Storytelling: 4 thành phần cốt lõi của một câu chuyện hấp dẫn
Dù với tư cách là người làm marketing hay là một doanh nhân, trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, việc xây dựng nên những câu chuyện hấp dẫn để thúc đẩy sự chú ý của đối tượng mục tiêu là điều hết sức cần thiết. Tham khảo ngay 4 thành phần cốt lõi của một câu chuyện hấp dẫn.
Dù bạn là ai và bạn đang làm gì, bạn có ít nhất một câu chuyện riêng để kể. Sự khác biệt ở đây là trong khi chỉ có một số ít người có thể biến nó thành những câu chuyện có sức ảnh hưởng, còn số khác thì không.
Học cách xây dựng và chia sẻ câu chuyện gốc (Origin Story) là một trong những kỹ năng giao tiếp có giá trị nhất mà mọi doanh nhân, nhà lãnh đạo hay người làm marketing nói chung cần trang bị.
Cuối cùng, kỹ năng kể chuyện sẽ giúp khách hàng phân biệt ý tưởng, sản phẩm hay các dịch vụ mà một thương hiệu đang bán với số còn lại trên thị trường.
Trong phạm vi kinh doanh, một câu chuyện gốc là câu chuyện được kể lần đầu, nó tiết lộ nguồn gốc của một ý tưởng hay sản phẩm nào đó, chẳng hạn như câu chuyện của đế chế Apple dưới đây.
“Vào năm 1976, có hai người bạn đã thành lập nên một công ty máy tính. Một người là một kỹ sư xuất sắc, và người kia có niềm đam mê với Marketing và thiết kế.
Cùng nhau, cả 2 người cùng họ Steve là Steve Jobs và Steve Wozniak đã tạo ra thương hiệu Apple ngay trong nhà để xe của chính ngôi nhà nơi Steve Jobs đang sinh sống với cha mẹ của mình.
Cùng nhau, họ đã tạo ra một cuộc cách mạng công nghiệp và làm cho máy tính dễ sử dụng hơn đối với cả những người bình thường.
Năm 1985, Steve Jobs bị đuổi ra khỏi công ty của chính mình sau một cuộc đảo chính thất bại trong phòng họp. Một thập kỷ sau, ông đã trở lại và cứu công ty khỏi tình thế sắp phá sản đồng thời xoay chuyển tình thế mới cho công ty.
Vào tháng 1 năm 2022, thương hiệu được thành lập bởi hai người đàn ông trong một nhà để xe đã trở thành công ty Mỹ đầu tiên đạt giá trị thị trường là 3.000 tỷ USD”
Đoạn trước của câu chuyện này là một câu chuyện gốc ngắn khoảng 100 từ. Nó chứa đựng 4 yếu tố mà bất cứ câu chuyện gốc nào cũng nên cung cấp đó là: cấu trúc, nhân vật, xung đột và cách giải quyết.
Cấu trúc.
Về bản chất, câu chuyện gốc cũng là một câu chuyện. Và vì nó là câu chuyện, theo triết gia Hy Lạp Aristotle, nên có phần mở đầu, phần giữa và phần cuối. Lời khuyên của Aristotle vẫn còn nguyên giá trị sau 2.300 năm.
Phần đầu của một câu chuyện thiết lập bối cảnh và các nhân vật. Phần giữa chứa các rào cản hoặc xung đột, và phần kết là giải quyết các xung đột.
Nhân vật.
Trong phạm vi kinh doanh, một câu chuyện gốc ghi lại các giá trị, sứ mệnh, chiến lược và mục đích của doanh nghiệp hay thương hiệu.
Chúng ta thường nhìn thấy chính mình trong câu chuyện của người khác và từ khóa ở đây chính là “con người”. Trong khi các ý tưởng trừu tượng như giá trị hay sứ mệnh có thể được lồng ghép vào các câu chuyện gốc, người truyền tải thông điệp phải là con người thật.
Nếu những người này mang trong mình một sứ mệnh thay đổi hay tạo ra một cuộc cách mạng gì đó, khả năng ảnh hưởng của họ còn lớn hơn nhiều lần.
Xung đột.
Trong một tác phẩm của Aaron Sorkin nói về Steve Jobs, cụ thể là nói về sự căng thẳng giữa Steve Jobs và hội đồng quản trị của Apple.
Sorkin nói: Mọi câu chuyện tuyệt vời đều là về “ý định và trở ngại”. Nói cách khác, một nhân vật muốn một thứ gì đó và một thứ gì đó khác đang cản đường họ.
Vượt qua các rào cản hay xung đột là một yếu tố cốt lõi trong thuật kể chuyện (Storytelling), thứ có thể khiến người nghe bị cuốn hút sâu hơn vào trong câu chuyện.
Cách giải quyết (hoá giải xung đột).
Như đã phân tích ở trên, một câu chuyện thì phải có phần kết thúc. Nhưng bằng cách nào?
Sau khi nhân vật đấu tranh và vượt qua những khó khăn, người nghe bắt đầu cảm thấy nhẹ nhõm khi người đó cuối cùng đã có thể tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm – hoặc ít nhất là học được nhiều bài học mới.
Trong một câu chuyện gốc về kinh doanh, phần kết chỉ đơn giản là kết thúc câu chuyện với một giải pháp cho một nỗi đau hoặc một giải pháp cho một xung đột nào đó.
Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi có quá nhiều sản phẩm cùng cạnh tranh trên thị trường, khi khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn và khi yếu tố cảm xúc vẫn là yếu tố chính quyết định việc khách hàng nhớ và yêu thích một thương hiệu nào đó, các nhà đầu tư, doanh nghiệp hay giới truyền thông đều khao khát những câu chuyện gốc đủ sức truyền cảm hứng.
Và bạn cũng vậy !
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nam Nguyen | MarketingTrips