hoặc níu kéo họ ở lại ở những phút cuối cùng.

Tuy nhiên…bạn không nên làm như vậy. Hay đừng chờ đến khi nhân viên nghỉ việc mới có những hành động mà đáng lẽ ra bạn nên làm trước đó.

Nhân viên không còn trung thành và hiệu quả.

Mặc dù ý định níu kéo của bạn có thể là tốt, nhưng bạn thực sự có thể khiến nhân viên của mình trở nên bất đồng hơn.

Theo một cuộc khảo sát hơn 100 giám đốc nhân sự liên quan đến những nhân viên chấp nhận sự níu kéo và đồng ý ở lại với doanh nghiệp:

  • Khoảng 60 đến 80% các nhà lãnh đạo cấp cao nói rằng trải nghiệm của nhân viên tại doanh nghiệp trở nên kém hơn, họ mất đi lòng tin với doanh nghiệp và danh tiếng của doanh nghiệp cũng bị tổn hại không kém.
  • Gần 80% trong số họ thiếu sự tin tưởng vào các lãnh đạo cấp cao trong công ty.
  • Mặc dù họ ở lại, gần 2/3 trong số họ được coi là ít trung thành hơn.

Nói tóm lại, với tư cách là chủ doanh nghiệp bạn đừng nên để xảy ra việc những nhân viên tài năng muốn nghỉ việc. Và nếu trong trường hợp họ không còn muốn ở lại, thay vì níu kéo, hãy để họ ra đi.

Doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều bất lợi.

Theo cùng một cuộc khảo sát, rất ít nhân viên đồng ý ở lại vì được níu kéo. Một người trả lời trong nghiên cứu cho biết, “Theo kinh nghiệm của tôi, những người đồng ý ở lại sau níu kéo thường sẽ không làm việc hết mình sau đó.”

Và nếu họ đồng ý ở lại thì cũng thường chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hạn – “ai đó đã muốn rời đi thì cuối cùng cũng sẽ ra đi.”

Một người khác nói thêm, “Theo quan sát của tôi, những người đồng ý ở lại cũng sẽ sớm ra đi, cho dù đó là một năm hay hai năm.”

Bên cạnh đó, theo một số cuộc khảo sát gần đây cho thấy hơn một nửa số người được hỏi bỏ việc vì sếp của họ và thêm 1/3 trong số họ đang cân nhắc nghỉ việc vì sếp của họ.

Những người bỏ việc thực sự không phải bỏ công việc của họ mà là bỏ người quản lý của họ. Việc trả thêm lương hay những phúc lợi khác sẽ không thể níu kéo họ và về lâu dài, một mối quan hệ kém chuyên nghiệp sẽ được hình thành.

Là nhà lãnh đạo, bạn cần giải quyết những vấn đề đó trước khi nhân viên của bạn bắt đầu có ý định tìm kiếm một công việc khác.

Cũng như nhân viên của bạn, họ sẽ không quan tâm đến doanh nghiệp của bạn cho đến khi doanh nghiệp của bạn quan tâm đến họ, nếu bạn muốn có những nhân viên trung thành – trước tiên bạn phải trung thành với họ.

Hãy là một người sếp tuyệt vời.

Hãy tích cực, khuyến khích, làm việc chăm chỉ và không ngừng tìm cách cải thiện kỹ năng và sự nghiệp của nhân viên.

Không ngừng tìm kiếm các cơ hội để cho phép nhân viên mở rộng kỹ năng và tiếp tục tỏa sáng trong doanh nghiệp.

Hỏi về mục tiêu cả ngắn hạn và dài hạn của họ và tạo cơ hội giúp họ đạt được mục tiêu đó.

Nếu bạn đã làm như vậy, và nhân viên vẫn muốn rời đi? Thay vì níu kéo hãy chúc họ may mắn. Mặc dù bạn có thể thất vọng, nhưng ít nhất bạn biết rằng bạn đã làm tất cả những gì bạn có thể.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen