Skip to main content

Nền tảng streaming Quibi thất bại và bài học rút ra cho ứng dụng mới nổi

8 Tháng Mười Hai, 2020

Với Quibi, câu chuyện thú vị nhất mà nền tảng này tạo ra lại chính là câu chuyện về thất bại của chính mình.

Quibi – về lý thuyết đã hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành một nền tảng streaming mạnh nhất thế giới, có thể cạnh tranh với những tên tuổi lớn như Netflix hay Disney+. Thế nhưng, thiên không thời, địa không lợi, nhân không hòa, Quibi đã nhanh chóng biến mất khỏi thị trường chỉ sau khoảng 6 tháng ra mắt.

Theo đó, ngày 22/10, Quibi tuyên bố đóng cửa vì số lượng khán giả và số lượng tải xuống ứng dụng không như kỳ vọng. Thời gian tồn tại của Quibi quá ngắn ngủi, đến mức tưởng chừng như cái tên này chưa từng tồn tại trên thị trường.

Advertisement

Tuy nhiên nếu điểm lại về tiềm năng (trước khi thất bại) của Quibi, nhiều người sẽ bất ngờ. Quibi sở hữu đội ngũ điều hành là những chuyên gia sừng sỏ trong ngành giải trí và lão luyện trên thương trường: Người sáng lập Jeffery Katzenberg vốn là giám đốc hãng phim hoạt hình Dreamworks. CEO Meg Whitman là cựu CEO của Hewlett Packard.

Công ty này vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Tiếp đó, Quibi còn có sẵn mối quan hệ với rất nhiều diễn viên Hollywood nổi tiếng và tích hợp trên nhiều thiết bị (iOS, Android, Chromecast và AirPlay).

Cũng giống như Netflix, Disney + và Amazon Prime Video, Quibi cũng tự sản xuất các nội dung riêng. Giá thuê bao cũng khá rẻ, 5 USD/tháng. Điểm khác biệt là họ hướng đến các dạng video ngắn gọn, chỉ dài khoảng 10 phút để cho khán giả chủ yếu xem trên điện thoại.

Định hướng nghe có vẻ rất đúng đắn và khả quan. Vậy điều gì đã khiến Quibi đi đến thất bại quá nhanh chóng như vậy?

Advertisement

Quibi thất bại vì thời điểm

Quibi hướng đến người dùng là học sinh, sinh viên, người đi làm. Theo đó, các lãnh đạo của công ty nghĩ rằng, những đối tượng này sẽ sử dụng Quibi để xem những video ngắn và đa dạng nội dung trong những khoảng thời gian như di chuyển trên xe bus/tàu điện hay ăn trưa tại văn phòng.

Tuy nhiên, đáng tiếc Quibi đã ra đời sai thời điểm, khi mọi người – bao gồm các đối tượng khách hàng tiềm năng của Quibi – phải ở nhà lâu hơn vì đại dịch COVID-19. Trong thời kỳ cách ly nhàm chán ở nhà, khán giả sẽ thích xem những bộ phim/chương trình dài tập trên các nền tảng như Netflix, Amazon Prime Video, Disney + hoặc Hulu hơn.

Ngoài thời gian, các chiến dịch truyền thông xã hội của Quibi cũng tồn tại những vấn đề. Và những vấn đề này cực kỳ sai lầm đối với một nền tảng hướng đến người dùng trẻ tuổi và sử dụng trên điện thoại như Quibi.

Thứ nhất, thời điểm Quibi ra mắt, thị trường nội dung streaming đã bão hòa. Điểm khác biệt của Quibi – các nội dung ngắn – lại không thể hấp dẫn bằng những nội dung trên các nền tảng khác, chẳng hạn TikTok.

Advertisement

Thứ hai, mô hình kinh doanh của Quibi đặt cược quá lớn vào số lượng người dùng trả phí sau 90 ngày dùng thử miễn phí. Quibi ước tính sẽ có 7 triệu người dùng đăng ký, thế nhưng cuối cùng, nền tảng này chỉ thu về 2 triệu lượt đăng ký.

Cuối cùng, thay vì đầu tư vào chiến lược thu hút khách hàng mới trong thời gian dài, Quibi lại vung tiền vào các chiến dịch quảng cáo lúc ra mắt, bao gồm cả đoạn quảng cáo cực kỳ đắt đỏ tại Super Bowl.

Có lẽ với Quibi, câu chuyện thú vị nhất mà nền tảng này tạo ra lại chính là câu chuyện về thất bại của chính mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Hà Anh | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Starbucks chọn ‘địa phương hóa’ làm chiến lược phát triển bền vững

14 Tháng Mười Một, 2024
Cuối tháng 9, gã khổng lồ ngành F&B Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) ở…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement