Skip to main content

Thực hư thông tin Coca-Cola Việt Nam bị thâu tóm

22 Tháng Bảy, 2022

Tập đoàn Swire Pacific mới đây tuyên bố mua lại dây chuyền sản xuất của Coca-Cola Việt Nam và Campuchia. Thương vụ có giá trị 1,015 tỷ USD.

Theo Bloomberg, tập đoàn Swire Pacific của Anh có kế hoạch mua lại hoạt động sản xuất của Coca-Cola tại Việt Nam và Campuchia với giá 1,015 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên tập đoàn có trụ sở tại Hong Kong mở rộng sang thị trường đồ uống Đông Nam Á.

Trong hồ sơ gửi lên sàn giao dịch chứng khoán ngày 18/7, Swire cho biết thỏa thuận sẽ đưa mảng kinh doanh đồ uống của tập đoàn tới một trong những thị trường đồ uống phát triển nhanh chóng nhất. Thương vụ dự kiến sẽ hoàn tất trong vòng 6 tháng tùy thuộc vào thỏa thuận chống độc quyền.

Hiện đồ uống và bất động sản đang là hai mảng kinh doanh sinh lời cao nhất của tập đoàn 206 năm tuổi. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng đầu tư vào lĩnh vực mới nổi như chăm sóc sức khỏe, đồng thời nắm phần lớn cổ phần của hãng hàng không Cathay Pacific Airways.

Swire và Coca-Cola vốn có mối quan hệ lâu dài. Doanh nghiệp đã là đơn vị nhượng quyền của nhà sản xuất đồ uống từ những năm 1960.

Swire sở hữu thương hiệu Swire Coca-Cola Ltd, đối tác lớn thứ 5 của Coca-Cola. Hàng năm, doanh số sản xuất đồ uống tĩnh và có ga tại Hong Kong, Trung Quốc đại lục, Đài Loan và một số khu vực ở Mỹ vượt 1,7 tỷ đơn vị hộp.

Tập đoàn này từng mua lại dây chuyền sản xuất của nhà sản xuất nước giải khát ở miền Nam Trung Quốc vào năm 2016. Chi nhánh này là một trong những cơ sở sản xuất lớn nhất thế giới của Coca-Cola, hiện phục vụ khoảng 675 triệu khách hàng ở Trung Quốc đại lục.

Coca-Cola Việt Nam chưa xác nhận thương vụ.

Ngày 19-7, trao đổi phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện Coca-Cola Việt Nam khẳng định  mọi hoạt động của Coca-Cola tại Việt Nam vẫn diễn ra bình thường, không có gì thay đổi.

Theo đại diện Coca-Cola Việt Nam, đối tác mua lại phần đóng gói và phân phối vẫn là thành viên cùng chung hệ thống Coca-Cola, họ cũng có cổ phần trong tập đoàn Coca-Cola toàn cầu. Do đó, đây thực chất là việc chuyển giao trong nội bộ để thuận lợi cho việc phát triển thị trường mục tiêu mà cả hai đối tác hướng tới.

“Việt Nam có thị trường nước giải khát ổn định và phát triển. Do đó, không có lý do gì Coca – Cola Việt Nam phải thay đổi chủ sở hữu” – đại diện Coca-Cola Việt Nam nhấn mạnh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …