Skip to main content

Trong vòng 10s sau khi vào website của thương hiệu người dùng muốn thấy gì

9 Tháng Mười Hai, 2021

Nếu bạn đang tìm cách xây dựng sự hiệu quả cho website của mình bằng cách cung cấp cho khách hàng những gì họ cần khi truy cập, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Trong vòng 10s sau khi truy cập website của thương hiệu người dùng muốn thấy gì

Để có thể cung cấp nhanh cho khách hàng những gì họ cần khi truy cập vào website (Traffic), thương hiệu cần trả lời các câu hỏi sau (được tham khảo từ Red Website Design).

  • Bạn đang bán cái gì?
  • Tại sao người truy cập nên quan tâm?
  • Chi phí khách hàng cần bỏ ra là như thế nào?
  • Điều gì phân biệt thương hiệu của bạn với những đối thủ hay thương hiệu khác?
  • Website của bạn có dễ dàng điều hướng (thao tác) hay không?
  • Có bất kì ai khác đang sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn chưa?
  • Bằng cách nào khách hàng có thể tin tưởng vào thương hiệu?
  • Khách hàng có dễ dàng tìm thấy cách để liên hệ với thương hiệu không?

Bạn đang bán cái gì?

Ở những giây đầu tiên sau khi truy cập, khách hàng muốn biết thực chất bạn đang bán cái gì, sản phẩm hay dịch vụ gì. Đừng để khách hàng hiểu nhầm về những gì bạn đang cung cấp.

Advertisement

Tại sao người truy cập nên quan tâm?

Sau khi hiểu cơ bản về bạn, người dùng bắt đầu đặt ngược lại câu hỏi tại sao họ phải cần quan tâm đến những gì thương hiệu cung cấp. Sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu có thể giúp cải thiện cuộc sống của họ như thế nào.

Nó có thể làm giảm đi các “nỗi đau” mà khách hàng đang phải đối mặt hay không hay những lợi ích mà khách hàng có được sau khi sử dụng chúng là gì.

Chi phí khách hàng cần bỏ ra là như thế nào?

Để có thể có được những lợi ích mà sản phẩm hay dịch vụ đó mang lại, khách hàng phải chi trả bao nhiêu, nó có xứng đáng không.

Trong khi bạn không nhất thiết phải thể hiện giá ở trang chủ, tuy nhiên cần hiển thị cách để khách hàng có thể xem nó bất cứ lúc nào chỉ sau 1-2 lần nhấp chuột.

Advertisement

Một trong những mẹo nhỏ để “chi phí khách hàng bỏ ra sẽ thấp hơn” đó là nên hiển thị giá sau khi khách hàng đã trải nghiệm đủ những thông tin về lợi ích sau sử dụng.

Khách hàng thường kỳ vọng nhận được nhiều hơn so với những gì họ bỏ ra do đó các thương hiệu tốt nhất nên tìm cách “hạn chế kỳ vọng” của khách hàng và sau đó cung cấp vượt trội hơn so với những gì mà họ đã kỳ vọng.

Điều gì phân biệt thương hiệu của bạn với những đối thủ hay thương hiệu khác?

Sau đại dịch, ngày càng có nhiều người dùng quan tâm đến “những yếu tố hậu trường” đằng sau các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đang mua và sử dụng.

Họ muốn biết nhiều hơn về các câu chuyện của thương hiệu, lịch sử, giá trị, các mối quan hệ hay trách nhiệm với cộng đồng (social proof) của thương hiệu.

Advertisement

Cách tốt nhất để phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh khác đó là xây dựng những nhận diện hay bản sắc thương hiệu khác biệt, trong khi điều cần thiết là bạn cần phải giới thiệu về doanh nghiệp, bạn chỉ nên giới thiệu những khiến bạn trở nên đặc biệt nhất.

Website của bạn có dễ dàng điều hướng (thao tác) hay không?

Trong khi hầu hết (khoảng 80%) người dùng truy cập website của thương hiệu là từ thiết bị di động, việc tối ưu một giao diện đơn giản để khách hàng thể lướt, chọn xem thêm hay mua hàng chỉ trong vài lần nhấp chuột là những yếu tố cơ bản nhất thương hiệu cần đáp ứng.

Có bất kì ai khác đang sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn chưa?

Social Proof là thuật ngữ mà tất cả các marketer đều nên cần áp dụng cho website của họ, đặc biệt là các website có tính năng (trực tiếp hoặc gián tiếp) bán hàng.

Về mặt tâm lý, rất ít khách hàng muốn họ là người đầu tiên sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu vì họ cho rằng điều này không an toàn.

Advertisement

Trước khi ra quyết định mua hàng, họ cần biết sản phẩm đó đã được nhiều người (người càng tương tự như họ thì sức ảnh hưởng về mặt cảm xúc càng lớn) sử dụng hay chưa, nó có đáng tin không, an toàn không.

Bằng cách nào khách hàng có thể tin tưởng vào thương hiệu?

Hiển thị đầy đủ các thông tin về sản phẩm hay cả những “người đã sử dụng” sản phẩm có thể vẫn chưa đủ mạnh để khiến khách hàng tin tưởng về một thương hiệu.

Hãy giả sử khách hàng đang truy cập một website mà họ chưa từng nghe nhắc đến hoặc thấy trước đây thì họ có đủ tin tưởng và tiếp tục các hành động mua hàng hay khộng?

Người làm marketing hoăc doanh nghiệp có thể làm giảm bớt sự nghi ngờ của khách hàng bằng các cách như chạy các chiến dịch thương hiệu trước đó, trên website hiển thị nhiều các chứng nhận, thông tin liên kết từ các bên thứ ba, các mối quan hệ đối tác với các thương hiệu khác (với các tên tuổi lớn…) và một số cách làm khác.

Advertisement

Khách hàng có dễ dàng tìm thấy cách để liên hệ với thương hiệu không?

Sau khi trải nghiệm hầu hết các thông tin cần thiết, trong trường hợp khách hàng cần liên hệ với thương hiệu thì trong khoảng tối đa 2 hành động, khách hàng có thể liên hệ được với thương hiệu không.

Đừng quên ngoài cách liên hệ “truyền thống” là qua email hay số điện thoại, khách hàng cũng có thể muốn liên hệ với thương hiệu bằng những cách nhanh hơn và tiện hơn như trò chuyện trực tiếp từ website (qua các ứng dụng chát) hay thông qua các tính năng trò chuyện trực tiếp của Facebook Messenger và Zalo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement