Skip to main content

Các doanh nghiệp ngành bia rượu mất 10.000 tỷ doanh thu năm 2023

19 Tháng Hai, 2024

Từng được coi là yếu tố tăng trưởng, dân số trẻ giờ lại có thể trở thành “tử huyệt” của các nhà sản xuất bia trong tương lai?

Người Việt Nam uống nhiều bia rượu đã là chuyện quá khứ?

Theo Kirin Holdings, trong năm 2020, Việt Nam xếp thứ 9 thế giới về lượng bia tiêu thụ với hơn 4 tỷ lít trong năm 2020, chiếm 2,2% toàn cầu.

Trong khu vực, theo số liệu của Bộ Thông tin và truyền thông, Việt Nam xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người, với mức tiêu thụ rượu bia tính theo lít cồn nguyên chất bình quân đầu người (trên 15 tuổi) mỗi năm tại Việt Nam là 8,3 lít, tương đương 1 người uống 170 lit bia mỗi năm.

Từ năm 2019 trở về trước, trung bình mỗi năm ngành bia tăng trưởng 5%-6%/năm và năm 2019 được coi là năm đỉnh cao của ngành đồ uống nói chung và bia nói riêng. Nếu theo tốc độc tăng đó, đến 2022 ngành bia phải tăng 20% so với năm 2019 nhưng thực tế, năm 2021 ngành bia giảm 10%-15%, năm 2022 giảm khoảng 5%-7% so với năm 2019.

Advertisement

Năm 2023, cũng tiếp tục là một năm sụt giảm. Tiêu thụ bia chưa có dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp tiêu biểu ngành bia đều báo cáo doanh thu giảm, theo báo cáo của CTCP Chứng khoán Bảo Việt.

Theo thống kê, sự sụt giảm liên tục khiến doanh thu cả năm 2023 của các doanh nghiệp ngành bia sụt xuống hơn 45.000 tỷ đồng từ mức hơn 55.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế lao dốc mạnh hơn với tốc độ giảm hơn 23%, còn chưa tới 5.100 tỷ đồng.

Những nguyên nhân khách quan được các doanh nghiệp lớn đưa ra bao gồm: Quy định về việc thổi nồng độ cồn chặt chẽ, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu. Khách du lịch Trung – Nhật cũng là một nguyên nhân thứ yếu. Bên cạnh đó, nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng, GenZ sẽ uống ít bia rượu hơn.

Thổi nồng độ cồn

Từng là thị trường bia tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhưng từ ngày 1/1/2020, quy định xử phạt lái xe có nồng độ cồn chính thức được áp dụng đã tác động mạnh tới doanh số ngành bia Việt Nam.

Advertisement

Với quy định chặt chẽ, áp dụng cho tất cả các đối tượng điều khiển phương tiện giao thông (bao gồm: xe ô tô, xe máy, xe đạp, xe máy kéo, xe chuyên dụng) với khung hình phạt cao nhất lên tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe, đủ sức nặng khiến bất kỳ ai đang có ý định nâng cao ly rượu bia đều phải suy nghĩ lại.

Nhiều quán nhậu hiện đã cung cấp cả dịch vụ lái xe ôm hay taxi giảm giá, thậm chí miễn phí về nhà cho khách nhậu nhằm cải thiện tình hình. Dù vậy, doanh số ngành bia vẫn tuột dốc thê thảm.

Người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu

Theo khảo sát ngẫu nhiên 200 người trên cả nước của IPOS, dưới sự ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, cùng với đó là làn sóng sa thải của nhiều doanh nghiệp, mức chi tiêu của khách hàng trong 6 tháng đầu năm cũng có những sự biến động.

Có tới 32% khách hàng cho rằng họ đã giảm mức chi tiêu, trong đó đối tượng có độ tuổi từ 26 – 31 tuổi có tỉ lệ giảm chi tiêu nhiều nhất với 52.6%.

Advertisement

Nhân tố phụ trợ là khách du lịch thích uống bia chưa phục hồi mạnh

Theo thống kê của Kirin Holding năm 2021, Trung Quốc và Nhật Bản là 2 quốc gia có mức tiêu thụ bia lớn nhất trong khu vực Châu Á lần lượt đạt mức 38 tỷ lít và 4.19 tỷ lít.

Chi tiêu của du khách từ 2 quốc gia này được kỳ vọng đóng góp một phần lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam. Tuy nhiên sự phục hồi du lịch của 2 nhóm khách này trong năm 2023 còn khá chậm so với trước thời điểm Covid.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, 12 tháng năm 2023, có 1.743.204 lượt du khách Trung Quốc và 589.522 lượt du khách Nhật Bản tới Việt Nam.

Con số này mặc dù tăng trưởng so với năm 2022 nhưng so với năm 2019 trước thời điểm xảy ra Covid thì vẫn thấp hơn rất nhiều (Có 5.806.425 lượt khách Trung Quốc và 951.962 lượt khách Nhật Bản tới Việt Nam năm 2019).

Advertisement

GenZ sẽ thờ ơ với rượu bia hơn?

Nhìn rộng ra thị trường quốc tế, tại Mỹ, lượng tiêu thụ bia đã giảm xuống dưới 200 triệu thùng lần đầu tiên kể từ năm 1999. Thậm chí vào năm 2022, lần đầu tiên thị phần bia giảm xuống đứng thứ 2 sau rượu, điều chưa từng xảy ra trước đây ở Mỹ.

Tập đoàn bán bia lớn nhất thế giới là Anheuser Busch InBev thậm chí dự báo mảng kinh doanh bia không có cồn sẽ chiếm đến 1/5 tổng doanh số vào năm 2025.

Theo tờ Forbes, quan điểm hạn chế bia rượu (NoLo- No and Low Alcohol) trong giới trẻ ngày càng gia tăng đã khiến nhu cầu tiêu thụ đồ uống có cồn giảm mạnh. Nhiều dự báo cho thấy danh mục sản phẩm đồ uống không có cồn sẽ tăng 25% trong khoảng 2022-2026 khi các hãng rượu bia buộc phải chuyển hướng kinh doanh.

Theo Forbes, thế hệ Gen Z ngày nay uống rượu bia ít hơn 20% so với thế hệ Millenials và việc ngày càng nhiều người tiêu dùng chú trọng đến sức khỏe khiến nhu cầu tiệu thụ đồ uống có cồn giảm mạnh.

Advertisement

Một điều đáng nói là trước đó những dự báo tích cực về triển vọng phát triển của thị trường bia rượu của Việt Nam được xác lập trên cơ sở cơ cấu dân số vàng, trẻ và thu nhập bình quân tăng.

Euromonitor từng dự báo rằng, với cơ cấu dân số trẻ, thu nhập bình quân ngày càng tăng cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của tầng lớp trung lưu, thức uống có cồn gồm bia, rượu tại Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng mạnh với CARG là 9,2% trong giai đoạn 2022-2026 và đạt 4,83 tỷ lít năm 2023, hướng tới gần 6 tỷ lít vào năm 2026.

Trước hành vi tiêu dùng mới của giới trẻ ngày nay được các nghiên cứu chỉ ra, liệu dân số “trẻ” là động lực tăng trường hay là tử huyệt của ngành bia rượu hay không còn cần thời gian trả lời.

Special Offer từ MarketingTrips:

Advertisement
  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh Tiền tệ

Bài viết liên quan

Advertisement