Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam rất ít hoặc không có phòng thương hiệu mà chỉ có phòng Marketing
Dưới đây là một số lý do chính khiến đa số các doanh nghiệp Việt Nam không hoặc ít có phòng thương hiệu mà chỉ có phòng marketing.
Thứ nhất, hiện hơn 95% số lượng các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs/SMEs). Mà các doanh nghiệp nhỏ thì thường rất ít coi trọng việc xây dựng thương hiệu vì các nhà lãnh đạo cho rằng nó tốn kém và mất thời gian.
So với việc đầu tư ngắn hạn vào marketing và digital và mang về doanh số tức thời, thì rõ ràng họ sẽ ưu tiên hơn.
Thứ hai, ở các doanh nghiệp nhỏ (thậm chí là vừa), ngân sách về marketing nói chung thường khá khiêm tốn và không có quá nhiều công việc hay nhiệm vụ cho marketing và thương hiệu nói chung. Do vậy, họ thường gộp chung tất cả các vị trí hay chức năng vào một, là marketing, chứ không tách ra bộ phận thương hiệu hay digital riêng.
Thứ ba, ở các doanh nghiệp nhỏ thường các chủ doanh nghiệp hay người làm marketing (doanh nghiệp mới hoặc nhỏ rất khó chiêu mộ người giỏi hoặc nhiều kinh nghiệm) sẽ gặp không ít những hạn chế về tư duy và chuyên môn.
Đây cũng có thể là lý do khiến họ không hiểu giá trị của các chức năng khác nhau cũng như các chiến lược dài hạn của doanh nghiệp.
Thứ bốn, ở một khía cạnh khác, với các công ty lớn hoặc global thì họ thường họ sẽ rất rõ ràng về vai trò của các bộ phận, tức là họ có xu hướng không gộp chung mà tách ra phòng hoặc bộ phận thương hiệu riêng, digital riêng, thậm chí là SEO và Content cũng riêng.
Thứ năm, mặc dù không nhiều, nhưng các doanh nghiệp SMBs Việt Nam cũng có các bộ phận thương hiệu riêng, chức năng này thường đóng vai trò Brand Manager (quản lý nhãn hàng), bạn thường thấy ở các công ty dược, hàng tiêu dùng.
Trong trường hợp này, có thể họ không có bộ phận marketing mà chỉ có bộ phận thương hiệu, các công việc họ sẽ thường làm kết hợp với các Agency.
Thứ sáu, cái này chắc nhiều bạn cũng nhận ra, ở Việt Nam, chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ) thường quản lý theo phong cách chuyên quyền, tức là họ sẽ quyết định tất cả mọi thứ và bất chấp quan điểm của trưởng các bộ phận.
Thứ bảy, với một số doanh nghiệp, họ cũng có cách tiếp cận là để Brand thuộc Marketing, tức họ cũng có bộ phận thương hiệu riêng (không riêng hoàn toàn) nhưng vẫn thuộc Marketing.
Với cách tiếp cận này, với các bạn mới, khi phỏng vấn bạn có thể hỏi kỹ về cơ cấu và định hướng cũng như tư duy của chủ doanh nghiệp để hiểu liệu mình có phù hợp với môi trường của doanh nghiệp đó hay không.
Chẳng hạn nếu bạn muốn làm thiên về chuyên môn rõ ràng thì có thể bạn không phù hợp với các doanh nghiệp quá nhỏ, doanh nghiệp mới, thiếu chuyên nghiệp, hay lãnh đạo thiếu các định hướng cụ thể.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh