Skip to main content

Top 20 kỹ năng chiến lược Marketing quan trọng nhất

10 Tháng Mười Hai, 2021

Nếu bạn đang làm Marketing hay thương hiệu và giữ các vai trò quản lý trong tổ chức, các kỹ năng mang tính chiến lược này sẽ còn trở nên quan trọng hơn.

kỹ năng chiến lược marketing
Top 20 kỹ năng chiến lược marketing quan trọng nhất

20 kỹ năng chiến lược marketing này được chia thành 5 nhóm chiến lược theo thứ tự như bên dưới:

1. Nhóm kỹ năng tư duy chiến lược marketing.

  • Trước khi có bất cứ hành động hay quyết định nào, marketer cần xem xét và đánh giá một cách toàn diện nhất về các điểm mạnh cốt lõi của thương hiệu, về người tiêu dùng, về đối thủ, về thị trường và cả về các bối cảnh kinh doanh hiện tại.
  • Suy nghĩ một cách cẩn thận về những thách thức của thương hiệu trên thị trường, đặt những câu hỏi ngược, những câu hỏi mang tính gián đoạn (những câu hỏi có thể phá vỡ mọi kết cấu kinh doanh hay chiến lược hiện có), trước khi tìm kiếm bất cứ giải pháp gì.
  • Đưa ra những quyết định thông minh dựa trên việc thấu hiểu về tầm nhìn, mục tiêu, cơ hội, sự ảnh hưởng từ phía thị trường và những kết quả về hiệu suất.
  • Đảm bảo truyền tải chiến lược một cách rõ ràng và nhất quán trên toàn bộ tổ chức để tất cả các thành viên đều có thể hiểu và thực thi hướng tới chiến lược.

2. Nhóm kỹ năng định vị thương hiệu.

  • Xác định tệp khách hàng mục tiêu, khách hàng lý tưởng, các nhu cầu của họ, đảm bảo thấu hiểu những sự thật chưa được hé lộ từ họ (customer insight) và cả những “kẻ thù” lớn nhất của họ.
  • Coi khách hàng là trọng tâm (customer centric), để từ đó tất cả những tính năng của thương hiệu đều có thể gắn kết với lợi ích (cả cảm xúc lẫn chức năng) của khách hàng.
  • Tìm kiếm những khoảng không định vị thương hiệu có thể chiến thắng trên thị trường, những định vị có thể sở hữu được, riêng biệt, phù hợp với khách hàng và sau đó truyền tải nó với một tuyên ngôn định vị cụ thể.
  • Xây dựng các ý tưởng thương hiệu, tức thương hiệu sẽ xuất hiện như thế nào tới các điểm tiếp xúc (touchpoints) với khách hàng.

3. Nhóm kỹ năng lập kế hoạch thương hiệu hay xây dựng kế hoạch truyền thông Marketing.

  • Chuyển đổi tất cả những tư duy chiến lược thành các tuyên ngôn chiến lược và vấn đề chính (key issues), đây chính là nền tảng của một bản kế hoạch thương hiệu.
  • Xây dựng chi tiết tất cả các thành phần của kế hoạch thương hiệu bao gồm: tầm nhìn, mục đích, giá trị, mục tiêu, vấn đề, chiến lược, chiến thuật.
  • Truyền tải một cách rõ ràng bản kế hoạch tới các bộ phận liên quan, như ban lãnh đạo, bộ phận bán hàng, agency, và các đối tác khác nếu có.
  • Phát triển kế hoạch thực thi (online, offline..) để hoàn thành chiến lược thương hiệu.

4. Nhóm kỹ năng thực thi marketing.

  • Kỹ năng lãnh đạo và điều hành tất cả các dự án hay hoạt động marketing như truyền thông thương hiệu, phát triển sự đổi mới, các chiến dịch quảng cáo hiệu suất, các trải nghiệm mua sắm của khách hàng, và nhiều thứ khác.
  • Xây dựng những bản tóm tắt sáng tạo và tập trung vào chiến lược (briefs), những thứ có thể khơi dậy niềm cảm hứng từ các thành viên hay đối tác có liên quan.
  • Lựa chọn và hợp tác với agency hay chuyên gia nếu có.
  • Trong quá trình thực thi, cần liên kết tất cả những yếu tố chiến lược của thương hiệu với người tiêu dùng. Hãy lưu ý đến tính nhất quán khi xây dựng thương hiệu.

5. Nhóm kỹ năng phân tích hiệu suất.

  • Người làm marketing cần thấu hiểu tất cả các nguồn kiến thức và dữ liệu của thương hiệu như: thị phần, phễu bán hàng (phễu thương hiệu), quá trình tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ, tình hình tài chính (lãi lỗ), những kỳ vọng, sở thích (VOC) của khách hàng.
  • Đào sâu vào phân tích dữ liệu, đưa ra những sự so sánh về mức độ hiệu quả, phát triển customer insight, từ đó xây dựng nên những câu chuyện có thể giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.
  • Đánh giá toàn bộ tình hình kinh doanh của thương hiệu, rút ra những vấn đề cần xử lý.
  • Viết báo cáo phân tích hiệu suất để hiểu ý nghĩa của chiến lược từ các thông tin về hiệu suất bán hàng và hiệu suất trong thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement