Skip to main content

Xiaomi sẽ thế chân Huawei đe dọa Apple và Samsung

15 Tháng Chín, 2020

Khi Huawei đang gặp khó khăn, Apple và Samsung lại bị một đối thủ khác tới từ Trung Quốc đe dọa ở mảng smartphone.

Chỉ tính riêng trong năm 2020, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã 2 lần ban hành lệnh trừng phạt nhắm trực tiếp vào mảng chip bán dẫn của hãng công nghệ Trung Quốc Huawei. Chẳng bao lâu sau, một loạt đối tác gia công chip bán dẫn lớn trên thế giới, từ TSMC cho đến MediaTek đều lần lượt nói lời chia tay công ty này.

Quý II/2020, Huawei Technologies lần đầu tiên vượt mặt Samsung để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, thành công này phần lớn nhờ sự “ưu ái” của thị trường nội địa cho các sản phẩm của Huawei.

Advertisement

Ngay cả khi các dòng smartphone thế hệ mới không thể truy cập được vào kho ứng dụng dịch vụ Google, Huawei vẫn xuất xưởng 55,8 triệu chiếc smartphone từ tháng 4-6/2020.

Đó là Huawei của năm 2020. Sang năm 2021, lệnh cấm kép của chính quyền ông Trump được dự đoán sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số bán hàng của công ty. Theo các chuyên gia phân tích, nếu nguồn chip bán dẫn dự trữ cạn kiệt, sản lượng thiết bị cầm tay của Huawei trong năm tiếp theo có khả năng sẽ giảm tới 75%.

Tuy nhiên, ngay cả khi đặt Huawei sang một bên, thị phần kinh doanh smartphone của Apple và Samsung vẫn phải đối mặt với một đối thủ đáng gờm là Xiaomi.

Khó khăn của Huawei là cơ hội hiếm có cho Xiaomi

Theo Counterpoint Research, trong quý II/2020, 4 ông lớn đứng đầu thị phần smartphone trên toàn thế giới lần lượt là Huawei (20%), Samsung (20%), Apple (14%) và Xiaomi (10%).

Advertisement

Tại thị trường quốc tế, đặc biệt ở châu Âu, doanh số bán hàng của Xiaomi đã tăng trưởng 65% trong khi Huawei sụt giảm 17%. Chính điều này đã giúp Xiaomi vươn lên vị trí thứ 3 chỉ sau Samsung và Apple, trong khi Huawei đang phải đối mặt với một bức tranh tương lai đầy ảm đạm.

Trong kết quả kinh doanh quý II mới được công bố, doanh thu của Xiaomi đạt 7,7 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận của công ty là 650 triệu USD, tăng trưởng ba con số so với cùng kỳ năm 2019 và quý I/2020, thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc.

“Tại thị trường quốc tế, doanh số smartphone cao cấp của chúng tôi với giá bán lẻ từ 350 USD đã tăng 99,2% so với cùng kỳ năm 2019”, Xiaomi chia sẻ trong báo cáo tài chính. Ngoài ra, đây cũng chính là phân khúc mà Xiaomi có điều kiện thuận lợi hơn để đánh bại sự thống trị của Huawei.

Kể từ khi có tên trong danh sách đen của chính phủ Mỹ, hình ảnh của thương hiệu Huawei chịu ảnh hưởng ít nhiều. Không chỉ thế, công ty này còn không thể cung cấp cho người dùng những tiện ích của Google trên hệ điều hành Android.

Advertisement

Xiaomi thì khác, với tham vọng lấp đầy thị trường châu Âu nói riêng, hãng công nghệ này đang đẩy mạnh chiến lược kinh doanh các mẫu smartphone phân khúc bình dân nhưng chất lượng cao để lấy lòng người dùng. Thị trường châu Âu cũng là nơi Huawei từng khẳng định tên tuổi của mình trước khi bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt.

Theo giới phân tích, Xiaomi có tiềm năng để vượt qua Apple và Samsung để trở thành một trong 3 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Công ty này đang là nhà sản xuất smartphone có thị phần lớn nhất tại Tây Ban Nha, đứng thứ 3 tại Pháp và thứ 4 tại Đức.

“Hoạt động kinh doanh khu vực quốc tế của chúng tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ mặc cho xu hướng giảm của thị trường, đồng thời thu được kết quả đáng ghi nhận ở thị trường chính. Các lô hàng điện thoại thông minh của Xiaomi đã tăng 64,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên Xiaomi vươn lên vị trí thứ 3 về thị phần”, Xiaomi tuyên bố trong báo cáo kết quả kinh doanh.

Cần biết mình là ai để bỏ xa Huawei

Trong số các đối thủ tại thị trường nội địa, Xiaomi là công ty duy nhất tận dụng được khoảng trống mà Huawei để lại ở thị trường nước ngoài.

Advertisement

Do không phải chịu bất kỳ tác động nào từ chính phủ Mỹ, công ty này đang có nhiều ưu thế để thuyết phục hàng triệu người dùng Huawei chuyển sang sử dụng các dòng sản phẩm của mình.

Sau ngày 15/9, rất khó để có thể đoán trước những gì sẽ xảy đến với tương lai của Huawei. Nếu chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump không xem xét nới lỏng các lệnh hạn chế tiếp cận nguồn cung cấp chip bán dẫn, mảng kinh doanh điện thoại thông minh của hãng này sẽ phải chịu nhiều thiệt hại nặng nề.

Ngay cả ở thị trường Trung Quốc, Huawei cũng khó có thể kìm hãm đà phát triển của Xiaomi.

Ngoài Huawei, Xiaomi đang phải cạnh tranh với 2 ông lớn khác là Oppo và Vivo tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên tại thị trường quốc tế, Xiaomi đã và đang có được cách tiếp cận, chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Advertisement

Theo Forbes, vào một thời điểm nào đó trong năm 2021, Huawei sẽ cạn kiệt kho dự trữ chip bán dẫn. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến năng lực sản xuất điện thoại của công ty, cả trong nước lẫn xuất khẩu.

Nếu Xiaomi có khả năng tự định vị mình trong phân khúc smartphone cao cấp, công ty này sẽ có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và mở rộng dấu chân của mình sang nhiều quốc gia khác.

Huawei từng thành công khi tận dụng chiến lược của mình để phá vỡ sự thống trị một thời của Apple và Samsung. Không khó để Xiaomi tiếp tục thế chân vào vị trí đó và thực hiện những gì mà đối thủ “đồng hương” đang dang dở. Hãng cũng cam kết đầu tư thêm vào mảng nghiên cứu và phát triển, để tiếp tục đem lại sản phẩm giá tốt so với hiệu năng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement