Skip to main content

Thị trường là gì? Hiểu về Thị trường trong Marketing và Kinh doanh

30 Tháng Mười Một, 2022

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết tất cả các nội dung quan trọng cần biết về thuật ngữ thị trường (market) như: thị trường là gì? Khái niệm thị trường trong Marketing và kinh doanh (Kinh tế)? Các loại Thị trường? Khái niệm Thị trường nên được hiểu và phân loại như thế nào trong bối cảnh kinh tế học? Vai trò, đặc điểm và chức năng của Thị trường là gì? và nhiều kiến thức khác.

Thị trường là gì
Thị trường là gì? Tất cả những gì cần biết về Thị trường trong Marketing

Thị trường là gì? Thị trường hiểu một cách tổng thể là khái niệm đề cập đến một nơi hay địa điểm diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua. Thị trường có thể là trực tuyến (online) hoặc ngoại tuyến (offline), và hoạt động mua bán hay trao đổi có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Không chỉ đối với những người làm marketing, với hầu hết những ai làm kinh doanh, thị trường có thể được xem là mục tiêu hàng đầu mà họ hướng tới và tập trung vào.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Thị trường là gì?
  • Thị trường là gì trong Marketing (và kinh doanh)?
  • Nguồn gốc xuất hiện của thuật ngữ thị trường.
  • Nền kinh tế thị trường là gì?
  • Một số điểm chính cần hiểu về khái niệm thị trường.
  • Thấu hiểu khái niệm thị trường.
  • Thị trường được phân loại như thế nào hay các loại thị trường chính hiện có là gì?
  • Nghiên cứu thị trường là gì?
  • Thị trường (Market) và Marketing.
  • Thị trường hoạt động như thế nào?
  • Thị trường đen là gì?
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp với khái niệm thị trường.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Advertisement

Thị trường là gì?

Thị trường trong tiếng Anh có nghĩa là Market.

Trong bối cảnh kinh tế học và kinh doanh, Thị trường hiểu một cách tổng thể là khái niệm đề cập đến một nơi hay địa điểm diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua.

Thị trường có thể là thị trường trực tuyến (online) hoặc thị trường ngoại tuyến (offline), và hoạt động mua bán hay trao đổi có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.

Các đối tượng tham gia vào thị trường bao gồm bên bán, là bên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ, bên mua, là bên cần hay mua các sản phẩm và dịch vụ mà bên bán cung cấp.

Advertisement

Trong một số thị trường khác (ví dụ như thị trường quảng cáo trực tuyến), thị trường còn có thể bao gồm cả những đối tượng trung gian, là những cá nhân hay tổ chức không trực tiếp mua hay bán hàng hoá (hay dịch vụ) mà là tiêu thụ những sản phẩm giữa bên mua và bên bán, trong ví dụ này là những nội dung hay mẫu quảng cáo.

Nghiên cứu thị trường là gì và tại sao phải nghiên cứu chị trường?

Nghiên cứu thị trường (hoặc nghiên cứu marketing) là tập hợp bất kỳ những kỹ thuật nào được sử dụng để thu thập thông tin và hiểu rõ hơn về thị trường mục tiêu của công ty.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng thông tin này để thiết kế ra những sản phẩm, cải thiện trải nghiệm người dùng, xây dựng chiến lược marketing nhằm thu hút khách hàng tiềm năng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.

Để giúp tối ưu các nỗ lực nghiên cứu thị trường hay nghiên cứu marketing của bạn trở nên dễ dàng hơn, hãy tham khảo các loại nghiên cứu thị trường bên dưới để đảm bảo bạn có tất cả dữ liệu và thông tin cần thiết để thúc đẩy các chiến lược marketing của mình.

Advertisement

Thị trường là gì trong Marketing?

Thị trường là gì trong Marketing?
Thị trường là gì trong Marketing?

Theo quan điểm của marketing và kinh doanh, khái niệm về thị trường về cơ bản là giống với cách tiếp cận của khái niệm marketing, là thuật ngữ rất rộng và tuỳ thuộc vào từng bối cảnh hay cách phân loại khác nhau, thị trường được sử dụng và hiểu theo những cách khác nhau.

Ví dụ, thị trường có thể được sử dụng trong các trường hợp như: thị trường bán lẻ, thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng, thị trường trong nước, thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh, thị trường quốc tế…v.v

Tuy nhiên, dù cho thuật ngữ thị trường được sử dụng như thế nào thì về bản chất ở đó vẫn có ít nhất là sự xuất hiện hay tham gia giữa bên mua (Buyer) và bên bán (Seller), và quá trình mua bán hay trao đổi được diễn ra trên cơ sở chính là giá cả.

Nguồn gốc xuất hiện của thuật ngữ thị trường.

Theo từ điển Wikipedia, thuật ngữ thị trường gắn liền với khái niệm hay mô hình Chợ, và trong tiếng Anh thì cả Chợ hay Thị trường đều có tên gọi chung là Market.

Advertisement

Chợ là nơi mà mọi người bao gồm cả người mua và người bán tụ tập lại với nhau để mua bán và trao đổi vô số các kiểu sản phẩm khác nhau.

Tuỳ thuộc vào các yếu tố như dân số, văn hoá, điều kiện địa lý hay tập quán của người dân địa phương mà Chợ hay Thị trường xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Thuật ngữ Chợ bao gồm nhiều loại hình buôn bán khác nhau như khu chợ, khu ăn uống, khu mua sắm và thương mại sầm uất và hơn thế nữa.

Khái niệm chợ hay hoạt động mua bán – trao đổi tồn tại khi mọi người bắt đầu tham gia vào hoạt động thương mại dựa trên yếu tố chính là giá cả.

Advertisement

Ngày nay, khái niệm Chợ mà chính xác là Thị trường (bao gồm cả Chợ) được sử dụng tương đối phổ biến, mọi người có thể truy cập hay tham gia vào thị trường trên môi trường trực tuyến (internet), tham gia trực tiếp (offline) hoặc kết hợp tuỳ thuộc vào từng nhu cầu và đặc thù của từng kiểu thị trường.

Trong khi Chợ truyền thống đại diện cho hình thức mua bán trực tiếp, các sàn thương mại điện tử như Shopee hay Lazada đại diện cho khái niệm thị trường thương mại điện tử hay thị trường trực tuyến, nơi mọi người có thể mua bán (hoặc trao đổi) hàng hoá và dịch vụ mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với nhau.

Chức năng của thị trường là gì?

Thị trường là đấu trường trong đó người mua và người bán có thể gặp gỡ và tương tác với nhau. Một thị trường trong trạng thái cạnh tranh hoàn hảo (perfect competition) là thị trường được đặc trưng bởi một số lượng lớn người mua và người bán tích cực.

Chức năng chính của thị trường là nơi thiết lập giá cả cho các hàng hóa và các dịch vụ. Giá cả được xác định bởi quy luật cung và cầu. Nguồn cung được tạo ra bởi người bán (Seller), trong khi nhu cầu được tạo ra bởi người mua (Buyer).

Advertisement

Thị trường thường cố gắng tìm kiếm sự cân bằng về giá khi cung và cầu tự cân bằng.

Vai trò của thị trường.

Thị trường là nơi mà người mua và người bán có thể gặp nhau để bán và mua hàng hóa cũng như các dịch vụ.

Về mặt tổng thể, vai trò của thị trường được thể hiện dưới 2 hình thức:

  • Thị trường cung cấp địa điểm cho các doanh nghiệp bán các hàng hóa của họ và có được doanh thu.
  • Thị trường cung cấp nơi để người tiêu dùng mua hàng hóa và dịch vụ mà họ cần.

Hầu hết các thị trường đều tự điều chỉnh, dựa trên các nguyên tắc cung và cầu (principles of supply and demand) để xác định giá cả.

Advertisement

Nền kinh tế thị trường là gì?

Khi nói đến khái niệm thị trường, nền kinh tế thị trường là một trong những thuật ngữ mà hầu hết những ai tham gia vào hoạt động kinh doanh đều phải hiểu.

Khác với các nền kinh tế chẳng hạn như nền kinh tế bao cấp, nơi chính phủ hay các cơ quan quản lý kinh tế tham gia trực tiếp (sâu) vào việc điều tiết giá cả và các hoạt động mua bán, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế trong đó quá trình mua bán được diễn ra theo quy luật cung – cầu (quy luật tự nhiên) khi xác định giá cả của các sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường.

Nền kinh tế thị trường không phải là nền kinh tế tự do vì trong nền kinh tế thị trường, giá bán vẫn bị quản lý và kiểm soát nhằm mục tiêu chống bán phá giá hay cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Một số điểm chính cần hiểu về khái niệm thị trường.

  • Thị trường là nơi người mua và người bán có thể gặp nhau để trao đổi, mua bán hoặc giao dịch hàng hóa và dịch vụ.
  • Thị trường có thể xuất hiện dưới dạng vật lý chẳng hạn như các cửa hàng bán lẻ (chợ, siêu thị) hoặc ảo (trực tuyến) chẳng hạn như các cửa hàng hay sàn thương mại điện tử (eCommerce).
  • Khái niệm thị trường rất rộng và thường được sử dụng trong rất nhiều bối cảnh khác nhau như: thị trường tài chính, thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), thị trường mục tiêu, thị trường phi tài chính…
  • Với mỗi thị trường, giá cả của các hàng hóa và dịch vụ được xác định bởi quy luật cung và cầu.
  • Dù cho bạn đang kinh doanh trên thị trường là gì, người mua, người bán và hàng hoá là những thành phần không thể thiếu.

Thấu hiểu khái niệm thị trường.

Thị trường là bất kỳ nơi nào mà hai hoặc nhiều bên có thể gặp nhau để tham gia vào một giao dịch kinh tế.

Advertisement

Một giao dịch trên thị trường có thể liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, thông tin, tiền tệ hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của những thứ này được chuyển từ bên này (ví dụ như bên mua) sang bên khác (ví dụ như bên bán).

Tóm lại, thị trường là nơi có người mua và người bán tương tác với nhau.

Trong phần lớn các trường hợp, thị trường là những thị trường cạnh tranh hoàn hảo (khác với thị trường độc quyền) hoặc cạnh tranh một phần, tức sẽ có nhiều bên bán lẫn bên mua cùng tham gia vào một thị trường, và cũng chính bởi yếu tố này mà khái niệm thị trường gắn liền với nền kinh tế thị trường khi giá cả của các sản phẩm và dịch vụ được đặt ra theo quy luật cung cầu, giá cao hay thấp sẽ do thị trường quyết định.

Ngoài định nghĩa rộng này, thuật ngữ thị trường cũng có nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào từng ngữ cảnh khác nhau, chẳng hạn như thị trường chứng khoán, là nơi giao dịch chứng khoán, thị trường tiền tệ, là nơi giao dịch tiền tệ hay thị trường bất động sản, là nơi mua bán và giao dịch bất động sản (đất, nhà…).

Advertisement

Khái niệm thị trường cũng có thể gắn liền với từng địa điểm hay khu vực cụ thể, ví dụ nếu doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam thì thị trường Việt Nam cũng là một kiểu thị trường, nơi doanh nghiệp tiếp cận và bán sản phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam.

Liên quan đến thuật ngữ thị trường, có những yếu tố giúp định hình thị trường được xác định bởi một hệ thống kinh tế được gọi là nền kinh tế thị trường (Market Economy).

Trong hệ thống kinh tế này, các yếu tố như đầu tư, sản xuất, phân phối hay định giá hàng hóa và dịch vụ được tuân theo quy luật cung cầu.

Nền kinh tế thị trường không phải là một phần của nền kinh tế có kế hoạch (Planned Economy) hoặc nền kinh tế chỉ huy (Command Economy) nơi chính phủ đóng vai trò quyết định cho tất cả các yếu tố nói trên. Mỹ, Canada, Vương quốc Anh hay Nhật Bản là những ví dụ điển hình cho nền kinh tế thị trường.

Advertisement

Thị trường được phân loại như thế nào hay các loại thị trường chính hiện có là gì?

Thị trường được phân loại như thế nào hay các loại thị trường chính hiện có là gì?
Thị trường được phân loại như thế nào hay các loại thị trường chính hiện có là gì?

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, cách tiếp cận khái niệm thị trường cũng giống như cách tiếp cận khái niệm marketing.

Nếu tuỳ thuộc vào từng chiến lược, mục tiêu hay cách làm khác nhau, marketing có thể được phân loại thành những tên gọi khác nhau như marketing online, marketing truyền thống, Authentic Marketing, Digital Marketing hay Brand Marketing, khái niệm thị trường hiện cũng được tiếp cận theo cách này.

Dưới đây là các loại thị trường phổ biến nhất (kèm các ví dụ cụ thể).

Phân loại thị trường theo sản phẩm hay ngành hàng.

Có thể nói đây là cách phân loại phổ biến nhất hiện đang được sử dụng. Theo cách phân loại này, thị trường được đặt tên theo sản phẩm hay ngành nghề kinh doanh như:

Advertisement

Thị trường bán lẻ (Retail Market):

Nơi doanh nghiệp bán lẻ trực tiếp các sản phẩm đến người tiêu dùng cuối.

Thị trường bất động sản:

Nơi doanh nghiệp bán các sản phẩm là bất động sản, đó có thể đất, chung cư, biệt thự…

Thị trường ô tô:

Nơi doanh nghiệp mua bán các sản phẩm là ô tô.

Thị trường quảng cáo trực tuyến:

Nơi các nhà quảng cáo mua bán quảng váo với các đơn vị cung cấp nền tảng quảng cáo.

Advertisement
  • Và vô số các thị trường khác gắn liền với các sản phẩm cụ thể.

Phân loại thị trường theo cách thức trao đổi sản phẩm.

Theo cách phân loại này, thị trường được đặt tên theo cách các sản phẩm hay dịch vụ được phân phối hay bán tới người tiêu dùng như:

Thị trường thương mại điện tử (thị trường trực tuyến):

Nơi bên mua và bên bán trao đổi hay mua bán sản phẩm mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với nhau thông qua môi trường internet.

Thị trường truyền thống (Thị trường ngoại tuyến):

Nơi người mua và người bán phải gặp trực tiếp nhau để mua bán hàng hoá. Ví dụ, khi bạn ra siêu thị để mua hàng.

Phân loại thị trường theo khu vực địa lý.

Theo cách phân loại này, thị trường được đặt tên theo nơi hay địa điểm mà các sản phẩm được mua bán như:

Advertisement
  • Thị trường Việt Nam.

  • Thị trường Mỹ.

  • Thị trường nội địa.

  • Thị trường quốc tế.

Phân loại thị trường theo mục tiêu (bối cảnh).

Theo cách phân loại này, thị trường được đặt tên theo từng mục tiêu hay đơn giản là cách mà doanh nghiệp tiếp cận hoạt động kinh doanh như:

Thị trường tiềm năng:

Thị trường mà doanh nghiệp nhận thấy các cơ hội kinh doanh tiềm năng, nơi họ có thể bán các sản phẩm mà họ cung cấp cho khách hàng.

Thị trường mục tiêu:

Chính là thị trường mà doanh nghiệp muốn tiếp cận và bán hàng. Thị trường mục tiêu thường được xác định sau quá trình phân khúc thị trường.

Thị trường mới (thị trường chưa được phục vụ):

Là nơi bao gồm những khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp có thể bán được hàng nhưng chưa từng tiếp cận trước đây.

Advertisement

Và nhiều tên gọi khác tuỳ thuộc vào cách doanh nghiệp lựa chọn.

Phân loại thị trường theo yếu tố cạnh tranh.

Theo cách phân loại này, thị trường được đặt tên theo cách các doanh nghiệp hiện có trên cùng một thị trường cạnh tranh với nhau như:

Thị trường độc quyền hoàn toàn:

Nơi không có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Thị trường điện, nước ở Việt Nam là một ví dụ.

Thị trường độc quyền một phần: 

Nơi cũng có sự cạnh tranh nhưng vì rào cản gia nhập ngành tương đối cao (cùng với đó là nhiều điều kiện đi kèm) nên chỉ có một số doanh nghiệp có khả năng hay đủ điều kiện cung cấp các sản phẩm.

Advertisement

Thị trường cạnh tranh tự do (nền kinh tế thị trường):

Nơi sự cạnh tranh được diễn ra một cách tự nhiên theo quy luật cung cầu.

Thị trường tự do (thị trường chợ đen):

Cũng là thị trường có nhiều sự cạnh tranh và giá cả cũng tuân theo quy luật cung cầu, thị trường tự do hoạt động ngoài sự giám sát của các cơ quan chức năng hay luật pháp (khác với thị trường cạnh tranh tự do).

Các hình thức nghiên cứu thị trường phổ biến nhất hiện nay.

Các hình thức nghiên cứu thị trường phổ biến nhất hiện nay.
Các hình thức nghiên cứu thị trường phổ biến nhất hiện nay.

Nghiên cứu thị trường (hoặc nghiên cứu Marketing) là tập hợp bất kỳ những kỹ thuật nào được sử dụng để thu thập thông tin và hiểu rõ hơn về thị trường mục tiêu hay khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng thông tin này để thiết kế ra những sản phẩm, cải thiện trải nghiệm người dùng, xây dựng chiến lược marketing nhằm thu hút khách hàng tiềm năng, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và gia tăng doanh số bán hàng.

Advertisement

Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu hay chiến lược khác nhau, doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức nghiên cứu thị trường khác nhau như: nghiên cứu thị trường sơ cấp, nghiên cứu thị trường thứ cấp, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu thị trường sơ cấp.

Nghiên cứu thị trường sơ cấp là phương pháp đề cập đến những dữ liệu hoặc thông tin của bên thứ nhất (first party data).

Dữ liệu hoặc thông tin của bên thứ nhất là tất cả những dữ liệu và thông tin bạn đã tự thu thập được – bạn không trích dẫn từ bất kỳ nguồn nào khác.

Nghiên cứu thị trường thứ cấp.

Nghiên cứu thị trường thứ cấp đề cập đến các dữ liệu hoặc thông tin của bên thứ hai (second-party data) hoặc bên thứ ba (third party data).

Advertisement

Dữ liệu của bên thứ hai và thứ ba được thu thập từ những gì vốn đã tồn tại trên thị trường.

Nghiên cứu này không phải do bạn thực hiện mà do các doanh nghiệp hoặc tổ chức khác đã từng thực hiện trước đó.

Nghiên cứu thị trường định tính.

Nghiên cứu thị trường theo phương pháp định tính đề cập đến việc thu thập dữ liệu không thể đo lường được.

Nghiên cứu định tính có thể là nghiên cứu sơ cấp hoặc thứ cấp. Bạn có thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu sơ cấp như phỏng vấn, thăm dò ý kiến ​​và khảo sát để tìm hiểu cảm nhận của khách hàng về các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Advertisement

Nghiên cứu thị trường định lượng.

Nghiên cứu thị trường định lượng là gì?
Nghiên cứu thị trường định lượng là gì?

Nghiên cứu thị trường theo hướng định lượng đề cập đến việc thu thập dữ liệu hay thông tin bằng các con số để phân tích thống kê. Cũng giống như nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng có thể là sơ cấp hoặc thứ cấp.

Loại nghiên cứu này tập trung vào các số liệu (tương đối chính xác) để tối ưu chiến lược marketing. Các số liệu thống kê không phải là theo cảm nhận hay tự phỏng đoán, chúng phải là các bằng chứng thực nghiệm hay các con số thực tế.

Thị trường đen là gì?

Thị trường đen hay thị trường “chợ đen” là thị trường bất hợp pháp nơi các giao dịch mua bán được diễn ra mà không có sự giám sát hay quản lý của các cơ quan chức năng.

Các giao dịch trong thị trường chợ đen có xu hướng không có giấy tờ (không có thuế hay kê khai mua bán hợp pháp) và chỉ dùng tiền mặt, do đó rất khó để theo dõi.

Advertisement

FAQs – Những câu hỏi thường gặp với khái niệm thị trường.

  • Quy mô thị trường là gì?

Là độ lớn của một thị trường nhất định, nó chính là tổng số doanh số tiềm năng tính bằng tiền của toàn bộ thị trường.

Ví dụ, quy mô thị trường của ngành F&B sẽ đạt giá trị khoảng hơn 6.000 tỷ USD vào năm 2022 và chạm ngưỡng 9.000 tỷ USD năm 2026.

  • Vốn hoá thị trường là gì?

Vốn hoá thị trường (Market Capitalization – Market Cap) là khái niệm mô tả tổng giá trị tính bằng tiền của một doanh nghiệp đã niêm yết (trên các sàn chứng khoán). Vốn hoá thị trường được tính bằng cách lấy tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành nhân với giá trị của mỗi cổ phiếu.

  • Phân tích thị trường là gì?

Là quá trình một doanh nghiệp rà soát, đánh giá, tìm hiểu về một thị trường nào đó. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các ma trận như SWOT hay BCG để phân tích.

Advertisement
  • Thông tin thị trường là gì?

Là tất cả những hiểu biết của một doanh nghiệp về một thị trường nhất định. Thông tin thị trường có thể là thông tin về quy mô thị trường, thông tin về khách hàng, thông tin về tình hình cạnh tranh và hơn thế nữa.

  • Trạng thái thị trường là gì?

Trạng thái thị trường là khái niệm đề cập đến bối cảnh hay tình hình hoạt động của một thị trường cụ thể nào đó, trạng thái của thị trường có thể là tích cực hay tiêu cực, tiềm năng hay không tiềm năng, rủi ro hay không rủi ro và nhiều yếu tố khác.

  • Sức mạnh thị trường là gì?

Sức mạnh thị trường là khả năng một doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận giá thị trường của hàng hóa hoặc dịch vụ so với chi phí cận biên. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, những người tham gia thị trường không có sức mạnh thị trường.

  • Thị trường kỹ thuật số là gì?

Thị trường kỹ thuật số hay thị trường số khái niệm đề cập đến các thị trường diễn ra trên môi trường kỹ thuật số. Các sàn thương mại điện tử là một ví dụ điển hình về khái niệm thị trường số.

Advertisement
  • Thị trường vật lý là gì?

Ngược lại với thị trường số chính là thị trường vật lý, nơi các giao dịch mua bán hay kinh doanh được diễn ra trực tiếp. Chợ truyền thống hay Siêu thị là các ví dụ điển hình minh hoạ cho thị trường vật lý.

  • Thị trường xám là gì? 

Khái niệm thị trường xám (Grey Market, Gray Market) hay còn được gọi là Chợ xám, là thuật ngữ kinh tế chỉ các hoạt động trao đổi hàng hóa một cách hợp pháp nhưng không chính thức, không được ủy quyền và ngoài mong muốn của nhà sản xuất ra các hàng hóa đó hoặc ngoài ý muốn của cơ quan nhà nước điều tiết thị trường.

Kết luận.

Thông qua các phân tích tương đối sâu của MarketingTrips trên đây, hy vọng bạn đã có được những thông tin đầy đủ nhất về khái niệm thị trường (Market), hiểu thị trường là gì, khái niệm thị trường trong marketing, thị trường được phân loại như thế nào, chức năng và vai trò của thị trường, nguồn gốc xuất hiện của thuật ngữ thị trường và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Advertisement

Hà Anh  | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement