Skip to main content

ESG là gì? Đầu tư vào ESG là gì? Tìm hiểu các chỉ số và tiêu chuẩn ESG

29 Tháng Mười Một, 2023

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu về một trong những thuật ngữ hiện đang được sử dụng rất phổ biến trong phạm vi phát triển doanh nghiệp lẫn đầu tư đó là ESG (Environmental, Social, và Corporate Governance): ESG là gì? Tại sao doanh nghiệp cần đầu tư vào ESG? Đầu tư ESG là gì? Các điều kiện cụ thể để đạt được tiêu chuẩn ESG (Tiêu chuẩn về Môi trường, Xã hội và Quản trị)? và nhiều nội dung khác.

ESG là gì? Tại sao doanh nghiệp cần đầu tư vào ESG
ESG là gì? Tại sao doanh nghiệp cần đầu tư vào ESG

ESG là gì?

ESG là từ viết tắt của Environmental (môi trường), Social (xã hội) và Corporate Governance (quản trị doanh nghiệp), khái niệm đề cập đến một bộ tiêu chuẩn thực thi chủ yếu được áp dụng trong phạm vi doanh nghiệp hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường và có trách nhiệm với xã hội.

Dù là ở khía cạnh phát triển doanh nghiệp hay đầu tư, chỉ số ESG cũng tương tự như CSR, được xem là nền tảng để xây dựng nên một doanh nghiệp bền vững.

Mục tiêu của ESG là nắm bắt các cơ hội và rủi ro phi tài chính vốn có liên quan đến các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.

Advertisement

Trong khi tiêu chí môi trường (E – Environmental) xem xét cách một doanh nghiệp bảo vệ môi trường, ví dụ như các chính sách của doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu. Tiêu chí xã hội (S – Social) kiểm tra cách doanh nghiệp xây dựng và phát triển mối quan hệ với nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng nói chung.

Cuối cùng, tiêu chí quản trị (G – Governance) liên quan đến các nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp, cách doanh nghiệp trả lương cho các vị trí cấp cao (ví dụ như CEO), kiểm toán, kiểm soát nội bộ và quyền lợi của cổ đông.

Doanh nghiệp ESG là gì?

Doanh nghiệp ESG hay tổ chức ESG đơn giản là các doanh nghiệp cam kết thực hiện áp dụng các tiêu chuẩn ESG trong tổ chức của họ. Cam kết này thường phải gắn liền với các chính sách rõ ràng nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, có trách nhiệm với xã hội (bao gồm cả với nhân viên và đối tác) đồng thời có mô hình quàn trị (có các nhà lãnh đạo) luôn đề cao tính minh bạch và sẵn sàng chịu trách nhiệm. Mô hình quản trị này cũng phải có khả năng hỗ trợ trực tiếp các tiêu chuẩn trước đó về môi trường và trách nhiệm xã hội.

Phân biệt tiêu chuẩn ESG với tính bền vững (Sustainability) và CSR.

Về tổng thể cả ESG, tính bền vữngCSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) là 3 tiêu chuẩn hay quy tắc vận hành doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay không chỉ trên toàn cầu mà còn cả tại Việt Nam.

Advertisement

Trong khi tất cả các tiêu chuẩn này đều hướng tới một mục tiêu chung đó là giúp doanh nghiệp kiểm soát sự tác động (trong cách vận hành của doanh nghiệp) đến các vấn đề môi trường và kinh tế, chúng cũng có những điểm khác nhau.

  • ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) – Environmental, Social, and Governance:
  1. Môi trường (Environmental): Tập trung vào tác động của doanh nghiệp đối với môi trường. Điều này bao gồm quản lý rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên tự nhiên và các vấn đề khác liên quan đến môi trường.
  2. Xã hội (Social): Tập trung vào các vấn đề liên quan đến nhân quyền, lao động, quản lý chuỗi cung ứng, và ảnh hưởng đối với cộng đồng. Điều này bao gồm các cam kết về đa dạng, công bằng xã hội và quyền người lao động.
  3. Quản trị (Governance): Liên quan đến cách doanh nghiệp được quản lý và điều hành. Nó bao gồm các khía cạnh như cấu trúc quản trị, chuẩn mực đạo đức, quản lý rủi ro, và quy trình kiểm soát.
  1. Phạm vi (Scope): CSR thường tập trung hơn, tập trung chủ yếu vào các hoạt động xã hội và môi trường mà doanh nghiệp thực hiện nhằm góp phần vào phát triển xã hội.
  2. Chiến lược (Strategy): CSR thường đặt nặng vào việc doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xã hội như tài trợ cộng đồng, giáo dục, và các chương trình từ thiện.
  • Tính Bền Vững:
  1. Đối tượng: Tính bền vững có thể bao gồm cả ESG và CSR, nhưng nó mở rộng hơn để bao gồm cả khía cạnh kinh doanh dài hạn và ổn định, không chỉ là vấn đề ngắn hạn hoặc các chiến lược xã hội.
  2. Chủ thể: Tính bền vững thường đặt nặng vào việc xem xét tác động của doanh nghiệp đối với tất cả các bên liên quan, bao gồm cả nhà đầu tư, khách hàng, nhân viên, và cộng đồng.

Tóm lại, ESG và CSR có một số điểm chung, nhưng ESG thường mở rộng nhiều hơn về khía cạnh quản trị doanh nghiệp và tác động xã hội, trong khi tính bền vững có thể bao gồm cả hai khái niệm này và thêm vào đó các yếu tố hướng tới mục tiêu dài hạn và ổn định.

Tại sao ESG lại quan trọng với doanh nghiệp và các tổ chức trong thế giới ngày nay?

Về tổng thể, thế giới của chúng ta ngày nay đang phải đối mặt với một số thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính (linear economy) sang nền kinh tế tuần hoàn (circular economy), gia tăng bất bình đẳng, cân bằng nhu cầu kinh tế với nhu cầu xã hội.

Để giải quyết các thách thức này, các doanh nghiệp cần một bộ tiêu chuẩn làm kim chỉ nam hoạt động, đóng vai trò định hướng cho mọi chiến lược hay quyết định, khái niệm ESG cùng với đó là các tiêu chuẩn cụ thể được ra rời từ đây.

Advertisement

Ngày nay, từ các nhà đầu tư, cơ quan quản lý đến người tiêu dùng và nhân viên đang ngày càng yêu cầu các doanh nghiệp không chỉ phải là người quản lý tốt nguồn vốn mà còn cả với tài nguyên tự nhiên và xã hội, đồng thời phải có sẵn các mô hình quản trị cần thiết để hỗ trợ cho quá trình này.

Cũng từ khía cạnh này, nhiều nhà đầu tư đã tìm cách kết hợp các yếu tố ESG vào quá trình ra quyết định đầu tư của họ, điều này càng khiến cho ESG ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Thấu hiểu khái niệm ESG.

  • Ở khía cạnh đầu tư, ESG được sử dụng để sàng lọc các khoản đầu tư dựa trên chính sách phát triển và ưu tiên của doanh nghiệp. Liệu nó có hướng đến việc bảo vệ môi trường hay có trách nhiệm với xã hội hay không.
  • Thực hành các tiêu chuẩn ESG cũng có nghĩa là doanh nghiệp đang nói KHÔNG với các hoạt động phi đạo đức và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

ESG hoạt động như thế nào.

Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư đã bắt đầu thể hiện sự quan tâm của họ đến việc đặt tiền của họ vào những nơi (doanh nghiệp) có giá trị.

Để có thể nhận được các khoản đầu tư, các doanh nghiệp buộc phải xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn hay nguyên tắc ESG gắn liền với yếu tố môi trường, xã hội và quản trị.

Advertisement

Đầu tư ESG đôi khi được gọi là đầu tư bền vững, đầu tư có trách nhiệm, đầu tư tác động hoặc đầu tư có trách nhiệm với xã hội (SRI). Để đánh giá liệu một doanh nghiệp nào đó có đang xây dựng và phát triển dựa trên tiêu chí ESG hay không, các nhà đầu tư hay tổ chức sẽ xem xét đến nhiều hành vi và chính sách của chính doanh nghiệp đó.

ESG: Môi trường, xã hội và quản trị.

Các nhà đầu tư ESG muốn đảm bảo rằng các doanh nghiệp mà họ đầu tư hay rót vốn vào là những doanh nghiệp ưu tiên cho vấn đề môi trường, có trách nhiệm với các bên liên quan như nhân viên và khách hàng, và được lãnh đạo bởi những nhà lãnh đạo có trách nhiệm.

Các vấn đề về môi trường trong tiêu chuẩn ESG.

Các vấn đề về môi trường có thể bao gồm các chính sách liên quan đến việc chống biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng xanh, giảm lượng chất thải, giảm mức ô nhiễm, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và không ảnh hưởng đến động vật.

Những cân nhắc về ESG cũng có thể giúp đánh giá mọi rủi ro về môi trường mà một doanh nghiệp có thể gặp phải và cách doanh nghiệp quản lý những rủi ro đó.

Advertisement

Những cân nhắc này có thể bao gồm việc giảm phát thải khí nhà kính (Net Zero) trực tiếp và gián tiếp, quản lý chất thải độc hại và tuân thủ các quy định về môi trường.

Các vấn đề về xã hội trong tiêu chuẩn ESG.

Các khía cạnh hay vấn đề xã hội có trong bộ tiêu chuẩn ESG xem xét đến mối quan hệ của doanh nghiệp với các bên liên quan bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư hay cộng đồng.

Liệu doanh nghiệp có đang dành tặng một phần trăm lợi nhuận nào đó cho cộng đồng địa phương hay không? Điều kiện nơi làm việc của doanh nghiệp có phản ánh sự quan tâm cao đến sức khỏe và sự an toàn của nhân viên hay không? Doanh nghiệp có đang lợi dụng khách hàng của mình một cách phi đạo đức hay không?

Hay liệu doanh nghiệp có đang ưu tiên cho sự đa dạng, hòa nhập, tập trung vào cộng đồng, công bằng xã hội và đạo đức doanh nghiệp, bên cạnh việc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, giới tính và tình dục hay không?

Advertisement

Các vấn đề về quản trị trong tiêu chuẩn ESG.

Như đã đề cập ở trên, trong khái niệm ESG, các tiêu chuẩn quản trị (Governance) được xây dựng nhằm mục tiêu đảm bảo doanh nghiệp sử dụng các phương pháp kế toán chính xác và minh bạch, lựa chọn các nhà lãnh đạo sẵn sàng chịu trách nhiệm trước các cổ đông và hơn thế nữa.

Các nhà đầu tư ESG có thể yêu cầu doanh nghiệp đảm bảo rằng doanh nghiệp phải có các biện pháp cụ thể nhằm tránh xung đột lợi ích trong việc lựa chọn các thành viên hội đồng quản trị và giám đốc điều hành cấp cao, không sử dụng các khoản tiền bất hợp pháp.

Ưu điểm của các khoản đầu tư ESG.

Theo các phân tích từ chuyên gia, ngoài giá trị xã hội, tiêu chí ESG có thể giúp các nhà đầu tư tránh được những rắc rối xảy ra khi các doanh nghiệp hoạt động theo cách rủi ro hoặc phi đạo đức, thứ cuối cùng sẽ khiến các nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về hậu quả của nó.
Khi các hoạt động kinh doanh quan tâm đến ESG ngày càng gia tăng, các tổ chức đầu tư đang ngày càng theo dõi hiệu quả hoạt động của họ. Các công ty dịch vụ tài chính như JPMorgan Chase (JPM), Wells Fargo (WFC) và Goldman Sachs (GS) đã công bố các báo cáo thường niên xem xét kỹ lưỡng các phương pháp tiếp cận ESG và kết quả kinh doanh cuối cùng.

Giá trị cuối cùng của việc đầu tư vào ESG sẽ phụ thuộc vào việc họ có khuyến khích các doanh nghiệp thúc đẩy sự thay đổi thực sự vì lợi ích chung hay không hay chỉ đơn thuần là để làm đẹp các báo cáo và “qua mặt” người tiêu dùng.

Đầu tư ESG là gì và nó khác với đầu tư bền vững như thế nào?

ESG và tính bền vững trên thực tế có liên quan rất chặt chẽ với nhau. Đầu tư ESG sàng lọc các doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí liên quan đến hoạt động thân thiện với xã hội, thân thiện với môi trường và quản trị doanh nghiệp minh bạch. Kết quả của quá trình này có thể dẫn đến cái gọi là tính bền vững (Sustainability).

ESG có ý nghĩa gì đối với một doanh nghiệp?

Việc áp dụng các nguyên tắc hay tiêu chuẩn ESG có nghĩa là các chiến lược của doanh nghiệp giờ đây sẽ tập trung vào 3 trụ cột chính là môi trường, xã hội và quản trị.

Advertisement

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tích cực thực hiện các biện pháp nhằm mục tiêu giảm ô nhiễm, lượng CO2 thải ra khí quyển và giảm chất thải. Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ưu tiên xây dựng một lực lượng lao động đa dạng, hòa nhập và bình đẳng.

Kết luận.

Trên đây là tất cả các thông tin mà MarketingTrips đã giải đáp đến bạn cho câu hỏi ESG là gì, hay tại sao doanh nghiệp lại cần đầu tư vào ESG trong bối cảnh kinh doanh ngày nay.

Đầu tư hay tuân thủ các tiêu chuẩn ESG có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tập trung vào các nguyên tắc quản trị theo hướng bảo vệ môi trường, có trách nhiệm với cộng đồng rộng lớn và hơn thế nữa.

Ngày nay, các nhà đầu tư ngày càng mong muốn điều chỉnh danh mục đầu tư của họ hướng tới các doanh nghiệp và nhà cung cấp ưu tiên cho ESG, chính điều này đã biến ESG thành một từ khoá rất đáng để xem xét và tìm hiểu.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement