Skip to main content

Liệu chiến lược Digital Marketing của thương hiệu có đang tạo ra giá trị

9 Tháng Bảy, 2022

Mặc dù Digital Marketing hiện đang là chiến lược ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp hay thương hiệu, không phải chiến lược nào cũng đang tạo ra giá trị.

Liệu chiến lược Digital Marketing của thương hiệu có đang tạo ra giá trị
Liệu chiến lược Digital Marketing của thương hiệu có đang tạo ra giá trị

Cũng như bất cứ hoat động marketing nào khác, một chiến lược tiếp thị kỹ thuật số hay Digital Marketing có giá trị cần gắn liền với các cam kết về thời gian và công sức.

Cam kết này có thể bao gồm nhiều ngày, nhiều tuần hoặc thậm chí là nhiều tháng liên tục nghiên cứu, phân tích, xây dựng chiến lược, thử nghiệm và hơn thế nữa.

Mục tiêu cuối cùng của các hoạt động này là để tạo ra những thứ gì đó có thể giúp thương hiệu hay doanh nghiệp tỏa sáng.

Advertisement

Tuy nhiên, ngay cả khi các chiến dịch Digital Marketing được xây dựng một cách tỉ mỉ và mang lại nhiều giá trị thì điểm bão hoà cũng không thể tránh khỏi, đó là điểm mà nó không còn mang lại (nhiều) giá trị cho doanh nghiệp hoặc cho các nỗ lực xây dựng thương hiệu.

Với tư cách là Digital Marketer, nếu điều này xảy ra với doanh nghiệp của bạn, đã đến lúc bạn nên suy nghĩ lại về chiến lược Digital Marketing của mình, tạm dừng, thay đổi hoặc xây dựng một chiến lược tiếp cận khác mới mẻ hơn.

Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn có thể ra quyết định một cách đúng đắn hơn.

1. Giá trị mang lại đang trở nên mờ nhạt.

Một trong những dấu hiệu đầu tiên mà bạn nên tạm hoãn hay thay đổi các chiến dịch digital marketing của mình đó là mức giá trị nhận được đang trở nên rất mờ nhạt.

Advertisement

Trong khi các giá trị nhận được còn phụ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, một số thông số mà bạn có thể xem xét đó là số tiền bạn đang chi cho quảng cáo, PR, Influencer hay Social Media Marketing, v.v., so với những gì bạn nhận được.

Nếu chi phí bạn bỏ ra lớn hơn nhiều so với lợi nhuận hoặc vượt quá điểm hòa vốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên xem xét lại chiến lược tổng thể của mình.

2. Bạn mất quá nhiều thời gian để thấy được giá trị hay hiệu suất của các chiến dịch.

Như đã phân tích ở trên, mặc dù không ít các chiến lược có thể mất vài tháng hoặc hơn để thực sự thấy được những kết quả mà nó có thể mang lại, hay nói dễ hiểu hơn là bạn có thể thấy rằng bạn đang tiến đến gần hơn với các mục tiêu Digital Marketing của mình.

Tuy nhiên, nếu bạn chờ đợi quá lâu, hay các chiến dịch tốn quá nhiều thời gian để thử nghiệm nhưng lại chưa mang lại kết quả – đã đến lúc bạn nên có một quyết định khác.

Advertisement

3. Mặc dù đã được tối ưu nhưng chiến lược vẫn không tạo ra nhiều sự khác biệt.

Trong quá trình xây dựng và vận hành các chiến dịch Digital Marketing, việc một số chiến dịch thất bại hay không mang lại bất cứ giá trị nào là điều hết sức bình thường.

Nhiệm vụ của những người làm marketing khi này là cập nhật, tối ưu lại hay thêm mới các điểm khác biệt hoá (USP) vào chiến dịch.

Trong một số trường hợp, thực hiện các điều chỉnh chiến lược quan trọng vào đúng thời điểm có thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện của chiến dịch.

Nhưng trong một số tình huống khác, hầu như không có bất cứ sự thay đổi nào được diễn ra, và đây chính là lúc bạn nên dừng và tìm ra một cách thức khác cho thương hiệu của mình trong dài hạn.

Advertisement

5. Mọi thứ đang hoạt động ngược lại với kỳ vọng.

Khi mọi chỉ số hiệu suất cho bạn thấy rằng chiến dịch đang đi đến thất bại, bạn hiểu rằng bạn cần làm mới cho chiến lược của mình, đó có thể là thêm mới một số cập nhật hoặc cũng có thể là thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận chiến lược (chẳng hạn chuyển sang một kênh hay nền tảng khác).

Việc phân tích hiệu suất chiến lược một cách kỹ lưỡng và thường xuyên cho phép các nhà marketer theo dõi chặt chẽ các xu hướng tiêu cực và quyết định dừng lại trước khi chúng trở thành một nguồn tiêu hao đáng kể cho ngân sách marketing tổng thể.

6. Một số chiến lược Digital Marketing đang trở nên tệ hại hơn so với các chiến lược khác.

Trong bối cảnh khi không ít các doanh nghiệp chọn cách tiếp cận đa kênh (Omni Channel), từ việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tiếp thị nội dung (Content Marketing), đến các hoạt động Influencer Marketing.

Sẽ là bình thường nếu các chiến dịch trên các nền tảng đều mang lại những giá trị như kỳ vọng hoặc ít nhất là không quá tệ hại, tuy nhiên, trong một số các trường hợp khi một số kênh hay chiến lược mang lại hiệu suất kém hơn nhiều so với các kênh khác, đã đến lúc bạn nên ưu tiên cho những nơi đang mang lại nhiều giá trị hơn.

Advertisement

7. Những dấu hiệu phản hồi tiêu cực từ đối tượng mục tiêu hay công chúng.

Nếu chiến dịch của bạn đang khiến cho các nhóm đối tượng mục tiêu phải đưa ra những phản ứng tiêu cực, ưu tiên hàng đầu mà bạn nên làm là tạm dừng chúng và tìm hiểu đâu là nguyên nhân đằng sau các phản ứng đó.

Trong khi chiến dịch đó có thể không làm ảnh hưởng đến tất cả các nhóm đối tượng mục tiêu, một vài trải nghiệm xấu của một số ít khách hàng với thương hiệu cũng có thể nhanh chóng lan truyền (Viral) và làm ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement