Skip to main content

Sẽ định danh người dùng mạng xã hội

7 Tháng Mười Một, 2020

Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng và định danh người sử dụng mạng xã hội, tránh tình trạng lợi dụng mạng xã hội để thông tin xuyên tặc, bịa đặt.

Trả lời câu hỏi tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 6/11 của đại biểu Vũ Thị Thủy (Hải Dương) về tình trạng lợi dụng mạng xã hội để thông tin xuyên tạc, bịa đặt về tình hình đất nước, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đây là vấn nạn toàn cầu.

Bộ xác định làm sạch không gian mạng là nhiệm vụ trọng tâm, làm rất quyết liệt cả về thể chế, về công cụ quản lý (trung tâm giám sát xử lý an toàn thông tin mạng quốc gia, đường dây nóng tiếp nhận phản ánh tin giả).

Advertisement

Bộ đã làm việc cứng rắn với các nền tảng xuyên biên giới, nhất là Facebook và Youtube, các nền tảng này đã tăng mạnh số lượng tin giả được gỡ bỏ. Từ đầu năm tới nay, Bộ phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý hàng trăm trường hợp tin sai, tin giả.

Thời gian tới, Bộ sẽ ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng và định danh người sử dụng mạng xã hội để người sử dụng không nghĩ rằng vô danh nên vô trách nhiệm; yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới tuân thủ pháp luật Việt Nam và đóng thuế. Bộ cũng đề nghị Quốc hội sửa hình thức xử phạt vi phạm từ mức tuyệt đối thành mức xử phạt theo doanh thu…

Còn với câu hỏi của Đại biểu Ngàn Phương Loan (Lạng Sơn) về xử lý những nội dung nhảm nhí, trái văn hóa, thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ em, Bộ trưởng cho biết, Bộ Thông tin Truyền thông đã xây dựng và nâng cấp Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia có cái năng lực xử lý mỗi ngày là 300 triệu tin, có thể phân tích, đánh giá, phân loại và phát hiện sớm.

Hình thành các đường dây nóng của Cục phát thành – truyền hình và thông tin điện tử và các Sở Thông tin & Truyền thông để tiếp nhận phản ánh về các tin giả, tin xấu độc.

Advertisement

Bộ cũng đã làm việc cứng rắn với các nền tảng xuyên giới, nhất là Facebook và Youtube. Tỷ lệ đáp ứng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook đã tăng từ 10% lên 95% và của Youtube là tăng từ 50% lên 90%.

Số lượng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook năm 2020 tăng 3 lần so với năm 2017 và số lượng video xấu độc được gỡ bỏ trên Youtube năm 2020 là tăng 8 lần so với năm 2017. Số trang giả mạo được gỡ bỏ cũng tăng được 8 lần so với năm 2017.

Về xử lý vi phạm hành chính thì từ đầu năm 2020 đến nay, Bộ Thông tin Truyền thông cùng các Sở Thông tin & Truyền thông các tỉnh phối hợp với cơ quan chức năng địa phương đã xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm về tin sai tin giả, xử lý hàng ngàn đơn thư khiếu nại và phản ánh, tố cáo về tin giả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo NDH

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement