Theo SCMP, công ty mẹ của TikTok là ByteDance đã chi một số tiền kỷ lục trong quý II/2020 để vận động hành lang, đấu tranh trước các cáo buộc nền tảng video này chia sẻ thông tin của người dùng cho chính quyền Trung Quốc.
Cụ thể, ByteDance đã chi khoảng 500.000 USD trong quý II, tính tới hết ngày 30/6. Trước đó, theo thông tin vận động hành lang của quốc hội Mỹ, công ty này đã chi khoảng 300.000 USD trong 3 tháng đầu năm.
Đây được xem là một cố gắng trước những áp lực mà chính phủ Mỹ đang tạo ra để cấm hoàn toàn TikTok. Ngày 6/7, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết chính phủ quốc gia này “đang nghiêm túc xem xét cấm TikTok“, sau đó Tổng thống Trump đã nhanh chóng khẳng định phát biểu trên là thật.
ByteDance bắt đầu vận động hành lang từ năm 2019, với thông điệp “sử dụng công nghệ Internet để xây dựng một nền tảng hỗ trợ giáo dục”.
Đối tượng vận động hành lang của TikTok là quốc hội Mỹ, các nhân viên trong văn phòng điều hành của tổng thống, trong đó có một số nhân viên Nhà Trắng phụ trách về mảng kinh tế và an ninh quốc gia.
Trong đó, phải kể đến Michael Beckerman, nguyên Chủ tịch của Hiệp hội Thương mại Internet Mỹ; David Urban, cố vấn cấp cao trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump từ năm 2016; Marco Rubio, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio… Tất cả đều là nhân viên của ByteDance.
Theo Monument Advocacy, TikTok còn chi tiền vận động hành lang với những nhân viên kiểm duyệt nội dung với mục đích thuyết phục các chính trị gia rằng ứng dụng này không có liên quan tới chính phủ Trung Quốc và “chỉ là một ứng dụng vui vẻ”.
Đầu tháng 6, cựu giám đốc Walt Disney là Kevin Mayer được lựa chọn để trở thành CEO da trắng đầu tiên của TikTok. Nhiều chuyên gia cho rằng quyết định cơ cấu nhân sự này là để xây dựng hình ảnh “không liên quan tới Trung Quốc” của TikTok.
TikTok đang đối mặt với một cuộc điều tra an ninh quốc gia về thương vụ mua lại ứng dụng hát nhép (lipsync) có tên Musical.ly, sau đó sáp nhập thành TikTok. “Kết quả sẽ có trong vài tuần nữa”, Mark Meadows, Chánh thanh tra Nhà Trắng cho biết.
Ngoài ra, công ty này đang bị cả Ủy ban Thương mại Liên bang và Bộ Tư Pháp điều tra về các hoạt động thu thập dữ liệu người dùng, trong đó có cáo buộc TikTok không khắc phục các vấn đề về quyền riêng tư cho nhóm khách hàng trẻ em dưới 13 tuổi, lỗi vi phạm đã bị kiện từ năm 2019.
Theo Bloomberg, bên cạnh vận động hành lang nhân viên Nhà Trắng hoặc các chính trị gia, TikTok được biết là đã tiếp cận khoảng 50 công ty luật, luật sư, nhà lập pháp nổi tiếng tại Mỹ để nhấn mạnh việc công ty này không có liên quan tới chính quyền Trung Quốc.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh | MarketingTrips
Theo SCMP/Zing