Skip to main content

Google: Chia sẻ 3 bí quyết thúc đẩy hiệu suất làm việc

17 Tháng Tám, 2020

Những thay đổi rất nhỏ về chính sách đã tạo ra động lực phát triển và hiệu suất làm việc hàng đầu thế giới của Google.

Những hình ảnh đẹp mắt và hấp dẫn đến choáng váng bên trong quần thể Googleplex cho thấy lí do tập đoàn nhận được trung bình 2,5 triệu hồ sơ ứng tuyển mỗi năm.

Từ các khoang ngủ trưa đến dịch vụ mát-xa tại chỗ, từ 3 bữa ăn cho mọi nhân viên mỗi ngày cho đến kiến trúc nội thất tuyệt đẹp, Google chắc chắn đã tái định nghĩa ‘chế độ đãi ngộ’ và ‘môi trường làm việc’ cho nhân viên của họ.

Advertisement

Hệ thống hồ bơi trong nhà, sân bóng chuyền bãi biển hay các phòng giặt là miễn phí không phải là yếu tố duy nhất khiến tập đoàn công nghệ 300 tỷ USD đạt được 93% xếp hạng 5 sao của các CEO trên Glassdoor.

Cơ sở hạ tầng đồ sộ, độc đáo có thể khiến nhiều người bỏ qua những chi tiết nhỏ nhưng được phân tích và lồng ghép hết sức tinh tế trong cách xây dựng nền tảng văn hóa hiệu suất cao của Google.

Một công ty không cần phải tạo ra hàng triệu USD doanh thu để áp dụng các nguyên tắc cơ bản này. Theo các chuyên gia của Entrepreneur, ba bài học hàng đầu mà mọi doanh nghiệp đều có thể cân nhắc và bắt đầu triển khai ngay lập tức từ Google chính là:

Sức khỏe tinh thần là điều tối quan trọng

Vào năm 2012, Google đã khởi động một nghiên cứu chuyên sâu để xác định yếu tố nào khiến các đội nhóm nỗ lực hợp tác và đạt được hiệu quả cao nhất, ngoài yếu tố nhân sự xuất sắc.

Advertisement

Dự án này có tên là Aristotle, đã tổng hợp nhiều nghiên cứu trong hơn 50 năm cũng như mọi đặc điểm sẵn có của các đội nhóm trong công ty. Họ tìm kiếm các hình mẫu về lối sống xã hội bên ngoài công việc, các đặc điểm tính cách (hướng nội hoặc hướng ngoại) của từng thành viên trong nhóm, trình độ học vấn, sở thích và nhiều thông tin khác.

Rõ ràng là những đặc điểm này vốn được cho là sẽ tác động đến hiệu suất làm việc của một nhóm. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn về các quy tắc tương tác (những quy tắc bất thành văn do một nhóm tự đề ra), yếu tố quan trọng nhất chính là sức khỏe tinh thần.

Ở đây, sức khỏe tinh thần được định nghĩa là “nhận thức của một cá nhân về hậu quả của việc chấp nhận rủi ro khi hợp tác”. Nói cách khác, đó là cách một thành viên bất kì cảm nhận về khả năng đổi mới, thừa nhận sai lầm của bản thân hoặc đặt câu hỏi mà không lo bị đánh giá hay hạ thấp địa vị trong nhóm.

Thông qua Dự án Aristotle, nhân viên của Google đã phát hiện ra rằng hiệu quả của nhóm không phụ thuộc vào việc trong nhóm gồm những ai mà chính là cách họ tương tác với nhau.

Advertisement

Những đội nhóm xuất sắc nhất là những đội có các thành viên cảm thấy an toàn và bình đẳng khi nêu ý kiến trong các cuộc họp hoặc buổi trao đổi. Họ luôn tin tưởng rằng các đồng đội sẽ tôn trọng lẫn nhau và không từ chối thô bạo, chê cười hoặc trừng phạt họ vì nêu ra quan điểm cá nhân.

Người lãnh đạo chính là khởi đầu

Có một người quản lí giỏi đóng vai trò thiết yếu trong thành công doanh nghiệp không phải là phát hiện mới với Google. Năm 2008, Google ra mắt Dự án Oxy – một nghiên cứu nhằm xác định những phẩm chất tốt nhất của những nhà quản lí giỏi nhất.

Họ thu thập hơn 10.000 quan sát về mẫu người quản lí điển hình để xác định những đặc điểm được nhân viên đánh giá là hữu ích và những đặc điểm nào ngược lại.

Trước khi có Dự án Oxy, lí thuyết hoạt động của Google là những nhà quản lí hoặc lãnh đạo giỏi cần phải có kiến thức kĩ thuật cao hơn nhân viên nhưng kết luận của nghiên cứu hoàn toàn trái ngược.

Advertisement

Dự án Oxy nhận thấy dữ liệu chứng minh rằng khả năng tiếp cận vấn đề, giao tiếp tốt và trao quyền cho các thành viên trong nhóm là những đặc điểm có giá trị nhất của những người quản lí giỏi.

Cuối cùng, 8 thói quen của các nhà quản lý Google được đề ra bao gồm:

  • Trở thành một huấn luyện viên giỏi: phản hồi trực tiếp thường xuyên, nhất quán và cân bằng giữa phản hồi tiêu cực với tích cực.
  • Trao quyền cho thành viên nhóm và không quản lí vi mô: tư vấn và cho nhân viên sự tự do.
  • Quan tâm đến thành công và hạnh phúc cá nhân của các thành viên trong nhóm: hiểu điều gì là quan trọng đối với các thành viên ngoài nơi làm việc và dành thời gian chào đón các thành viên mới.
  • Đừng siêng năng, hãy tập trung vào năng suất và hướng đến kết quả: tập trung vào mục tiêu cần đạt được và cách thức triển khai. Sử dụng khả năng lãnh đạo để loại bỏ các trở ngại, thúc đẩy cả nhóm.
  • Là người giao tiếp và lắng nghe: tạo môi trường đối thoại cởi mở, đồng cảm và thẳng thắn về mục tiêu của nhóm.
  • Giúp nhân viên phát triển sự nghiệp.
  • Có tầm nhìn và chiến lược rõ ràng: giúp nhóm tập trung vào các mục tiêu và chiến lược, bao gồm cả xây dựng tầm nhìn.
  • Có kĩ năng chuyên môn tốt để cố vấn cho nhóm khi cần: làm việc chung với các thành viên, hiểu những thách thức tập thể sẽ phải đối mặt.

Quyết định dựa trên dữ liệu

Không có gì ngạc nhiên khi một công ty công nghệ tạo ra các thuật toán phức tạp luôn đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Tuy nhiên, Google thực sự đã áp dụng chính sách này ở một tầm cao mới.

Bộ phận nhân sự của Google được gọi là Phòng phân tích Con người (People Analytics Department) vì mục tiêu của họ là đưa ra quyết định tuyển dụng dựa trên dữ liệu.

Advertisement

Trong Project Oxygen, Google thu thập hơn 10.000 quan sát từ hơn 100 nguồn dữ liệu, từ các bài đánh giá hiệu suất và khảo sát nhân viên. Với Dự án Aristotle, nhóm Google đã phân tích dữ liệu trong hơn 50 năm về các đội nhóm hoạt động hiệu quả.

Từ đó, họ so sánh các cá nhân hiệu quả so với những người không hiệu quả trên mọi khía cạnh: từ giới tính đến khoảng thời gian gắn bó, tần suất được động viên và khen thưởng.

Việc Google chú ý đến từng chi tiết và sẵn sàng xem xét dữ liệu từ mọi góc độ để nắm bắt đầy đủ ý nghĩa đã giúp họ tạo ra một môi trường làm việc tuyệt vời.

Dù họ đã chi hàng triệu USD để phân tích mọi khía cạnh của cuộc sống nhân viên ( cả bên trong và bên ngoài nơi làm việc), bài học dành cho các công ty nhỏ hơn chính là tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu suất thường xuyên và khảo sát nhân viênkhoa học nhất.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Google hạn chế việc các website nhỏ lợi dụng danh tiếng của website lớn để làm SEO

23 Tháng Mười Một, 2024
Gã khổng lồ tìm kiếm đang truy quét các đường dẫn lạm dụng danh tiếng trang web để kéo lưu lượng …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement