Skip to main content

Top 15 mẹo hàng đầu để bạn có thể tận dụng tối đa Google Trends

16 Tháng Tám, 2021

Cũng như nhiều công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu khác của Google như Google Search Console, Google Keyword Planner, Google Trends cũng cung cấp cho bạn vô số những dữ liệu, đặc biệt các dữ liệu mang tính tức thời.

Khi nói đến Google Trends, không ít những câu hỏi được đưa ra như, “cách sử dụng Google Trends như thế nào?”, “Google Trends làm việc ra sao? hay “Tôi có thể tận dụng nó như thế nào?”. Dưới đây là những gì có thể bạn sẽ cần.

1. Data by date (phạm vi dữ liệu).

Google Trends có thể cho bạn biết những gì mọi người đang tìm kiếm vào bất kỳ ngày nào từ năm 2004 đến vài phút trước.

Nó cũng dựa trên hai tập dữ liệu: lịch sử ( từ 2004 đến 3 ngày trước) và thời gian thực (từ tuần trước). Dữ liệu theo thời gian thực (real-time) được cập nhật theo từng phút.

2. Phân biệt xu hướng (trending) và lượng tìm kiếm hàng đầu (top-searched).

Các tìm kiếm thịnh hành hay mang tính xu hướng (trending) là những tìm kiếm đang có mức độ tăng trưởng nhanh nhất (qua các thời kỳ), trong khi lượng tìm kiếm hàng đầu hoặc “được tìm kiếm nhiều nhất” là những truy vấn được tìm kiếm nhiều nhất trong một khung thời gian cụ thể.

Các tìm kiếm mang tính xu hướng rất hữu ích để biết mọi thứ đã thay đổi như thế nào từ quá khứ đến hiện tại.

3. Hãy chọn những chủ đề (topics) khi bạn có thể.

Khi bạn bắt đầu trên Google Trends, bạn sẽ có tùy chọn để tìm kiếm các “cụm từ” hoặc “chủ đề” sẵn có.

Google khuyên bạn nên chọn các “chủ đề” khi có thể. Các chủ đề là ngôn ngữ bất khả tri và có thể giải thích cho các biến thể chính tả (sai chính tả), cũng như nhiều tên gọi trùng lặp khác cho cùng một thứ.

4. So sánh các khu vực tìm kiếm.

Làm cách nào để bạn so sánh các tìm kiếm cho cùng một thứ ở hai vị trí khác nhau? Google Trends chuẩn hóa dữ liệu tìm kiếm để so sánh giữa các cụm từ một cách dễ dàng hơn.

Kết quả tìm kiếm được chuẩn hóa theo thời gian và vị trí của một từ khoá. Điều này có nghĩa là các kết quả tìm kiếm theo các khu vực địa lý có thể so sánh được, vì vậy bạn có thể so sánh mức độ tìm kiếm của các khu vực khác nhau ở từng thời điểm khác nhau.

5. Xu hướng hàng ngày.

Đối với một số quốc gia trên thế giới, bạn có thể xem dữ liệu xu hướng hàng ngày. Đó cũng là nơi bạn sẽ hiểu được khối lượng tìm kiếm của các quốc gia nhất định.

6. Tìm ra những gì đang là xu hướng lúc bấy giờ.

Xu hướng dữ liệu tức thời, là những gì bạn có thể thấy về những thứ đang diễn ra cũng như bối cảnh của tin tức đó.

7. Đưa ra những sự so sánh.

Nếu bạn muốn hiểu quy mô của một xu hướng, hãy sử dụng phương pháp so sánh tương đối để đánh giá mức độ phổ biến của nó.

8. So sánh sự khác biệt của các khu vực cho cùng một tìm kiếm.

Đây là một trong những tính năng được yêu thích nhất trên Google Trends. Bạn có thể so sánh tối đa năm chủ đề hoặc cụm từ tìm kiếm và đối với mỗi chủ đề, bạn có thể chỉ định các vị trí địa lý cụ thể.

Ví dụ: bạn có thể thấy các tìm kiếm COVID-19 thay đổi như thế nào ở các quốc gia khác nhau trên thế giới trong 12 tháng qua.

9. Google Trends có thể giúp bạn hình dung được những sở thích chung.

Google Trends thực sự là một tập dữ liệu lấy con người làm trọng tâm. Bạn tìm kiếm những gì bạn quan tâm. Ngay cả khi những sở thích đó đôi khi là nhất thời, bạn có thể muốn biết nhiều hơn về các chủ để nhất định.

Google Trends giúp chúng ta hình dung và khám phá những giấc mơ, những chú chó và chú mèo của chúng ta và thậm chí là cả cách trồng hoa sau vườn.

10. Xu hướng không phải là một cuộc thăm dò.

Google Trends không phải là một công cụ để tạo các cuộc thăm dò ý kiến khoa học và không nên nhầm lẫn nó với dữ liệu thăm dò ý kiến. Nó chỉ phản ánh sở thích tìm kiếm đối với các chủ đề cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.

11. Nhưng nó có thể cho bạn biết nhiều thứ.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) sử dụng Google Trends để theo dõi GDP mỗi tuần giữa hàng quý để có thể có được những cái nhìn chi tiết hơn về những gì đang xảy ra với nền kinh tế thế giới.

12. Tự động điền không giống với dữ liệu xu hướng.

Tính năng tự động điền (Autocomplete) cố gắng dự đoán những gì bạn đang nhập vào để Google có thể cung cấp cho bạn những gì bạn cần nhanh hơn.

Mặt khác, dữ liệu xu hướng là một công cụ mà bạn có thể tra cứu sở thích tìm kiếm trong bất kỳ truy vấn cụ thể nào. Vì bạn đang nhập vào và yêu cầu xem kết quả, Google sẽ hiển thị cho bạn dữ liệu xu hướng có sẵn cho hầu hết mọi truy vấn.

13. Xem những xu hướng đang diễn ra gần bạn.

Một tính năng thú vị khác trên Google Trends ở Mỹ đó là khả năng xem những gì đang thịnh hành ở các khu vực thành phố lớn mà không cần nhập vào cụm từ tìm kiếm.

Bạn có thể xem những gì đang thịnh hành trong tháng qua hoặc thậm chí cả năm. Ví dụ: đây là xu hướng ở San Francisco trong tháng qua.

14. Tải xuống dữ liệu của bạn.

Chỉ cần nhấp vào nút tải xuống bên cạnh mỗi biểu đồ. Để có tập dữ liệu lớn hơn, hãy xem tập dữ liệu lớn BigQuery từ Google. (Có thể bạn sẽ cần đội ngũ IT hỗ trợ).

15. Khám phá các truy vấn mới.

Khoảng 15% truy vấn tìm kiếm mới trên Google Trends mỗi ngày chưa từng được nhìn thấy trước đây. Đó là một cách tuyệt vời để khám phá những sở thích đang thay đổi liên tục của mọi người trên khắp thế giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …