Lượng xem video trên các nền tảng mạng xã hội đang “chạy đua” với TV truyền thống
Theo dữ liệu từ Hiệp hội công nghệ người tiêu dùng (CTA) Mỹ, người dùng Mỹ đang tiêu thụ lượng video trên các nền tảng mạng xã hội nhiều không kém so với TV truyền thống.
Theo báo cáo của Variety, được nghiên cứu dựa trên phản hồi từ hơn 2.000 người dùng khác nhau, nội dung do người dùng tạo ra (user-generated content) trên các nền tảng mạng xã hội hiện chiếm khoảng 39% số giờ được tiêu thụ tại Mỹ, so với mức 61% đối với các phương tiện truyền thống (traditional media).
Như bạn có thể thấy qua thống kê ở trên, mức tiêu thụ TV truyền thống chiếm 18% tổng thời gian tiêu thụ của người tiêu dùng trên các phương tiện truyền thông, so với mức 16% đối với những nội dung trực tuyến do người dùng tạo ra.
Và về cơ bản, những người dùng trẻ tuổi vẫn tỏ ra thích thú hơn với các nền tảng phát video trực tuyến hơn là TV truyền thống.
Theo giải thích từ Variety:
“Những tầng lớp thanh thiếu niên (Teens) từ 13-17 tuổi dành khoảng 56% thời gian cho các nội dung do người dùng tạo ra so với mức chỉ 22% ở những người tiêu dùng lớn tuổi hơn, từ 55 tuổi trở lên.“
Mặc dù dữ liệu cho thấy rằng mức độ tiêu thụ nội dung trên các nền tảng video do người dùng tạo ra đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Điều quan trọng các thương hiệu cần lưu ý đó là các kênh truyền hình truyền thống và lượng xem video trên các nền tảng phải đăng ký trả phí (subscription-based video) hiện tại vẫn dang chiếm thị phần lớn nhất về thời lượng tiêu thụ.
Tuy nhiên bên cạnh việc giới trẻ tỏ ra hào hứng hơn với các nền tảng video do người dùng cá nhân tạo ra, việc kiểm soát và chọn lọc nội dung vẫn là một vấn đề lớn.
Người dùng trẻ tuổi có xu hướng lựa chọn xem từ những người sáng tạo mà họ tìm thấy và đăng ký theo dõi, đây là xu hướng chính mà các thương hiệu cần lưu ý.
Nghiên cứu của CTA cũng cho thấy khoảng 20 triệu nhà sáng tạo ở Mỹ đang kiếm tiền từ nội dung trực tuyến của họ với thu nhập trung bình là 768 USD mỗi tháng.
“Trong số doanh thu mà nhà sáng tạo kiếm được, 28% là từ đóng góp của người hâm mộ (Fans); 27% là từ đăng ký nội dung (từ nền tảng); và một số nguồn khác.”
Trong khi bản thân các nền tảng luôn nỗ lực để mang về nhiều nguồn thu nhập hơn cho các nhà sáng tạo trên nền tảng để giữ chân họ, lượng sản phẩm được bán và nội dung được trả phí vẫn là những công cụ kiếm tiền nhiều nhất.
Lời khuyên cho các thương hiệu hay những người làm marketing là, nếu muốn tối đa hóa mức độ hiệu quả của các thông điệp thương hiệu của mình vào năm 2022, họ nên tìm cách đa dạng hóa và tận dụng UGC để tiếp cận và kết nối sâu hơn với đối tượng mục tiêu.
Quảng cáo truyền hình sẽ vẫn có thể đảm bảo mức độ nhận thức về thương hiệu nhiều hơn so với các kênh khác, tuy nhiên tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng mục tiêu, thương hiệu nên lựa chọn hoặc kết hợp các nền tảng khác nhau.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nam Nguyen