6 cách để thuyết phục khách hàng làm những điều bạn muốn
Nếu bạn muốn nhận được từ “Yes” từ người tiêu dùng, hãy tham khảo những chiến lược dưới đây từ những nhân viên bán hàng và doanh nhân hàng đầu của thế giới.
Trong thế giới kinh doanh ngày nay, từ “influencer” được sử dụng rất nhiều, nhưng thực sự, sức mạnh của sự thuyết phục được phát huy tác dụng như thế nào?
Một nghiên cứu mới của Everreach giải thích các yếu tố mà các doanh nghiệp sử dụng để tác động đến khách hàng từ đó đạt được mục tiêu.
Đối với kinh doanh, các nguyên tắc như “có đi có lại” và “sự khan hiếm” là những yếu tố lớn để tạo ra sự thuyết phục.
Chẳng hạn, khách hàng có xu hướng đánh giá cao doanh nghiệp của bạn khi bạn tặng họ một thứ gì đó mang tính cá nhân hóa hoặc bất ngờ.
Cũng tương tự, họ có xu hướng muốn những thứ ‘độc nhất’, đó là lý do tại sao những ưu đãi có thời hạn lại có xu hướng có thể bán được nhiều hàng hơn.
Khách hàng của bạn cũng muốn cảm thấy tự tin. Doanh nghiệp của bạn có thể xây dựng một mối quan hệ lâu dài bằng cách nhấn mạnh “kiến thức chuyên môn” và “tính có thẩm quyền” của bạn trong ngành của mình.
Dưới đây là 06 yếu tố phổ biến sẽ hướng dẫn bạn thực hiện những điều đó:
1. Có đi có lại.
Có đi có lại được định nghĩa là nghĩa vụ bạn nên trả lại những gì tương ứng với thứ bạn đã nhận từ người khác.
Trong một nghiên cứu, người ta thấy rằng nếu một người phục vụ cho khách hàng một viên kẹo bạc hà vào cuối bữa ăn, tiền ‘tip’ của anh ta sẽ tăng lên 3% và nếu là hai viên anh ta sẽ được ‘tip’ 14%.
Chìa khóa để sử dụng kỹ thuật này đó là bạn phải là người đầu tiên đưa ra quyền lợi và đảm bảo rằng nó được cá nhân hóa cũng như có tính bất ngờ.
2. Sự khan hiếm.
Khi British Airways thông báo rằng họ sẽ không có hơn 2 chuyến bay một ngày từ London đến New York vì nó không mang lại lợi nhuận, doanh thu ngày hôm sau của hãnh này đã tăng vọt.
Khi bạn chỉ nói với mọi người những lợi ích mà họ sẽ nhận được là chưa đủ, bạn cũng cần phải làm nổi bật những gì là duy nhất và những gì khách hàng có thể mất.
3. Tính có thẩm quyền.
Mọi người có xu hướng sẽ theo dõi các chuyên gia mà họ có độ tin cậy cao.
Ví dụ, các nhà vật lý trị liệu có thể thuyết phục hầu hết bệnh nhân của họ chấp nhận chẩn đoán của họ bằng các văn bằng được dán trên tường trong văn phòng của họ.
Điều quan trọng là bạn phải chỉ ra cho người khác điều gì khiến bạn đáng tin cậy và là người có thẩm quyền về điều đó trước khi bạn cố gắng gây ảnh hưởng đến họ.
4. Tính nhất quán.
Trên một con phố, rất ít người sẵn sàng tham gia ủng hộ chiến dịch lái xe an toàn. Nhưng trên một con phố tương tự, hơn một nửa số người muốn làm điều đó.
Tại sao lại có sự khác biệt này?
Bởi vì với con phố có quá bán người ủng hộ đó, 10 ngày trước họ đã đồng ý đặt một tấm thẻ nhỏ trên cửa sổ nhà của họ để ủng hộ chiến dịch. Cái thẻ nhỏ đó chính là cam kết ban đầu dẫn đến mức tăng trưởng trong việc thực hiện.
Khi tìm cách gây ảnh hưởng bằng cách sử dụng nguyên tắc nhất quán, bạn nên tìm kiếm những cam kết tự nguyện, tích cực và công khai.
5. Tính cảm thông.
Mọi người thích nói có với những người thích họ. Vậy thực chất, điều gì khiến người này thích người kia?
Trong một loạt các nghiên cứu từ hai trường kinh doanh, một nhóm sinh viên MBA được yêu cầu nằm lòng câu “thời gian là tiền bạc” và bắt đầu đàm phán ngay lập tức.
Kết quả là, 55% sinh viên có thể đạt được thỏa thuận với người dân.
Nhóm thứ hai được yêu cầu trao đổi một số thông tin với người dân trước khi bắt đầu đàm phán, đồng thời các sinh viên này cũng được yêu cầu cần tìm các điểm chung giữa họ với người dân trên những thứ mà họ chia sẻ.
Kết quả là, 90% sinh viên có được thoả thuận.
6. Sự đồng thuận.
Mọi người thường rất thích xem hành động của người khác.
Các khách sạn thường đặt những tấm thẻ nhỏ trong phòng tắm để thuyết phục khách sử dụng lại khăn tắm. Điều này được thực hiện bằng cách thông báo cho họ về những lợi ích đối với môi trường.
Chiến lược này dẫn đến mức hơn 30% khách hàng đồng thuận. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu trên thẻ ghi rằng 75% khách hàng sử dụng lại khăn tắm?
Thay đổi một vài từ về những gì khách hàng khác đã làm là một trong những thông điệp hiệu quả nhất.
Khoa học chứng minh rằng thay vì dựa vào khả năng thuyết phục người khác của bản thân, chúng ta có thể nhắm mục tiêu vào những gì người khác đang làm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh | MarketingTrips