Facebook Content: Cách để tối đa hoá mức độ tiếp cận của nội dung
Facebook vừa chia sẻ cách để các thương hiệu có thể tối đa hoá mức độ tiếp cận của nội dung (Content) trên nền tảng.
Thông qua những chia sẻ mới, các thương hiệu hay nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) có thể tối đa hóa phạm vi tiếp cận của họ trên Facebook và kết nối với nhiều người hâm mộ tiềm năng hơn thông qua việc tối ưu hoá News Feed (nguồn cấp dữ liệu).
Thuật toán phân phối nội dung trên News Feed, tức nguồn cấp dữ liệu của Facebook.
Theo chia sẻ trực tiếp từ Facebook, thuật toán phân phối nội dung của Facebook News Feed chủ yếu dựa vào các yếu tố chính dưới đây khi quyết định ai sẽ xem nội dung và họ sẽ xem nội dung là gì:
- Những nội dung gì đã được đăng? Tất cả các bài đăng có sẵn từ bạn bè, nhà sáng tạo và Trang mà Facebook có thể hiển thị.
- Ai có thể thích nội dung này? Facebook xem xét vô số tín hiệu như ai đã đăng nội dung, nó được đăng khi nào, chủ đề và hành vi của người dùng trước đây là gì và nhiều những tín hiệu khác.
- Khả năng mọi người tương tác với bài đăng như thế nào? Facebook sẽ cố gắng dự đoán khả năng mà một người dùng nhất định sẽ tương tác với bài đăng của bạn và thấy nó có ý nghĩa. Facebook đưa ra nhiều dự đoán khác nhau cho từng phần nội dung.
- Đối tượng mục tiêu (khán giả) sẽ quan tâm đến bài đăng này ra sao? Dựa trên tất cả dữ liệu Facebook thu thập được từ các bài đăng, có nhữn phần nội dung sẽ được ưu tiên hơn so với những phần còn lại.
Về cơ bản, tương tác (engegement) là trọng tâm phân tích của Facebook, tức là Facebook sẽ hiển thị cho mọi người nhiều nội dung hơn, những thứ mà họ có thể nhấp vào, bình luận, chia sẻ, thích và hơn thế nữa.
Theo giải thích của Facebook, nền tảng này nói rằng họ hiện xem mức độ tương tác của Facebook theo hai cách:
- Phân phối được kết nối – Những người theo dõi bạn trên Facebook sẽ nhìn thấy bài đăng của bạn. Đây là đối tượng chính của bạn trên nền tảng.
- Phân phối không kết nối – Nội dung của bạn có thể được xem từ những người không chọn theo dõi bạn, tuy nhiên, có thể họ thích nội dung của bạn. Loại phân phối này có thể đến thông qua lượt chia sẻ từ những người khác và từ các phần đề xuất (Suggest) của hệ thống của Facebook.
Theo CEOCEO Mark Zuckerberg:
“Hiện tại, khoảng 15% nội dung trong nguồn cấp dữ liệu Facebook của một người (Trên Instagram hiện có tỷ lệ cao hơn) được AI của chúng tôi đề xuất từ những người, nhóm hoặc tài khoản mà bạn không theo dõi. Chúng tôi kỳ vọng con số này sẽ tăng hơn gấp đôi vào cuối năm 2023.”
Vấn đề chính ở đây là gì, trong khi hiện tại kiểu phân phối kết nối là kiểu phân phối nội dung chính của Facebook, kiểu phân phối không được kết nối sẽ dần được ưu tiên nhiều hơn (tăng gấp đôi) trong thời gian tới.
Để có thể tận dụng những lợi thế mà các nội dung không được kết nối có thể mang lại, dưới đây là một cách gợi ý từ Facebook:
- Tạo nội dung gốc (Original Content): Các thương hiệu và nhà sáng tạo (Creator) sẽ nhận được nhiều khả năng phân phối nhất khi họ chủ yếu đăng những nội dung do họ quay hoặc tạo ra. Nội dung gốc chứa đựng nhiều tiếng nói độc đáo của thương hiệu, đó là điểm khác biệt (USP) và là bản sắc riêng của nhà sáng tạo hay thương hiệu đó. Nội dung gốc và hấp dẫn là những gì mà người dùng Facebook cần.
- Tối ưu hóa cho lượt chia sẻ: Hãy tạo ra những nội dung mà người dùng khác muốn chia sẻ. Loại nội dung này có thể khơi dậy cuộc đối thoại có ý nghĩa, thảo luận, có khả năng thu hút nhiều lượt thích và phản ứng hơn.
- Được đề xuất: Để các nội dung được đề xuất (Suggested), Facebook khuyên các thương hiệu nên đảm bảo rằng các nội dung đó tuân thủ những quy tắc về nội dung của Facebook.
Để tổng kết chia sẻ, Facebook nói thêm:
“Trong khi các thương hiệu và nhà sáng tạo tập trung vào việc tăng lượng người theo dõi (like và follower) của họ trên Facebook.
Ssự tăng trưởng thực sự đến khi bạn tiếp cận được những người thích các nội dung đó và tối đa hóa khả năng được chia sẻ lại, bạn sẽ tìm thấy những người hâm mộ mà bạn thậm chí còn không biết là họ có tồn tại.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nam Nguyen | MarketingTrips