Skip to main content

Starbucks bị cho là đang trở thành chuỗi thức ăn nhanh và ngân hàng hơn là quán bán cafe

5 Tháng Chín, 2024

Vào năm 2008, các nhà đầu tư của Starbucks đã gây sức ép với CEO Howard Shultz để cắt giảm chi phí.

Schultz cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm 2010 rằng ông đã nhận được câu hỏi từ phía các nhà đầu tư rằng tại sao không chấm dứt chế độ phúc lợi chăm sóc sức khỏe cho nhân viên bán thời gian của Starbucks? Tuy nhiên, Schultz đã từ chối đề xuất này và đề nghị nhà đầu tư cân nhắc bán cổ phiếu.

Từ đó, Schultz liên tục bị chỉ trích vì mọi thứ, từ cách đối xử của Starbucks với những lao động tham gia công đoàn cho đến loại đồ uống mới là cà phê dầu ô liu.

Nhưng đối với một nhân viên Starbucks tại một quán cà phê ở Bắc Carolina, Mỹ – người đã làm việc 19 năm tại công ty, quyết định của Schultz về chế độ phúc lợi chăm sóc sức khỏe tượng trưng cho Starbucks trước đây.

“Trước đây, đây từng là nơi tuyệt vời để làm việc”, nhân viên này cho biết. “Mọi người sẽ không rời Starbucks trừ khi họ là sinh viên đại học và thăng tiến lên một sự nghiệp cao hơn, hoặc họ đã đến tuổi nghỉ hưu cùng công ty”.

Hiện Starbucks đang ở ngã ba đường. Công ty đã dành nhiều năm đấu tranh với nhân viên tại hàng trăm cửa hàng khi họ cố gắng thành lập công đoàn và đàm phán hợp đồng – mặc dù vào năm nay, Starbucks đã nói rằng họ sẽ ngồi lại để thương lượng với những nhân viên đó.

Công ty cũng đang trong quá trình thay đổi CEO. Starbucks cho biết vào tháng trước rằng CEO của Chipotle Brian Niccol sẽ thay thế Laxman Narasimhan làm CEO kể từ ngày 9/9. Sự thay đổi này diễn ra khi Starbucks phải đối mặt với tình trạng doanh số bán hàng sụt giảm tại Mỹ, thời gian chờ đợi của khách hàng kéo dài và những thách thức trong hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.

Bên cạnh lựa chọn chăm sóc sức khỏe liên tục cho những người làm việc bán thời gian, người nhân viên nhắc tới ở đầu bài viết còn chỉ ra chương trình trợ cấp cổ phiếu của công ty, được gọi là Bean Stock, cũng như quyết định gọi nhân viên cửa hàng là “đối tác”. Starbucks bắt đầu cả hai chương trình này vào năm 1991, trong những năm đầu Schultz giữ chức CEO.

Người nhân viên này bắt đầu làm việc tại Starbucks vào giữa những năm 2000, anh cho biết công ty có tiếng là đối xử tốt với nhân viên khi anh gia nhập. Nhưng những thay đổi trong vài năm qua, chẳng hạn như cắt giảm biên chế tại cửa hàng của anh và lượng đơn đặt hàng qua thiết bị di động ngày càng tăng, đã thay đổi hình ảnh đó.

Anh cho biết, địa điểm Starbucks nơi mình làm việc hiện có hai hoặc ba người trực hầu hết các ca, giảm từ mức năm người cách đây vài năm. Điều đó khiến các đối tác phải căng thẳng hơn, đặc biệt là với một luồng đơn hàng liên tục được đặt qua ứng dụng Starbucks và ít thời gian hơn để phục vụ khách hàng đặt hàng tại cửa hàng.

“Bắt đầu là một công việc tại một quán cà phê hợp thời nhưng rồi giờ đây, Starbucks đã biến thành một đế chế thức ăn nhanh vô hồn”, nhân viên này cho biết.

Anh nói thêm, ám chỉ đến giai đoạn sau khi Schultz từ chức CEO vào năm 2017. “Kể từ khi Howard rời đi, tôi thấy mọi thứ thực sự đi xuống”.

Người phát ngôn của Starbucks thì cho biết công ty tìm kiếm phản hồi từ nhân viên thông qua các cuộc khảo sát và cuộc họp giữa nhân viên và ban lãnh đạo. Nhân viên cửa hàng “có nhiều cơ hội trong suốt cả năm để bày tỏ ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các lĩnh vực cần cải thiện”.

Các nhà phân tích Phố Wall đã ca ngợi CEO mới Niccol là chuyên gia xoay chuyển tình thế mà Starbucks cần, đồng thời trích dẫn mức giá cổ phiếu Chipotle tăng gấp nhiều lần trong nhiệm kỳ của ông.

Nhưng nhân viên Starbucks tại cửa hàng ở Bắc Carolina lại không lạc quan như vậy. Anh nói với BI rằng không tin tưởng Niccol sẽ giải quyết được các vấn đề mà anh thấy ở cửa hàng của mình, bao gồm tình trạng thiếu giờ làm việc kinh niên của nhân viên và sự gia tăng các đơn đặt hàng qua thiết bị di động có xu hướng làm quá tải nhân viên đang làm nhiệm vụ.

Người phát ngôn của Starbucks từ chối bình luận về bất kỳ kế hoạch ban đầu nào mà Niccol có về chế độ đãi ngộ hoặc điều kiện làm việc của nhân viên. Người phát ngôn lưu ý rằng mức lương của nhân viên pha chế dao động “từ 15,25 đến 26 USD một giờ”.

Nhân viên ở Bắc Carolina này cũng chỉ ra một lý do khác khiến anh không mấy hy vọng: Đó là nhà hàng Chipotle gần Starbucks nơi anh làm việc.

“Bất kể thời gian nào trong ngày tôi đến, họ luôn có vẻ bực bội”, anh nói về những nhân viên Chipotle mà anh thấy ở đó. “Và đôi khi có vẻ như họ không có đủ người làm việc”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh tiền tệ

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Volkswagen dự kiến sa thải hàng chục ngàn nhân viên

25 Tháng Mười Hai, 2024
Nhà sản xuất ôtô hàng đầu châu Âu Volkswagen đạt thỏa thuận với công đoàn trong việc cắt giảm hơn…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …