Skip to main content

Competitive Intelligence: Thuật ngữ Marketer cần biết trong 2021

27 Tháng Năm, 2021

Competitive Intelligence được hiểu là trí tuệ cạnh tranh, là một quá trình bao gồm các công việc thu thập, phân tích dữ liệu về khách hàng, đối thủ cũng như các nguồn lực khác có thể ảnh hưởng tới hoạt động Marketing.

 Competitive Intelligence
Competitive Intelligence: Thuật ngữ mới mà các Marketer không nên bỏ qua trong năm 2021

Có thể nói, cạnh tranh giúp cho thị trường trở nên năng động, nhạy bén và hiệu quả hơn.

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là hoạt động tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển và cạnh tranh luôn tồn tại ở bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Để giữ được vị thế của mình, doanh nghiệp phải luôn giữ vị trí cạnh tranh tốt.

Ngày này, công nghệ phát triển khiến thị trường trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Để tăng lợi thế cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) vào quy trình của mình.

Advertisement

Trong đó nổi bật nhất là công nghê Compertitive Intelligence (CI). Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về CI.

Competitive Intelligence (CI) là gì?

Competitive Intelligence được hiểu là trí tuệ cạnh tranh, là một quá trình bao gồm các công việc thu thập, phân tích dữ liệu về khách hàng, đối thủ cũng như các nguồn lực khác có thể ảnh hưởng tới hoạt động Marketing.

Từ đó, giúp doanh nghiệp cải thiện mức độ cạnh tranh, tăng vị thế trên thị trường.

Trước đây, nếu như CI được đầu tư bởi các công ty có nguồn lực lớn, chỉ 37% doanh nghiệp có đội ngũ CI chuyên nghiệp thì tính đến năm 2020, con số này đã tăng thêm 20%.

Advertisement

Trong lĩnh vực Marketing, CI được sử dụng để nghiên cứu về chiến lược, khách hàng, trải nghiệm của công chúng… từ đối thủ, để có sự so sánh và chuẩn bị tốt hơn trong việc thực hiện các chiến dịch mới.

CI cũng giúp bạn nhìn rõ những điểm thiếu sót trong kế hoạch và khám phá các cơ hội tăng trưởng mới.

Lợi ích của Competitive Intelligence (CI).

Thông thường, các doanh nghiệp chú trọng vào thu thập dữ liệu càng nhiều càng tốt nhưng nếu không có cách xử lý hiệu quả sẽ bị quá tải thông tin và khó kiểm soát.

Vậy nên, mỗi doanh nghiệp cần tạo ra một quy trình CI hoàn chỉnh, bao gồm việc chia sẻ dữ liệu cho các bộ phận chuyên môn khác ngoài Marketing, như R&D, HR, Sale, dịch vụ khách hàng…

Advertisement

Nếu được mã hóa và áp dụng phù hợp, CI sẽ giúp cho thương hiệu hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ; tăng độ nhận diện trên thị trường; tìm kiếm nhiều cơ hội phát triển từ các nhóm đối tượng khác nhau; dự đoán chính xác hành động của đối thủ; có nhiều đột phá đáng kể về công nghệ hoặc nhận định được xu hướng tiếp theo trong xã hội…

Các bước nghiên cứu Competitive Intelligence (CI).

Xác định đối thủ cạnh tranh.

Đối thủ cạnh tranh không chỉ là những doanh nghiệp, cá nhân cung cấp cùng loại sản phẩm, dịch vụ, mà là bất kỳ ai có khả năng “cướp mất” khách hàng mục tiêu của bạn.

Vì vậy, hãy tìm kiếm thông tin từ bên thứ 3 là các đơn vị truyền thông hoặc nhà cung cấp mà đối thủ cạnh tranh trực tiếp đang sử dụng, để xem rằng họ đang tìm kiếm khách hàng nào khác. Những khách hàng của bên thứ 3 đều có thể trở thành đối thủ của bạn.

Xác định mục tiêu và chiến lược Competitive Intelligence.

Việc đặt mục tiêu cho quá trình nghiên cứu sẽ giúp bạn xác định các nguồn dữ liệu cần thiết.

Advertisement

Nếu mục tiêu của bạn là tìm hiểu về cách thức quảng bá sản phẩm mới của đối thủ, bạn hãy tập trung vào nội dung, thông điệp, cách tiếp cận công chúng của các đối thủ cạnh tranh… Khi có kế hoạch cụ thể bạn sẽ dễ dàng thực hiện hơn nếu không khó biết nên bắt đầu từ đâu.

Thu thập và phân tích dữ liệu.

Quá trình thu thập dữ liệu tùy thuộc vào mục tiêu và trình độ chuyên môn của các bộ phận, nó có thể mất vài tuần thậm chí vài tháng.

Bạn có thể thu thập thông tin từ các nguồn phổ biến như: Website, Facebook, thông cáo báo chí, tin tuyển dụng, chiến dịch quảng cáo, cập nhật sản phẩm và dịch vụ, thay đổi giá, chương trình khuyến mãi…

Khi có dữ liệu, hãy chuyển tiếp chúng đến với các bộ phận liên quan để được xử lý nhanh chóng và hiệu quả.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Starbucks chọn ‘địa phương hóa’ làm chiến lược phát triển bền vững

14 Tháng Mười Một, 2024
Cuối tháng 9, gã khổng lồ ngành F&B Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) ở…

Đọc nhiều

Tìm hiểu về Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha

15 Tháng Tám, 2021
Sự khác biệt lớn giữa các thế hệ (Generation) Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha đang…
Advertisement

Advertisement