Skip to main content

Sustainability là gì? Tìm hiểu về tính bền vững trong Marketing và Kinh doanh

26 Tháng Tám, 2023

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu về các khái niệm xoay quanh thuật ngữ Sustainability (Tính bền vững) trong phạm vi kinh doanh và marketing như: Sustainability là gì? Sustainability hoạt động như thế nào? Ý nghĩa của Sustainability (tính bền vững) trong ngành Marketing và kinh doanh là gì? Cách xây dựng chiến lược gắn liền với Sustainability? và hơn thế nữa.

Sustainability là gì
Sustainability là gì? Tìm hiểu về tính bền vững trong Marketing và Kinh doanh

Sustainability (Tính bền vững) được định nghĩa là tiêu chí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng vừa không làm ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường và xã hội. Trong bối cảnh kinh doanh hay thậm chí là marketing ngày ngay, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến các sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu, thay vào đó họ cũng quan tâm đến cách các sản phẩm đó được tạo ra, mục tiêu của thương hiệu đó là gì, có phát triển bền vững không, đồng thời kết nối các giá trị cá nhân đến những gì mà họ đang tiêu dùng, Sustainability là một trong những sự ưu tiên đó.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Sustainability là gì?
  • Thấu hiểu khái niệm Sustainability.
  • Sustainability hoạt động như thế nào?
  • Lợi ích và tầm quan trọng của Sustainability trong kinh doanh là gì?
  • Cách xây dựng một chiến lược kinh doanh gắn liền với Sustainability.
  • Economic Sustainability là gì?
  • Những kiểu sản phẩm nào được xem là không bền vững?
  • Những thách thức chính xoay quanh khái niệm Sustainability trong kinh doanh.
  • Những thành phần cốt lõi của Sustainability là gì?
  • Người tiêu dùng đang ưu tiên Sustainability sau đại dịch.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Advertisement

Sustainability là gì?

Sustainability (Tính bền vững) là khái niệm đề cập đến khả năng duy trì hoặc hỗ trợ một quá trình liên tục theo thời gian.

Trong bối cảnh kinh doanh và chính sách, hay thậm chí là ngành marketing, Sustainability gắn liền với các giải pháp hướng tới mục tiêu là ngăn chặn sự cạn kiệt của các nguồn lực tự nhiên hoặc vật lý, để từ đó chúng có thể được tồn tại hay tiếp tục có sẵn trong dài hạn.

Theo góc nhìn này, các chính sách phát triển bền vững (sustainable policies) nhấn mạnh tính hiệu quả trong tương lai của bất kỳ chính sách hoặc hoạt động kinh doanh thực tế nào đối với con người, hệ sinh thái và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Sustainability thường đi kèm với niềm tin rằng nếu con người không có bất cứ động thái hay sự thay đổi lớn nào, họ sẽ phải hứng chịu những tổn thất vô cùng to lớn từ môi trường bên ngoài.

Advertisement

Sustainable là gì?

Sustainable (thuộc từ loại Tính từ) cũng có nghĩa là bền vững, thường đi liền với các danh từ khác với ý niệm làm bật tính bền vững của cụm từ. Ví dụ Sustainable Tourism để chỉ Du lịch bền vững hay Sustainable Energy để nói đến các loại Năng lượng bền vững.

Thấu hiểu khái niệm Sustainability.

Về cơ bản, Sustainability liên quan mật thiết đến việc xây dựng các sản phẩm, dịch vụ và giá trị thương hiệu gắn liền với những trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Trên thực tế, theo Google, 82% người tiêu dùng nói rằng Sustainability hiện là ưu tiên hàng đầu và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Bà Lorraine Whitmarsh, Giáo sư tâm lý Môi trường và Giám đốc trung tâm biến đổi khí hậu và chuyển đổi Xã hội (CCCST) cho biết điều này cho thấy rằng môi trường hiện là mối quan tâm cốt lõi của đa số mọi người.

Advertisement

Bà nói: “Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chúng tôi thấy rằng mối quan tâm về biến đổi khí hậu đã giảm xuống một cách đáng kể. Nhưng những gì chúng tôi đang thấy lúc bấy giờ thì hoàn toàn ngược lại.

Mối quan tâm về suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đã ở mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2019 và nó đang liên tục được gia tăng.”

Tuy nhiên, để khiến sự bền vững trở thành sự lựa chọn hàng ngày của người tiêu dùng, họ cần sự trợ giúp từ các thương hiệu.

Tại các thị trường mà Google khảo sát, 78% người tiêu dùng cho rằng các doanh nghiệp hay thương hiệu lớn nên có vai trò trong việc giúp chống lại sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Advertisement

Khi các thương hiệu nỗ lực để hoàn thành sứ mệnh này của mình, họ đang tìm cách để hiểu cách mọi người đang thực sự nghĩ về Sustainability.

Một số lưu ý khác về Sustainability bạn cần hiểu là gì?

  • Phát triển bền vững có nghĩa là “đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng tương tự của các thế hệ mới trong tương lai.
  • Sustainability thường được chia thành ba thành phần cốt lõi là: nền kinh tế, yếu tố môi trường và xã hội.
  • Nhiều doanh nghiệp và chính phủ đã và đang cam kết các mục tiêu bền vững.
  • Đầu tư xanh (green investments) là khái niệm đang được nhiều giới đầu tư hướng tới.

Sustainability hoạt động như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, ý tưởng về Sustainability thường được chia thành ba thành phần chính là “nền kinh tế, môi trường và xã hội” – và trong một số trường hợp được tách thành “lợi nhuận, hành tinh và con người”.

Trong mô hình này, khái niệm “Economic Sustainability” tập trung vào việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn là nơi cung cấp đầu vào vật chất để sản xuất kinh tế, bao gồm cả nguồn đầu vào tái tạo và đầu vào cạn kiệt.

Advertisement

Khái niệm “Environmental Sustainability” thay vào đó lại nhấn mạnh nhiều hơn vào các hệ thống hỗ trợ sự sống, chẳng hạn như khí hậu hoặc đất đai, đây là những thứ phải được duy trì để sản xuất kinh tế hoặc bảo vệ cuộc sống của con người.

Cuối cùng, “Social Sustainability” tập trung vào các tác động con người đối với các hệ thống kinh tế, bao gồm các nỗ lực xóa đói giảm nghèo cũng như các hoạt động nhằm chống lại tính bất bình đẳng.

Lợi ích của Sustainability trong kinh doanh là gì?

Lợi ích của Sustainability trong kinh doanh là gì?
Lợi ích của Sustainability trong kinh doanh là gì?

Ngoài các lợi ích xã hội như cải thiện môi trường và nâng cao nhu cầu của con người, Sustainability còn mang lại các lợi ích về tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện thành công các chiến lược phát triển bền vững.

Sử dụng tài nguyên một cách bền vững có thể cải thiện khả năng tồn tại lâu dài của một của doanh nghiệp, hay việc cắt giảm chất thải và ô nhiễm cũng có thể giúp một doanh nghiệp tiết kiệm không ít ngân sách chi tiêu.

Advertisement

Ví dụ, sử dụng các thiết bị chiếu sáng và hệ thống nước hiệu quả có thể giúp một doạnh nghiệp tiết kiệm hóa đơn điện nước, cũng như cải thiện hình ảnh trước công chúng.

Ngoài ra, đối với không ít các quốc gia, chính phủ cũng bắt đầu có các ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp áp dụng các hành động bền vững cụ thể.

Cuối cùng, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các thương hiệu bền vững, ưu tiên mua sắm các thương hiệu đó, rõ ràng là doanh nghiệp đang được hưởng lợi không nhỏ từ xu hướng này.

Cách xây dựng môt chiến lược kinh doanh gắn liền với Sustainability.

Nhiều tập đoàn hay thương hiệu lớn đang tìm cách tích hợp các thực hành bền vững vào mô hình kinh doanh cốt lõi của họ. Các doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược bền vững giống như cách họ phát triển các bản kế hoạch chiến lược khác của mình.

Advertisement

Bước đầu tiên khi xây dựng một chiến lược bền vững là xác định một điểm yếu hay khuyết điểm cụ thể hiện có của doanh nghiệp.

Ví dụ: một doanh nghiệp có thể xác định rằng họ đang tạo ra quá nhiều chất thải và điều đó đang gây hại nghiêm trọng đến môi trường.

Tiếp theo, doanh nghiệp nên xác định mục tiêu của mình đồng thời xác định các số liệu mà họ sẽ sử dụng để đo lường những thành quả đạt được.

Chẳng hạn với các thương hiệu như Nike, họ đưa ra mục tiêu là giảm lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất ra thành phẩm của mình.

Advertisement

Hay với adidas, họ đã nghiên cứu các vật liệu có thể tái chế hoàn toàn hoặc có thể phân hủy sinh học được một thời gian và đặt mục tiêu chỉ sử dụng vật liệu tái chế trong mọi sản phẩm của mình từ năm 2024 trở đi.

Bước cuối cùng trong chiến lược phát triển bền vững là thực hiện chiến lược và đánh giá kết quả của nó.

Liên quan đến chiến lược bền vững, trong khi có nhiều giám đốc điều hành coi Sustainability là một trong những giá trị kinh doanh cốt lõi của họ, rất ít người trong số họ cam kết thực hiện các hành động cụ thể để hoàn thành chúng.

Sustainability có thể được thúc đẩy thông qua những hành động chính là gì?

Nhiều doanh nghiệp bền vững đã và đang tìm cách giảm thiểu tác động đến môi trường bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo hoặc giảm lượng chất thải.

Advertisement

Một số doanh nghiệp khác cũng có thể thúc đẩy Sustainability bằng cách đa dạng hoá và công bằng hơn trong lực lượng lao động của họ, hay thậm chí là ban hành các chính sách có lợi cho cộng đồng địa phương nơi họ đang kinh doanh.

Economic sustainability là gì?

Economic Sustainability hay Tính bền vững kinh tế hoặc kinh tế bền vững là khái niệm đề cập đến khả năng tiếp tục hoạt động của một doanh nghiệp trong dài hạn.

Đó là sự phát triển bền vững về mặt kinh tế khi doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng mình sẽ có đủ nguồn lực, nhân sự và người tiêu dùng trong tương lai xa.

Những kiểu sản phẩm nào được xem là không bền vững?

Các sản phẩm không bền vững là những sản phẩm sử dụng các nguồn tài nguyên không thể thay thế hoặc có thể được bổ sung với cùng tốc độ mà chúng đang được tiêu thụ.

Advertisement

Các sản phẩm dựa vào nhiên liệu hóa thạch là những sản phẩm không bền vững, bởi vì các nguồn tài nguyên được sử dụng để làm ra chúng không bao giờ có thể thay thế được.

Các nguồn tài nguyên tự nhiên khác như gỗ rừng nhiệt đới, trữ lượng thủy sản, san hô biển hay động vật hoang dã khác có thể bền vững nếu chúng chỉ được khai thác ở một mức độ có giới hạn.

Những đặc điểm và thách thức chính xoay quanh khái niệm Sustainability trong kinh doanh.

Như đã phân tích ở trên, trong khi Sustainability hiện đang là vấn đề mang tính toàn cầu, và đó cũng là những gì mà không ít các nhà đầu tư quan tâm khi xem xét đến khả năng phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai, việc áp dụng lý thuyết về Sustainability vào các hoạt động kinh doanh cũng đang đối mặt với một số thách thức khác:

  • Thứ nhất, thật khó để có thể hiểu được tác động riêng lẻ của bất kỳ doanh nghiệp nào đến môi trường nói chung.
  • Thứ hai, rất khó để xếp hạng các tác động đến môi trường của từng hành động cụ thể.
  • Và cuối cùng, rất khó để dự báo cách các tác nhân kinh tế phản ứng lại với các biện pháp khuyến khích sự thay đổi.

3 xu hướng chính về Sustainability mà các thương hiệu có thể tận dụng sau đại dịch là gì?

Dựa trên dữ liệu phân tích trên Google Search và người tiêu dùng, cũng như nhiều chuyên gia khác nhau, dưới đây là 3 xu hướng liên quan đến Sustainability mà các thương hiệu có thể tận dụng để đồng hành và hỗ trợ khách hàng của họ.

Advertisement
tính bền vững là gì
người tiêu dùng đang ưu tiên Sustainability sau đại dịch.

Hãy kể những câu chuyện tích cực về Sustainability.

Giữa những thách thức mới đang nổi lên, mọi người đang ít tập trung hơn vào những chuyển đổi được xem là “to tát”, thay vào đó họ tập trung nhiều hơn vào những hành động đơn giản hàng ngày mà họ có thể thực hiện để sống bền vững hơn. Họ đang tìm nhiều cách để thay đổi các thói quen hàng ngày của mình.

“Khoa học hành vi dạy chúng ta rằng khi chúng ta cảm thấy tích cực về hành động của mình, chúng ta sẽ có nhiều động lực hơn để tiếp tục hành động.”

Khi các dịch vụ giao hàng tận nhà (home deliveries) tiếp tục phát triển do ảnh hưởng của Covid-19, mọi người đang quan tâm hơn đến cách thức đóng gói hàng hoá.

Họ cũng đang tìm hiểu về những thay đổi mà họ có thể thực hiện trên các khía cạnh khác nhau của cuộc sống hàng ngày để làm cho mọi thứ trở nên “dễ chịu” hơn.

Advertisement

Bà Whitmarsh cho biết thêm: “Bằng chứng cho thấy rằng những thông điệp hay câu chuyện tích cực hiệu quả hơn nhiều so với bất cứ điều gì có thể gây ra cảm giác tội lỗi.

Những thông điệp tích cực càng tập trung vào những gì các đối tượng mục tiêu quan tâm thì chúng càng hiệu quả và điều đó không nhất thiết phải là biến đổi khí hậu.”

Đối với các thương hiệu, điều này có nghĩa là thương hiệu cần phải làm cho người tiêu dùng thấy cách họ có thể giải quyết các vấn đề về Sustainability thông qua các hành động nhỏ hàng ngày và cách các mục tiêu lớn của họ có thể được chia thành các bước nhỏ hơn.

Liên quan đến tính đổi mới, các thương hiệu hãy tập trung vào các giải pháp mà họ đang xây dựng và chúng nên được hình dung như thế nào trong tương lai.

Advertisement

Bạn cũng cần đảm bảo rằng những thay đổi mà thương hiệu đang làm thực sự mang lại nhiều ý nghĩa, xác thực, minh bạch và có thể đo lường được.

Tạo ra những cảm giác thân thiện với môi trường.

Mặc dù xu hướng tìm kiếm phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng đối với những thay đổi mang tính tích cực, nhưng đó không phải là tất cả những gì chúng ta cần hiểu.

Kể từ khi đại dịch xảy ra, mọi người cho biết họ đang muốn đóng góp vào những nỗ lực chung nhằm xây dựng Sustainability, chẳng hạn như việc tái chế.

Khi nói đến việc mua sắm nhưng phải gắn liền với ý thức về môi trường, mọi người không muốn đánh đổi chất lượng, sự tiện lợi hoặc khả năng chi trả cho sự bền vững.

Advertisement

Khách hàng đang mong đợi được cung cấp nhiều lựa chọn thân thiện với môi trường hơn, nhưng không phải bằng cách “đánh đổi” với các lợi ích sản phẩm khác.

Để làm được điều này, các thương hiệu nên suy nghĩ về việc đưa Sustainability vào các đề xuất giá trị riêng biệt hiện có (USP), thay vì xem nó như là một tuỳ chọn bổ sung.

Tương tự như vậy, các thông điệp nên coi Sustainability là mặc định thay vì là một sự lựa chọn riêng biệt. Ví dụ, thay vì tạo ra một dòng sản phẩm mới, hãy tích hợp Sustainability vào một sản phẩm ngôi sao (star product trong ma trận BCG) nào đó.

Tuyên dương sự tiến bộ, thay vì sự hoàn hảo.

Người tiêu dùng nói rằng họ được thúc đẩy bởi những trải nghiệm về Sustainability, những thứ cho họ thấy được là họ đang giúp đỡ môi trường một cách hữu hình như thế nào.

Advertisement

Nếu thương hiệu có thể cho mọi người thấy được những tác động mà họ có thể tạo ra khi chọn sử dụng sản phẩm của thương hiệu, họ sẽ cảm thấy gắn kết hơn với các sản phẩm đó và tất nhiên họ có thể mua và trung thành nhiều hơn.

Người tiêu dùng không mong đợi các thương hiệu sẽ trở nên hoàn hảo trong một thời gian ngắn, nhưng họ muốn tìm hiểu về những gì thương hiệu đang làm để cải thiện Sustainability trong tương lai.

Bằng cách đó, họ có thể thấy rõ hơn về việc khi họ lựa chọn một thương hiệu thì điều đó có thể tạo ra được những giá trị và ý nghĩa gì.

Để giúp người tiêu dùng hiểu tại sao các quyết định mua hàng của họ lại quan trọng, các thương hiệu có thể truyền đạt các mục tiêu và tác động của các hành động của họ trong ngắn hạn thay vì chỉ là các mục tiêu dài hạn.

Advertisement

Bằng cách tạo ra những trải nghiệm mang lại cảm giác tích cực, thuận tiện và bổ ích, các thương hiệu có thể trao quyền cho mọi người để tiếp tục tạo ra những hành động mang Sustainability và xây dựng sự thay đổi trong dài hạn.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Sustainability (Bền vững)?

  • Sustainability là ngành gì?

Về bản chất, Sustainability không phải là một ngành hay khái niệm dùng để chỉ một ngành nghề cụ thể. Nó dùng để mô tả về một ngành bất kỳ nào đó có tính bền vững, tức liên quan trực tiếp đến sinh học, môi trường, tự nhiên và hơn thế nữa.

  • Environmental sustainability là gì?

Environmental sustainability có nghĩa là bền vững về môi trường, khái niệm đề cập đến việc thực hiện các hành động nhằm duy trì và bảo vệ môi trường, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, duy trì sự ổn định của giống loài (động vật và thực vật).

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các giải đáp của MarketingTrips cho câu hỏi “sustainability là gì“? Nếu bạn là chủ của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động sản xuất hàng hoá hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề môi trường, Sustainability là một trong những động lực chính để thúc đẩy khả năng tồn tại và phát triển kinh doanh bền vững trong tương lai.

Advertisement

Bằng cách hiểu rõ khái niệm Sustainability, các chiến lược phát triển bền vững hay những tác động của Sustainability đến tâm lý và hành vi mua hàng của người tiêu dùng, thương hiệu có thể có nhiều cơ hội hơn để đáp ứng kỳ vọng của họ trong thế giới mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement