Skip to main content

Chiến lược ‘mua để diệt’ của Facebook

4 Tháng Mười, 2020

Trong email trao đổi về việc mua Instagram, Mark Zuckerberg, CEO Facebook, đề cập kế hoạch thâu tóm bất cứ công ty startup nào cạnh tranh với họ.

Trong phiên điều trần diễn ra rạng sáng ngày 30/7, Zuckerberg liên tục bị các nghị sĩ hỏi về quyết định bỏ ra một tỷ USD để mua lại Instagram vào năm 2012.

Ông mặc bộ vest lịch sự, chọn phông nền trắng trung tính và liên tục uống nước trong suốt 5 tiếng diễn ra sự kiện. Đã có nhiều kinh nghiệm, ông luôn nhìn thẳng camera, dù góc máy khiến khuôn mặt ông có phần kỳ dị, và trả lời trơn tru các câu hỏi của Hạ viện.

Advertisement

Nghị sĩ Joe Neguse nhắc đến một email nội bộ của Zuckerberg mà Uỷ ban Tư pháp thu thập được, trong đó CEO Facebook thông báo đã đạt được thoả thuận sáp nhập ứng dụng ảnh Instagram.

“Một lý do mọi người đánh giá thấp tầm quan trọng của việc dõi theo Google là chúng ta luôn có thể chỉ cần mua bất cứ công ty startup cạnh tranh nào. Nhưng sẽ cần thêm thời gian trước khi chúng ta có thể mua lại Google”, Zuckerberg viết.

Zuckerberg trả lời ông không nhớ gì tới email này, nhưng nội dung “nghe như một câu nói đùa”.

Trong khi đó, nghị sĩ Pramila Jayapal chất vấn: “Trong một cuộc nói chuyện, ông nói với Systrom rằng Facebook đang xây dựng chiến lược riêng về ảnh và công ty sẽ quyết định mối quan hệ với Instagram là đối tác hay đối thủ”.

Advertisement

Theo bà, Kevin Systrom, đồng sáng lập Instagram, hiểu đó là lời đe doạ và bày tỏ sự lo ngại với một nhà đầu tư rằng Zuckerberg sẽ kích hoạt “chế độ huỷ diệt” nếu ông không đồng ý bán ứng dụng này.

Trong một email khác, Facebook mô tả Instagram là mối đe doạ, nên thay vì cạnh tranh, họ quyết định bỏ tiền ra mua nó. Zuckerberg phủ nhận và nhắc lại rằng khi đó Uỷ ban Thương mại Liên bang đã phê duyệt thương vụ.

Bên cạnh đó, ông cho rằng không có gì đảm bảo ứng dụng sẽ đạt được thành công với hơn một tỷ người dùng hàng tháng như hiện nay nếu không thuộc về Facebook.

Tương tự, nghị sĩ Joe Neguse nhận xét về vụ sáp nhập WhatsApp năm 2014 với giá 19 tỷ USD: “Trong vài năm qua, Facebook đã sử dụng sức mạnh trên thị trường của mình để mua lại, hoặc sao chép lại đối thủ. Thưa ngài, chúng tôi có một từ để mô tả công ty của ngài, đó là độc quyền”.

Advertisement

Nếu tính là một quốc gia, Facebook là nước đông dân nhất thế giới với 2,6 tỷ người dùng tính đến quý I/2020. Không dừng ở đó, mạng xã hội này liên tục củng cố vị thế thống trị của mình bằng cách chi các khoản tiền khổng lồ để mua về những nền tảng nhỏ hơn.

Giới công nghệ lo ngại chiến lược “mua để diệt” – thâu tóm và triệt hạ đối thủ tiềm năng trước khi họ kịp lớn mạnh – của các đại gia công nghệ sẽ giết chết sự cạnh tranh.

Theo Bloomberg, số các công ty nhỏ bị Amazon, Apple, Google, Facebook và Microsoft mua lại trong 6 tháng đầu năm đã đạt 27 công ty, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc mua bán này càng khiến họ bị giám sát về hành vi độc quyền.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo VnExpress

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement