Skip to main content

CSR là gì? Nhân viên CSR là gì? CSR trong Marketing

4 Tháng Tám, 2021

Cùng tìm hiểu các kiến thức nền tảng về thuật ngữ CSR (Corporate Social Responsibility) trong kinh tế như: CSR là gì? CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) nên được hiểu như thế nào? CSR trong marketing? Các chiến dịch CSR? Vai trò của CSR đối với doanh nghiệp, nhân viên CSR là gì? một số ví dụ về CSR ở Việt Nam và hơn thế nữa.

csr là gì
CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) là gì? CSR trong Marketing

CSR là từ viết tắt của Corporate Social Responsibility trong tiếng Việt có nghĩa là Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thông thường, các doanh nghiệp áp dụng các chương trình CSR khi họ đã phát triển hoạt động kinh doanh của họ đến một mức độ nhất định, khi họ có thể đóng góp ngược lại cho xã hội. CSR cũng là một cách để các thương hiệu làm marketing và PR cho doanh nghiệp.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • CSR là gì?
  • Nhân viên CSR là gì?
  • CSR nên được hiểu như thế nào?
  • CSR (Corporate Social Responsibility) trong Marketing là gì?
  • Tại sao CSR lại quan trọng với Marketing và thương hiệu.
  • Ví dụ minh hoạ về CSR trong doanh nghiệp.
  • Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến CSR là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Advertisement

CSR là gì?

CSR là từ viết tắt của Corporate Social Responsibility, trong tiếng Việt có nghĩa là Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

CSR là một mô hình kinh doanh tự điều tiết giúp một doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với xã hội — đối với bản thân doanh nghiệp, các bên liên quan và cả công chúng.

Bằng cách thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, còn được gọi là quyền công dân của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể nhận thức được những loại tác động mà họ có thể gây ra đối với tất cả các khía cạnh của xã hội, bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường.

Áp dụng CSR có nghĩa là, trong quá trình kinh doanh, một doanh nghiệp đang hoạt động theo những cách có thể giúp nâng cao tính xã hội và môi trường, thay vì mang lại những thứ tiêu cực cho chúng.

Advertisement

Nhân viên CSR là gì?

Theo Investopedia, nhân viên CSR là người chịu trách nhiệm xử lý các hoạt động liên quan việc phát triển và duy trì tính có trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp.

Cũng tương tự như các nhân viên PR hay nhân viên Marketing, nhân viên CSR thông thường sẽ thuộc bộ phận truyền thông của doanh nghiệp.

CSR nên được hiểu như thế nào?

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm rộng có thể có nhiều hình thức tùy thuộc vào từng doanh nghiệp và ngành khác nhau.

Thông qua các chương trình CSR như các hoạt động từ thiện và các nỗ lực tình nguyện, các doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho xã hội đồng thời quảng bá thương hiệu của mình.

Advertisement

CSR quan trọng tương tự khái niệm cộng đồng, nó mang lại những giá trị như nhau cho doanh nghiệp.

Các hoạt động CSR có thể giúp hình thành các mối quan hệ bền chặt hơn giữa nhân viên và doanh nghiệp, thúc đẩy tinh thần lao động, giúp người sử dụng lao động và người lao động cảm thấy gắn kết hơn với thế giới xung quanh họ.

  • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hay CRS thực sự quan trọng đối với cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
  • Starbucks là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc tạo ra các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nhiều khía cạnh kinh doanh của mình.
  • Các chương trình trách nhiệm của doanh nghiệp (với xã hội và cộng đồng nói chung) là một cách tuyệt vời để nâng cao tinh thần của người lao động tại nơi làm việc.

Để một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội, trước hết bản thân nó cần phải có trách nhiệm với chính mình và các cổ đông của mình.

Thông thường, các doanh nghiệp áp dụng các chương trình CSR khi họ đã phát triển hoạt động kinh doanh của họ đến một mức độ nhất định, khi họ có thể đóng góp ngược lại cho xã hội.

Advertisement

Như vậy, CSR trước hết là chiến lược của các tập đoàn hay doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, một doanh nghiệp khi họ càng nổi tiếng và thành công, thì họ càng có trách nhiệm đặt ra các tiêu chuẩn về hành vi đạo đức đối với các đồng nghiệp, đối thủ cạnh tranh và cả ngành nghề mà họ đang kinh doanh.

CSR (Corporate Social Responsibility) trong Marketing là gì?

CSR (Corporate Social Responsibility) trong Marketing là gì?
CSR (Corporate Social Responsibility) trong Marketing là gì?

Ý tưởng đằng sau khái niệm CSR trong Marketing khá đơn giản, là các doanh nghiệp hay thương hiệu không nên chỉ tập trung vào các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận mà còn cần phải có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, những thứ sau đó sẽ quay lại thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Vai trò của CSR với Marketing và thương hiệu.

Một khi bạn đã có thể hiểu rõ CSR là gì, bạn có thể thấy rằng nó dường như là một tiêu chuẩn không thể thiếu trong các doanh nghiệp.

Như đã phân tích ở trên, khái niệm trách nhiệm xã hội cho rằng các doanh nghiệp phải là những công dân tốt, cân bằng hoạt động kiếm tiền của họ với các hoạt động mang lại lợi ích chung cho xã hội, dù đó là ở quy mô địa phương, quốc gia hay toàn cầu.

Advertisement

CSR trong Marketing liên quan đến việc tập trung nỗ lực vào việc thu hút những người tiêu dùng muốn tạo ra sự khác biệt tích cực với việc mua hàng của họ.

Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các yếu tố “có trách nhiệm với xã hội” trong các chiến lược Marketing của họ với mục tiêu giúp đỡ cộng đồng thông qua các dịch vụ và sản phẩm có lợi.

Điều thú vị ở đây là hoạt động từ thiện hay có trách nhiệm với xã hội cũng có thể là một công cụ kinh doanh tốt.

Theo một nghiên cứu của Forrester Research, đơn vị chuyên về nghiên cứu thị trường cho khách hàng doanh nghiệp, “khoảng 52% người tiêu dùng Mỹ coi trọng giá trị trong lựa chọn mua hàng của họ”, cụ thể, họ tìm kiếm các thương hiệu chủ động thúc đẩy niềm tin và các giá trị phù hợp với giá trị của riêng họ.

Advertisement

Ngoài ra, một nghiên cứu khác của Nielsen khảo sát 30.000 người tiêu dùng ở 60 quốc gia khác nhau trên toàn cầu cũng cho thấy 66% người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các hàng hóa từ các thương hiệu thể hiện cam kết xã hội (CSR).

Cuối cùng, một nghiên cứu của Cone Communications, công ty chuyên về Marketing và PR, cho thấy 87% người dùng Mỹ sẽ mua một sản phẩm từ một doanh nghiệp có ủng hộ một vấn đề (xã hội) nào đó mà họ quan tâm.

Ví dụ minh hoạ về CSR trong doanh nghiệp.

csr là gì
CSR là gì? Starbucks đã áp dụng CSR như thế nào?

Starbucks từ lâu đã được biết đến với tư cách là doanh nghiệp có ý thức sâu sắc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng như việc cam kết đối với tính bền vững và phúc lợi của cộng đồng.

Starbucks đã đạt được nhiều cột mốc CSR quan trọng kể từ khi nó được thành lập.

Advertisement

Theo báo cáo tác động xã hội toàn cầu (Global Social Impact Report) năm 2019, những cột mốc này bao gồm việc đạt 99% cà phê có nguồn gốc rõ ràng và thể hiện được yếu tố đạo đức, tạo ra mạng lưới nông dân toàn cầu, đóng góp hàng triệu giờ phục vụ cộng đồng và tạo ra nhiều lợi ích cho đối tác và nhân viên.

Các mục tiêu của Starbucks cho năm 2020 và hơn thế nữa bao gồm việc tuyển dụng 10.000 người tị nạn, giảm tác động đến môi trường và phát triển nhân viên của mình trở thành những người có ý thức sâu về môi trường.

CSR của Vinamilk.

Vào tháng 11 năm 2022, Hội Nghị CSR & ESG Toàn Cầu 2022 đã được diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Beyond Net Zero & ESG” (Net Zero, ESG và Hơn thế nữa). Trong khuôn khổ hội nghị, đã có những doanh nghiệp Việt đã được vinh danh từ hơn 350 bài dự thi từ nhiều quốc gia.

Đáng chú ý, Vinamilk là doanh nghiệp Việt được vinh danh ở 2 hạng mục lớn: Giải thưởng “Doanh nghiệp dẫn đầu CSR và ESG” – (Thứ hạng Vàng) và “Doanh nghiệp CSR tiêu biểu của Việt Nam” (Thứ hạng Bạch Kim).

Advertisement

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến CSR là gì?

  • Tại sao một doanh nghiệp nên thực hiện các hoạt động CSR hay có trách nhiệm hơn với xã hội?

Nhiều doanh nghiệp coi CSR là một phần không thể thiếu trong hình ảnh thương hiệu của họ, họ tin rằng khách hàng sẽ có nhiều khả năng kinh doanh hay hợp tác với các thương hiệu mà họ cho là có đạo đức và trách nhiệm với xã hội hơn.

Theo nghĩa này, các hoạt động CSR có thể là một thành phần quan trọng của hoạt động quan hệ công chúng (PR) của doanh nghiệp. Đồng thời, một số nhà sáng lập doanh nghiệp cũng có động cơ tham gia vào CSR do niềm tin cá nhân riêng của chính họ.

  • Sức ảnh hưởng của CRS được thể hiện như thế nào?

Các chiến lược hướng tới CSR đã có tác động trong một số lĩnh vực nhất định.

Ví dụ, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các bước cần thiết để cải thiện tính bền vững với môi trường trong các hoạt động kinh doanh của họ thông qua các biện pháp như lắp đặt các nguồn năng lượng tái tạo hoặc hạn chế việc thải ra khí carbon.

Advertisement

Mặc dù các chương trình CSR thường phổ biến nhất ở các tập đoàn hay doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) cũng đang tham gia vào việc xây dựng trách nhiệm với xã hội thông qua các chương trình quy mô nhỏ hơn chẳng hạn như quyên góp tiền của cho các tổ chức từ thiện địa phương hay tài trợ cho các sự kiện địa phương.

  • CSR là từ viết tắt của từ gì?

CSR là từ viết tắt của Corporate Social Responsibility có nghĩa là trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp.

Kết luận.

Khi khách hàng ngày càng có xu hướng xem các sản phẩm hay dịch vụ mà họ tiêu thụ gắn liền với các yếu tố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bằng cách hiểu rõ bản chất của csr là gì hay các ảnh hưởng của CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, thương hiệu có thêm nhiều cơ hội để đáp ứng kỳ vọng của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement