Skip to main content

Lý do chính khiến Bitcoin và các đồng tiền kỹ thuật số khác lao dốc

5 Tháng Tám, 2024

Theo dữ liệu từ Coinmarketcap, trong 12 giờ gần nhất Bitcoin đã mất đến 12,8% giá trị, giảm từ 61.000 USD về 52.300 USD, thậm chí có thời điểm mất mốc 50.000 USD. Đây là mức giá thấp nhất của đồng crypto hàng đầu kể từ tháng 02/2024.

Tương tự, đồng tiền kỹ thuật số lớn thứ 2 thế giới là Ethereum cũng chứng kiến mức giảm mạnh 16%, giao dịch quanh ngưỡng 2.300 USD.

Jump Crypto, chi nhánh tiền điện tử của công ty thương mại độc quyền Jump Trading có trụ sở tại Chicago, đang chuyển hàng triệu tài sản kỹ thuật số trị giá sang các sàn giao dịch, điều này có thể làm tăng thêm áp lực bán trên thị trường tiền điện tử.

Dữ liệu từ nền tảng phân tích Blockchain SpotOnChain chỉ ra rằng chỉ trong 24 giờ qua, Jump Crypto đã chuyển 17.576 ETH, tương đương hơn 46,78 triệu USD, sang các sàn giao dịch như Binance, OKX, Coinbase, Bybit và Gate.io. Các giao dịch chuyển tiền mới nhất đã nâng tổng số tiền gửi trên sàn giao dịch của Jump Crypto lên tới 277 triệu USD Ether trong 10 ngày qua.

Advertisement

Việc bán tài sản tiềm năng này diễn ra vào thời điểm hỗn loạn đối với thị trường tiền điện tử. Trong 24 giờ qua, 14% tổng vốn hóa thị trường đã bị xóa sổ.

Vào tháng 6, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) đã bắt đầu điều tra Jump Crypto. Cuộc điều tra tập trung vào các hoạt động đầu tư và giao dịch của công ty, bao gồm cả việc nhúng sâu vào ngành công nghiệp tiền điện tử thông qua các nhánh đầu tư và tạo lập thị trường.

Ra mắt vào tháng 9 năm 2021, Jump Crypto đã phải đối mặt với nhiều sóng gió như vụ hack Wormhole trị giá 325 triệu USD vào năm 2022 và những tổn thất đáng kể từ sự sụp đổ của FTX. Gần đây, Jump cũng có tên trong vụ kiện của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) chống lại Terraform Labs, mặc dù nó không bị buộc tội về bất kỳ hành vi sai trái nào.

Bên cạnh những động thái từ Jump Crypto, mức giảm mạnh của 2 đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới diễn ra do lo ngại về của các nhà đầu tư về nền kinh tế Mỹ có khả năng rơi vào suy thoái cùng với những lo ngại về địa chính trị gia tăng đã tạo ra làn sóng tìm kiếm đến tài sản trú ẩn an toàn.

Advertisement

Trước đó, thị trường tiền điện tử đã nhận được sự thúc đẩy trong năm nay sau khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ phê duyệt một quỹ giao dịch trao đổi ETF để theo dõi giá giao ngay của Bitcoin và Ether.

Tony Sycamore, nhà phân tích thị trường tại IG cho biết: “Đó là một lời nhắc nhở lớn rằng Bitcoin và tiền điện tử nói chung là tài sản đang chứng kiến nhiều rủi ro”.

Trang Decrypt cho biết những cơn gió ngược, bao gồm cuộc bầu cử tại Mỹ, biến động lãi suất và căng thẳng ở Trung Đông, đang khiến thị trường lo sợ. Theo dữ liệu của CoinGlass, tổng số tiền thanh lý trong 24 giờ qua cũng đã tăng vọt lên 620 triệu USD.

Rich Rosenblum, đồng sáng lập công ty thương mại GSR cho biết: “Hầu hết các tín hiệu đều chỉ ra rằng tiền điện tử đang bước vào cột mốc lớn. Nếu xảy ra biến động lớn về mặt vĩ mô hoặc địa chính trị tương tự như tháng 3 năm 2020, chúng ta có thể sẽ thấy tiền điện tử phải gánh chịu hậu quả nặng nề vì đây không phải khoản đầu tư có sức thuyết phục cao đối với nhà đầu tư.”

Advertisement

Tại Mỹ, cuộc bầu cử đang vào giai đoạn nước rút với màn cạnh tranh gay gắt giữa hai ứng cử viên sáng giá là ông Donald Trump và bà Kamala Harris. Ông Trump từng có lợi thế lợi trước ông Biden nhưng nay lại gặp phải nhiều khó khăn khi đối diện ứng viên mới của đảng Dân chủ, đó là bà Harris.

Sự không chắc chắn về người chiến thắng và những chính sách nào sẽ được thực hiện trong năm tới gây áp lực lên tiền điện tử.

Decrypt cho biết căng thẳng bùng phát ở Trung Đông có nguy cơ bùng phát thành một cuộc xung đột lớn hơn, có thể làm gián đoạn thương mại trong khu vực và tác động mạnh đến cả thị trường trong nước và toàn cầu.

Bài viết liên quan

Advertisement

Advertisement