82% nhà quảng cáo áp dụng giá trị thương hiệu cho các quyết định chi tiêu
Theo dữ liệu báo cáo mới nhất của Advertiser Perceptions, có đến 82% nhà quảng cáo sử dụng giá trị thương hiệu để làm tiêu chuẩn cho các quyết định chi tiêu.
Theo báo cáo niềm tin về nhận thức của các nhà quảng cáo năm 2021 do Advertiser Perceptions công bố, tỷ lệ nhà quảng cáo áp dụng các trách nhiệm với doanh nghiệp và giá trị thương hiệu vào các quyết định chi tiêu cho phương tiện truyền thông đã tăng hơn 20% so với năm trước lên mức 82%.
Hơn một nửa số nhà quảng cáo (54%) sẽ thay đổi cách thức và nơi họ sử dụng ngân sách truyền thông để mục tiêu quảng cáo có thể trở nên phù hợp hơn với doanh nghiệp và thương hiệu.
59% sẽ đánh giá những đối tác truyền thông dựa trên các yếu tố về độ tin cậy.
Nhìn chung, an toàn thương hiệu (brand safety) và các vấn đề liên quan đến việc lạm dụng dữ liệu là mối quan tâm chính của các nhà quảng cáo, đây là một sự thay đổi lớn so với năm 2020.
Ngoài ra, 79% nhà quảng cáo tin rằng các nền tảng (như TikTok, YouTube hay Facebook) phải chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với những nội dung có hại trên website của họ, bao gồm cả nội dung do người dùng đăng.
Báo cáo niềm tin về nhận thức của các nhà quảng cáo năm 2021 cho thấy các quyết định chi tiêu cho các hoat động truyền thông của các nhà quảng cáo đang thay đổi để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về an toàn thương hiệu và trách nhiệm của doanh nghiệp.
Báo cáo dựa trên các cuộc phỏng vấn với 250 nhà quảng cáo (66% làm việc ở các công ty quảng cáo và 34% những người làm marketing), cho thấy rằng cả các công ty quảng cáo (Agency) và thương hiệu hiện đều đang nỗ lực để giải quyết những mối quan tâm này.
Bà Sarah Bolton, Phó chủ tịch điều hành tại Advertiser Perceptions cho biết:
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và đạo đức kinh doanh hiện là các yếu tố đang được giới C-suite dành sự quan tâm đặc biệt.
Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang đánh giá lại các giá trị của doanh nghiệp họ. Họ ngày càng không sẵn sàng đánh đổi doanh nghiệp với các yếu tố hiệu suất đơn thuần.”
Trong khi an toàn thương hiệu là yêu cầu hàng đầu, mối quan tâm về dữ liệu và quyền riêng tư đã đã ít trở nên quan trọng hơn, với 36% người được hỏi đang lo ngại về các vi phạm quyền bảo mật dữ liệu, giảm từ mức 53%; quyền riêng tư dữ liệu của người dùng chiếm 27%, giảm từ 40% và lạm dụng dữ liệu của bên thứ nhất là 30%, giảm từ 31%.
Những lo ngại này đã không còn quá quan trọng ngay cả khi bối cảnh về bảo mật dữ liệu đang phải đối mặt với một loạt các thay đổi về quy định và chính sách của các nền tảng.
Tuy nhiên, hơn 3/4 các nhà quảng cáo cho biết bất kỳ việc sử dụng dữ liệu cá nhân nào cũng có nguy cơ xâm hại đến danh tiếng của thương hiệu.
Ngoài ra, trong khi 4/5 nhà quảng cáo tin rằng các thương hiệu cần giám sát và kiểm soát nhiều hơn đối với các vị trí đặt quảng cáo.
Tương tự, 2/3 tin rằng quảng cáo trên các trang tin tức hợp pháp là an toàn cho thương hiệu, trong khi 64% ủng hộ quảng cáo bên ngoài các trang tin tức để tránh các vấn đề về an toàn thương hiệu.
Những mâu thuẫn này cho thấy rằng các thương hiệu và agency vẫn đang tìm những cách tốt nhất để cân bằng nhu cầu của khách hàng (client) và người tiêu dùng (consumer).
Bà Bolton nói tiếp:
“Trong khi các nhà quảng cáo chủ yếu dựa vào yếu tố công nghệ an toàn thương hiệu để loại trừ quảng cáo ra khỏi những nội dung có vấn đề, nhiều người cũng đang ưu tiên quảng cáo trên các phương tiện truyền thông chất lượng đã được mọi người kiểm chứng.”
“Quan trọng là, các thương hiệu nên bao gồm các phương tiện truyền thông nhỏ hơn để trở nên đa dạng hơn với các cộng đồng nhỏ – điều mà các nhà quảng cáo thường đã bỏ qua khi theo đuổi việc nhắm mục tiêu chính xác trên quy mô lớn.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tra Nguyen