Tại sao Singapore lại trở thành “miền đất hứa” của các doanh nghiệp và giới đầu tư
Bằng cách nào quốc gia này lại trở thành trung tâm sản xuất hàng đầu của thế giới? Dưới đây là 4 lý do bạn có thể tham khảo.
Trong những thập kỷ gần đây, công nghệ, toàn cầu hóa và sự trỗi dậy của châu Á đều gây ra những thay đổi đáng kể trong lĩnh vực sản xuất.
Ít nhất là trong phạm vi của các nước Châu Á và ASEAN, điều này thường có nghĩa là sẽ có một cuộc chạy đua xuống đáy về khả năng cạnh tranh dựa trên giá cả, thay vì giá trị.
Trong khi nguồn nhân công với chi phí thấp và làm những công việc lặp đi lặp lại đã có thời kỳ hoàng kim của riêng nó, Singapore giờ đây đã cho thấy mình là ngọn hải đăng của tư duy hướng về tương lai.
Bằng cách áp dụng toàn diện Công nghiệp 4.0, Singapore đang nâng cao chuỗi giá trị để củng cố vị thế là trung tâm công nghiệp hàng đầu thế giới.
Một tham vọng lớn như vậy tất nhiên nó cũng đòi hỏi sự chủ động lớn không kém, dưới đây là 04 lý do tại sao Singapore sẽ là trung tâm công nghiệp hàng đầu thế giới, sẽ là miền đất hứa của các doanh nghiệp và giới đầu tư.
1. Tầm nhìn xa của chính phủ Singapore.
Singapore có một lịch sử lâu đời thể hiện tầm nhìn xa trông rộng đối với các nhu cầu của quốc gia. Ví dụ nổi tiếng nhất về điều này có lẽ là việc chính phủ thành lập Hội đồng Phát triển và Nhà ở (HDB) vào năm 1960, được thiết kế để đưa dân số thoát khỏi đói nghèo và có nhà riêng của họ.
Chính văn hóa nhìn xa trông rộng đó đã dẫn đến nhiều hiểu biết tiến bộ khác, bao gồm cả việc cam kết gần đây của chính phủ nhằm mục tiêu phát triển lĩnh vực sản xuất của mình trong 10 năm tới.
Tuy nhiên, điều quan trọng là, chiến lược của Singapore không phải nhằm xây dựng nhà máy và nhập khẩu công nhân để sản xuất hàng hóa chất lượng thấp.
Chính phủ đã có những kế hoạch mạnh mẽ để sẽ cạnh tranh không phải về chi phí mà dựa trên tài sản trí tuệ mà quốc gia này có thể tạo ra.
Điều này có nghĩa là thay vì sản xuất hàng hoá giá trị thấp, Singapore sẽ hướng tới sản xuất ở cấp độ cao hơn của chuỗi giá trị, bao gồm các lĩnh vực như dược phẩm, fintech và công nghệ sinh học.
Các chiến lược này cũng sẽ tạo ra các công việc sản xuất được trả lương cao hơn và được đào tạo rộng rãi cho người dân địa phương với sự kết hợp của giáo dục đại học.
2. Hệ sinh thái sản xuất mang tầm thế giới.
Mặc dù các kế hoạch chi tiết gần đây của chính phủ về một tương lai sản xuất có giá trị cao vẫn chưa được chứng minh vì nó còn nằm ở phía trước, tuy nhiên, bạn chỉ cần nhìn vào hiệu quả lịch sử phát triển của Singapore hiện nay để thấy được tại sao nó có thể xảy ra.
Singapore đã là nước xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao lớn thứ ba thế giới, sản xuất 4 trong số 10 loại thuốc hàng đầu thế giới và là nhà sản xuất dầu tinh luyện lớn thứ 4 trên toàn cầu.
Những gã khổng lồ trong ngành như Micron, Shell và Merck không chỉ chọn Singapore làm cơ sở sản xuất mà còn là trung tâm chiến lược cho R&D (nghiên cứu và phát triển), trụ sở chính và quản trị chuỗi cung ứng.
Hệ sinh thái mang tầm thế giới này được củng cố bởi các sáng kiến tích cực của chính phủ, nơi các tập đoàn đa quốc gia (MNC) có thể hợp tác với các viện nghiên cứu và giáo dục đại học để phát triển những sự đổi mới mang tính đột phá với sức ảnh hưởng toàn cầu.
Danh tiếng của Singapore cũng khiến ngày càng có nhiều MNC hàng đầu đang thúc đẩy các hoạt động đầu tư của họ vào quốc gia này.
3. Một lực lượng lao động gồm những con người có tay nghề cao và những con rô bốt có khả năng thích ứng tốt.
Trong khi Trung Quốc và nhiều khu vực ở Đông Nam Á vẫn tồn tại và phát triển với lực lượng lao động chủ yếu dựa trên công việc lặp đi lặp lại, Singapore đang vươn lên dẫn đầu với lực lượng lao động địa phương có khả năng thích nghi tốt với kỹ năng cao bao gồm cả robot và con người.
Singapore hiện đứng thứ ba trong Chỉ số Cạnh tranh Nhân tài Toàn cầu (Global Talent Competitive Index), phần lớn là nhờ vào hai chiến lược chính.
Đầu tiên, là sự đầu tư đáng kể của chính phủ vào tài năng của con người thông qua loạt chương trình SkillsFuture trong lĩnh vực sản xuất tiên tiến và mối quan hệ đối tác của họ với các nhà lãnh đạo ngành và các viện giáo dục đại học.
Thứ hai, là sự đầu tư lớn vào công nghệ robot, đã đưa họ trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới về mật độ robot, theo Chỉ số Cạnh tranh Nhân tài Toàn cầu.
Những lực lượng lao động hợp lực (rô bốt và con người) này cho thấy Singapore là một điểm cộng to lớn cho các MNC tiềm năng đang muốn sản xuất ở Singapore.
4. Một nền văn hóa đổi mới đã được thiết lập.
Cuối cùng, Singapore tiếp tục củng cố danh tiếng của mình như một cường quốc toàn cầu về sự đổi mới.
Singapore hiện đang xếp thứ ba trong chỉ số đổi mới của Bloomberg (Bloomberg Innovation Index), chủ yếu nhờ vào sự tăng trưởng năng suất và giá trị gia tăng của ngành sản xuất, đồng thời vẫn duy trì xếp hạng hàng đầu thế giới về hiệu quả của giáo dục đại học.
Văn hóa đổi mới này đã khiến Siemens và tập đoàn tự động hoá ABB đang tận dụng đà phát triển của Singapore trong nền công nghiệp 4.0 để đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nam Nguyen