Skip to main content

Thẻ: video content

Cách xây dựng một nội dung video có ý nghĩa và đầy giá trị

Cứ mỗi phút trong ngày, người dùng YouTube đã tải lên 72 giờ nội dung video mới, chưa kể các video tải lên Facebook, Vimeo, Daily Motion hay Wistia.

Cách xây dựng một nội dung video có ý nghĩa và đầy giá trị
Cách xây dựng một nội dung video có ý nghĩa và đầy giá trị

Với tất cả những tiềm năng đó, việc làm cho video của bạn trở nên nổi bật, tăng mức độ tương tác và tìm cách tăng giá trị là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng.

Một số số liệu thống kê thú vị dưới đây từ Hootsuite mà bạn nên biết đằng sau những nội dung video (Video Content) có giá trị:

  • Video tạo ra số lượng khách truy cập hàng tháng (traffic) vào một website gấp 3 lần so với nội dung khác.
  • Khách truy cập dành nhiều thời gian hơn 88% trên một website có video.
  • Lưu lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) từ các công cụ tìm kiếm tăng 157% với nội dung video.
  • Người tiêu dùng có khả năng tìm kiếm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ cao hơn 46% sau khi xem các video trực tuyến của các thương hiệu.
  • Người tiêu dùng có khả năng mua hàng cao hơn 85% sau khi xem video về sản phẩm.
  • Người tiêu dùng tin tưởng hơn 57% vào việc mua hàng trực tuyến với video.

Video trực tuyến mang đến những cơ hội lớn để bạn thêm giá trị cho thương hiệu của mình, cho dù mục tiêu chung của bạn là tăng chuyển đổi (conversion), cải thiện niềm tin với thương hiệu (brand beliefs) hay chỉ đơn giản là để thể hiện sự quan tâm của bạn.

Với sự ra đời và phát triển bùng nổ của các nền tảng phát trực tuyến và mạng xã hội, rõ ràng là bất kể ngân sách hay khả năng của bạn nhỏ hay lớn, bạn đều có thể xây dựng nội dung video có giá trị và ý nghĩa.

Quy trình 05 bước để xây dựng nội dung video.

  • Lắng nghe và thấu hiểu đối tượng mục tiêu của bạn.
  • Gắn kết với mục tiêu thương hiệu của bạn.
  • Tạo nội dung và lan toả sự ảnh hưởng.
  • Chia sẻ. Chia sẻ và tiếp tục chia sẻ!
  • Đo lường. Phân tích và thấu hiểu.

1. Lắng nghe và thấu hiểu đối tượng mục tiêu của bạn.

Điều đầu tiên, trước khi suy nghĩ về ý tưởng hay xây dựng nội dung video, bạn cần tìm hiểu đối tượng mục tiêu của bạn muốn xem gì?

Nỗ lực để thấu hiểu đối tượng mục tiêu của bạn muốn gì có thể bổ sung thêm một lượng lớn giá trị cho video của bạn.

Trước khi lên ý tưởng nội dung cho video, hãy dành thời gian tìm hiểu đối tượng mục tiêu của bạn, xem họ muốn biết gì về thương hiệu của bạn và những gì họ đang nói trong ngành đó.

Dưới đây là một vài ý tưởng về nơi bạn có thể bắt đầu với việc lắng nghe:

  • Các cuộc trò chuyện, câu hỏi và câu trả lời trên mạng xã hội.
  • Các bản khảo sát đã được gửi đến người dùng, người đăng ký hoặc người theo dõi của bạn trên trang.
  • Câu hỏi thường gặp từ hộp thư hỗ trợ của bạn.
  • Tìm kiếm thẻ hashtag trên các nền tảng như Facebook, Instagram hay LinkedIn về những điều gì đó có ý nghĩa hay liên quan đến thương hiệu của bạn.

2. Gắn kết với mục tiêu thương hiệu của bạn.

Khi bạn đã xác định được chủ đề cho nội dung video mà bạn cho rằng đối tượng mục tiêu của mình sẽ thích thú, điều tiếp theo là về bạn và thương hiệu của bạn.

Ý tưởng video của bạn có phù hợp với mục tiêu của thương hiệu không?

Sau khi bạn dành thời gian để thấu hiểu đối tượng của mình, bạn hãy hướng tới mục tiêu của thương hiệu của bạn và xem những mục tiêu này phù hợp với nhu cầu của đối tượng mục tiêu như thế nào.

Mục tiêu của thương hiệu là gì? Đối tượng mục tiêu đang quan tâm đến điều gì? Và làm thế nào điều này có thể được thực hiện trong thời gian thực?

Hãy tham khảo sơ đồ dưới đây:

3. Tạo nội dung và lan toả sự ảnh hưởng.

Khi bạn đã tìm ra điều mà đối tượng mục tiêu của mình muốn và điều đó phù hợp với mục tiêu của thương hiệu như thế nào, bạn có thể tiếp tục xây dựng nội dung video.

Để làm cho video của bạn thú vị hơn và ‘có thể được chia sẻ nhiều’, có một số lời khuyên thực sự hấp dẫn về yếu tố tâm lý và cảm xúc đằng sau những nội dung video.

Dưới đây là những phản ứng tâm lý (cảm xúc) mà video của bạn có thể hướng tới.

  • Hạnh phúc.
  • Sự phấn khởi.
  • Kinh ngạc.
  • Cảm hứng.
  • Vui nhộn.
  • Sự ấm áp.
  • Tự hào.
  • Hoài niệm.
  • Sự ngạc nhiên.
  • Hiểu biết.
  • Shock.
  • Sự hoang mang.
  • Khơi gợi.
  • Nỗi sợ hãi.
  • Sự phẫn nộ.

Trong số này, những cảm xúc tích cực là những cảm xúc có hiệu quả nhất trong việc thúc đẩy lượt chia sẻ trên các mạng xã hội.

Những cảm xúc như hạnh phúc, phấn khởi và ngạc nhiên là những dấu hiệu tuyệt vời cho thấy một video thành công trên mạng xã hội.

4. Chia sẻ. Chia sẻ và tiếp tục chia sẻ!

Sau khi bạn đã tạo ra được những video tuyệt vời và hấp dẫn của mình, bạn sẽ bắt đầu quá trình thiết lập, hoàn thiện, tải lên và chia sẻ video đó.

Để có được kết quả hiệu quả nhất, hãy tiếp cận việc chia sẻ video của bạn theo cách tương tự như bất kỳ kiểu nội dung nào khác, bạn cần lan truyền nó trên mạng xã hội của bạn trong một khoảng thời gian dài.

Bạn có thể chia sẻ video của mình và liên tục gia tăng giá trị trong nhiều ngày!

Hãy suy nghĩ về tần suất bạn nên đăng video lên các nền tảng khác nhau, theo nghiên cứu, với mỗi nền tảng bạn không nên đăng ít hơn 10 bài đăng trên mỗi tháng.

5. Đo lường. Phân tích và thấu hiểu.

Một trong những phần khó chịu và khó hiểu nhất khi xây dựng nội dung video là biết thành công của nó là gì và cách đo lường ROI ra sao.

Sau khi bạn đã dành hàng giờ đồng hồ để xây dựng những video phù hợp với đối tượng mục tiêu đồng thời phù hợp với mục tiêu thương hiệu của bạn, làm cách nào để bạn có thể biết được nội dung đó có hiệu quả hay không?

Bạn có thể đã biết mình cần đặt một số KPI chính, nhưng số liệu nào là quan trọng?

Có rất nhiều KPIs khác nhau bạn có thể sử dụng tuy nhiên bạn có thể tập trung vào 3 phạm vi chính dưới đây:

  • Đối tượng: Hãy kiểm tra số lượng lượt xem và phần trăm xem video từ các đối tượng mục tiêu chính của bạn (target audience).
  • Cách phản ứng của đối tượng: Hãy kiểm tra xem số lượng người đăng ký mới (subscribers) từ kênh của bạn, phần trăm người đăng ký trên tổng số lượng người xem video, số lượng click vào các đường dẫn (link) để đến website của bạn….
  • Sự tham gia: Đối tượng mục tiêu của bạn có chia sẻ video của bạn không? Tỉ lệ đó như thế nào? Phần trăm giữa số lượng lượt chia sẻ và tổng số lượt xem video ra sao?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips