Skip to main content

Uniqlo bắt đầu chiến lược bán quần áo đã qua sử dụng

9 Tháng Sáu, 2024

Cửa hàng Tenjin của Uniqlo ở phường Chuo, thành phố Fukuoka, đã bắt đầu triển khai hoạt động bán quần áo đã qua sử dụng.

Hòa vào xu hướng tái chế đang lan rộng nhanh chóng tại Nhật Bản, từ tháng 4 vừa qua, cửa hàng Tenjin của Uniqlo ở phường Chuo, thành phố Fukuoka, đã bắt đầu triển khai hoạt động bán quần áo đã qua sử dụng.

Theo dữ liệu có được, để có thể bán những quần áo này, Uniqlo phải làm sạch và nhuộm lại quần áo tại một nhà máy chuyên dụng. Quần áo đã qua sử dụng nhìn chung có giá bán thấp hơn hàng mới, ngoại trừ một số mặt hàng được nhuộm lại.

Hiện có khoảng 300-400 mặt hàng luôn có sẵn tại cửa hàng Tenjin và sẽ chỉ được bán đến hết ngày 31/8. Sau đó, Uniqlo sẽ tổng hợp phản hồi của khách hàng để xác định liệu có tiếp tục mô hình này lâu dài hay không. Ngoài Tenjin, một cửa hàng khác cũng bày bán quần áo Uniqlo đã qua sử dụng là cửa hàng ở phường Setagaya thuộc thủ đô Tokyo.

Đại diện Bộ phận Quan hệ công chúng của Uniqlo cho biết Fukuoka là nơi có nhiều cửa hàng bán quần áo cũ nên công ty nhận thấy đây là khu vực phù hợp nhất để chạy thử chương trình, ngoài Tokyo. Trong khi đó, Giám đốc cửa hàng Tenjin, Yuko Mitsuki, bày tỏ hy vọng khách hàng sẽ thích thú với mặt hàng đã qua sử dụng và góp phần vào xu hướng tái chế đang lan rộng trong xã hội.

Trước đó, từ năm 2006, Uniqlo bắt đầu thu gom quần áo tồn kho tại các cửa hàng, chủ yếu giao đến các trại tị nạn. Công ty cũng tái chế các áo khoác lông vũ và tận dụng những sản phẩm tồn kho để làm thành vật liệu chống nóng, chống ồn. Tuy nhiên, các trại tị nạn chỉ có thể tiếp nhận một số lượng quần áo hạn chế, chưa kể tới những mặt hàng không phù hợp với người nhận vì lý do tôn giáo hoặc các lý do khác.

Ngoài Uniqlo, một số hãng quần áo khác trên thế giới cũng đang triển khai mô hình thu hồi các sản phẩm đã qua sử dụng và tận dụng những sản phẩm bị loại bỏ để góp phần nâng cao nhận thức về môi trường. Một trong số đó là hãng Onward Holdings Co., đặc biệt nổi tiếng với thương hiệu 23ku.

Hãng thời trang này đã bắt đầu thu gom quần áo cũ từ năm 2009, bán quần áo cũ từ năm 2014 và từ đầu năm nay có thêm hoạt động tái chế. H&M, một hãng quần áo nổi tiếng khác, cũng đã khởi động dự án phục hồi quần áo cũ từ năm 2013 để bán ở thị trường châu Âu và Mỹ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Volkswagen dự kiến sa thải hàng chục ngàn nhân viên

25 Tháng Mười Hai, 2024
Nhà sản xuất ôtô hàng đầu châu Âu Volkswagen đạt thỏa thuận với công đoàn trong việc cắt giảm hơn…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …