Skip to main content

Gucci ‘bội thu’ trong năm 2021

23 Tháng Hai, 2022

Hãng Gucci đã có một năm doanh thu đạt kỷ lục so với trước đại dịch, đẩy doanh thu tập đoàn xa xỉ Kering lên 17,7 tỷ euro (20,1 tỷ USD); tăng 35,2% so với năm trước.

Gucci 'bội thu' năm 2021

Gucci – thương hiệu thời trang giá trị nhất trong đế chế hàng xa xỉ Kering – đã mang lại doanh thu 9,7 tỷ euro (11,02 tỷ USD) cho tập đoàn này; tăng 31,2% so với năm 2020, vượt mức trước đại dịch.

 Sự ra mắt của bộ sưu tập Gucci’s Aria vào tháng 9, sau đó bộ phim House of Gucci khuấy đảo giới điện ảnh vào tháng 11 đã giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong quý 4, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái.

Advertisement

Theo Forbes, sự hợp tác của Gucci với các thương hiệu như The North Face đã giúp ích rất nhiều nhưng sự thèm muốn người tiêu dùng sau đại dịch có thể là yếu tố lớn nhất thúc đẩy sự tăng trưởng.

Trong báo cáo năm 2021, Kering cho biết 6 tháng đầu tiên của năm đại dịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh số bán hàng toàn cầu, đẩy hoạt động kinh doanh xuống gần 18% vào năm 2020. Nhưng đến năm ngoái, các thương hiệu của họ bắt đầu bùng nổ khi người tiêu dùng lại háo hức mua hàng xa xỉ.

“Tất cả các cơ sở kinh doanh của chúng tôi đã phục hồi doanh số mạnh mẽ, vượt qua năm 2019. Đồng thời chúng tôi cũng củng cố tính độc quyền trong phân phối và nâng cao hơn nữa giá trị thương hiệu của mình”, tỷ phú François-Henri Pinault – Chủ tịch kiêm CEO Kering, cho biết.

Doanh thu của Yves Saint Laurent – một thương hiệu khác thuộc sở hữu của Kering – đạt 2,5 tỷ euro (2,8 tỷ USD) vào năm ngoái, tăng 45% so với năm 2020. Giống như Gucci, quý 4 của hãng là quý tăng trưởng mạnh nhất, tăng hơn 60%.

Advertisement

Bottega Veneta – thương hiệu thời trang duy nhất của Kering đã tăng trưởng trong thời kỳ đỉnh dịch vào năm 2020 – tiếp tục đà đi lên của mình, với mức tăng 24% vào năm 2021.

Những thương hiệu khác của tập đoàn xa xỉ Pháp như Balenciaga, Alexander McQueen và Boucheron cũng tăng trưởng mạnh.

Khi các thương hiệu của đối thủ LVMH như Louis Vuitton thông báo tăng giá trên toàn cầu để bù đắp chi phí, Chủ tịch Kering Pinault cho biết việc tăng giá của hãng sẽ được đánh giá theo từng trường hợp trước mỗi lần ra mắt bộ sưu tập.

Ông nói thêm giá trung bình các sản phẩm thuộc thương hiệu của Kering có thể sẽ tăng do chi phí, thuế nhập khẩu và chênh lệch ngoại tệ.

Advertisement

“Mọi người cứ nói về những đợt tăng giá xa xỉ này như thể chúng là một điều thảm khốc, nhưng cuối cùng thì ai quan tâm chứ?”, Giám đốc tài chính Jean-Marc Duplaix của Kering nói. “Không ai mua Balenciaga để được giảm giá – những người mua phần lớn là miễn nhiễm về giá”.

Sarah Davis, người sáng lập trang web bán lại đồ xa xỉ Fashionphile, chỉ ra rằng xu hướng tăng giá này không có gì mới. “Hermès, Louis Vuitton, Gucci và Chanel đã tăng giá theo cùng một phong cách kể từ những năm 1980.

Trước đây, giá túi xách và phụ kiện sang trọng đã tăng lần lượt 2% đến 4% và 7% đến 10% mỗi năm”, Davis nói. Tuy nhiên bà lưu ý tỷ lệ phần trăm tăng và tần suất tăng giá đã tăng mạnh hơn vào năm 2021.

Advertisement

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Hà Anh (Theo NDH)

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

OpenAI được cho là đang phát triển trình duyệt web AI riêng

25 Tháng Mười Một, 2024
OpenAI được cho là đang phát triển trình duyệt web riêng, tích hợp chặt chẽ với ChatGPT và nhiều …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement